Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

MÔ TẢ HỌC PHẦN

Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của
Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị
trường

Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường

Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường

Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan
hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam

Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam

v1.0021109215 1
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


Khoa LLCT&PL – Trường ĐH KT-KTCN

v1.0021109215 2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Như chúng ta đã biết, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người
phải lao đông, sản xuất, để có cái ăn, mặc, ở và phương tiện đi lại. Lý luận
hình thái kinh tế xã hội của CN Mác – Lênin đã chỉ ra: Lịch sử xã hội loài
người tuần tự sẽ trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Mỗi
một hình thái kinh tế xã hội sẽ có một phương thức sản xuất đặc trưng, đó
chính là quá trình con người lao động sáng tạo, tìm tòi, đúc rút kinh nghiệm
để tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các
phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội
loài người.
v1.0021109215 3
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI (tiếp theo)

Câu hỏi
1. Đối tượng nghiên cứu của KTCT là gì?
2. KTCT Mác –Lênin có vai trò, chức năng gì?

v1.0021109215 4
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Mục tiêu của chương cung cấp những tri thức cơ bản về sự ra đời và
phát triển của môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, về đối tượng nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và chức năng của khoa học kinh tế chính
trị Mác - Lênin trong nhận thức cũng như trong thực tiễn.
• Trên cơ sở lĩnh hội một cách hệ thống những tri thức như vậy, sinh viên
hiểu được sự hình thành phát triển nội dung khoa học của môn học Kinh
tế chính trị Mác - Lênin, biết được đối tượng nghiên cứu của môn học,
phương pháp nghiên cứu, chức năng nghiên cứu và ý nghĩa của môn
học đối với bản thân khi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
v1.0021109215 5
CẤU TRÚC NỘI DUNG

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của kinh tế chính trị
Mác - Lênin

1.2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác -
Lênin

1.3 Chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lênin

v1.0021109215 6
1.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ
CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

Hoàn cảnh lịch sử ra đời kinh tế chính trị


1.1.1
Mác - Lênin

Vai trò của C. Mác và F. Ăngghen và sự


1.1.2
kế thừa của V.I. Lênin

v1.0021109215 7
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

• Điều kiện về kinh tế - xã hội: Cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước tư

bản những năm 40 thế kỉ XIX; Sự phát triển của phương thức sản xuất tư

bản chủ nghĩa - Mâu thuẫn xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.

• Điều kiện về KHTN: Thuyết tiến hóa - Đacuyn; Học thuyết bảo toàn và

chuyển hóa năng lượng - Maye; Học thuyết tế bào... Là cơ sở cho sự ra đời

Kinh tế chính trị sau này.

• Tiền đề về lý luận chính trị: Theo dòng chảy tư tưởng kinh tế của loài

người từ thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII.


v1.0021109215 8
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
(tiếp theo)

Giai đoạn
Giai đoạn
thứ nhất từ
thứ hai từ
thời cổ đại
sau thế kỷ
đến cuối thế
18 đến nay
kỷ 18

v1.0021109215
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
(tiếp theo)

Nhóm 1: CN trọng thương: - Tgian xuất hiện? Ở đâu?


- Đại biểu? Tư tưởng cơ bản?
- Thành tựu, hạn chế?
Nhóm 2: CN trọng nông: - Tgian xuất hiện? Ở đâu?
- Đại biểu? Tư tưởng cơ bản?
- Thành tựu, hạn chế?
Nhóm 3. KTCT tư sản cổ điển: - Tgian xuất hiện? Ở đâu?
- Đại biểu? Tư tưởng cơ bản? Thời gian: 10 phút
- Thành tựu, hạn chế?
v1.0021109215
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp theo)

Chủ nghĩa Trọng thương


• Hoàn cảnh ra đời: Xuất hiện từ thế kỷ XV, tồn tại đến thế kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII
• Tư tưởng cơ bản: Coi tiền là nội dung căn bản của mọi của cải, là tài sản thực sự của
mọi quốc gia, là biểu hiện của sự giàu có của quốc gia đó.
• Các đại biểu tiêu biểu: A.MôngCrêchiên (1575-1629), CônBe (1619-1683), TômátMun
(1571-1641),
UyliamStaphot (1554-1612)...
• Thành tựu và hạn chế
Thành tựu: Lần đầu tiên trong lịch sử nhận thức các nhà tư tưởng giải thích được các hiện
tượng kinh tế bằng các lý luận khoa học.
Hạn chế: Chưa tìm ra các quy luật phản ánh bản chất các hiện tượng kinh tế. Tầm nhìn
của họ còn phiến diện, chỉ dừng lại ở lĩnh vực lưu thông.
v1.0021109215 11
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)

Chủ nghĩa Trọng nông


• Hoàn cảnh ra đời: Xuất hiện trong thời kỳ chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản
chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XVIII.
• Tư tưởng cơ bản: Coi sự hưng thịnh của quốc gia là khi dân chúng có của cải dồi dào, có đủ
lương thực thực phẩm. Vì vậy họ quan niệm chỉ có nông nghiệp mới tạo ra sản phẩm ròng (sản
phẩm thuần túy)
• Các đại biểu tiêu biểu: Chủ yếu là các nhà kinh tế học người Pháp P.Kênê (1694 -1774) (ông
là Bộ trưởng nông nghiệp Pháp); Tuyếc gô (1727-1781).
• Thành tựu và hạn chế
Thành tựu: Chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang sản xuất, tìm nguồn gốc
giàu có là từ sản xuất vật chất.
Hạn chế: Chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất. Chưa thấy vai trò lưu thông trong
một thể thống nhất với sản xuất.
v1.0021109215 12
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)

Kinh tế Chính trị Tư sản cổ điển


• Hoàn cảnh ra đời: Vào cuối thế kỷ XVIII ở Châu Âu, trong thời kỳ phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa đang hình thành
• Tư tưởng cơ bản: Lao động sản xuất là nguồn gốc của giá trị hàng hóa. Lợi nhuận, lợi tức, địa tô
là những khoản khấu trừ vào sản phẩm của lao động hay vào giá trị của những sản phẩm đó
• Các đại biểu tiêu biểu: W.Petty (1623 -1687) ông nói “Lao động là cha còn đất đai là mẹ của mọi
của cải”
A. Smith (1723 -1790); Đ.Ricacđô (1772 -1823)
• Thành tựu: Họ nghiên cứu quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, từ đó tìm ra quy luật vận động
của nền kinh tế tư bản
• Hạn chế: Bởi lập trường giai cấp nên các vấn đề lý luận kinh tế không được lý giải một cách triệt
để khoa học, đồng nhất sản xuất tư bản với sản xuất nói chung, coi chủ nghĩa tư bản là vĩnh
cửu. 13
v1.0021109215
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được sử dụng lần đầu tiên vào năm
nào?
A. 1618
B. 1612
C. 1610
D. 1615

v1.0021109215 14
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (tiếp)

Đáp án đúng là A. 1615


Vì: Nhà kinh tế học (Pháp) A. MôngCrêchiên viết trong “Chuyên bàn về
kinh tế chính trị” đã sử dụng thuật ngữ này đầu tiên.
Tham khảo: Chương 1, mục 1.1. Tài liệu học tập môn Kinh tế chính trị Mác
- Lênin, Khoa LLCT, Trường ĐH KTKT CN, 2021.

v1.0021109215 15
1.1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)
• Vậy thuật ngữ Kinh tế chính trị xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1615 nhà
kinh tế học (Pháp) A.MôngCrêchiên viết trong “Chuyên bàn về kinh tế
chính trị”
• Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản xuất và trao
đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới nhãn quan của
chính trị gia
• Kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu những cơ sở kinh tế
chung của đời sống xã hội tức là các quan hệ kinh tế trong những giai
đoạn nhất định của xã hội loài người

v1.0021109215 16
1.1.2. VAI TRÒ CỦA C. MÁC VÀ F. ĂNGGHEN VÀ SỰ KẾ THỪA CỦA V. I.
LÊNIN
• Hoàn cảnh xuất hiện: Học thuyết kinh tế Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX
• Nội dung tư tưởng:
• Học thuyết kinh tế chính trị của Mác có sự kế thừa và phê phán, đấu tranh với các
quan điểm sai lầm của các trường phái kinh tế trước đó.
• C.Mác xây dựng thành công học thuyết giá trị thặng dư – hòn đá tảng trong học
thuyết kinh tế của C.Mác.
• Các ông đã khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với đời sống
xã hội, coi đó là điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội, chỉ ra mối quan hệ biện
chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; đề cập mối quan hệ giữa tồn
tại xã hội và ý thức xã hội; thừa nhận sự phát triển của xã hội là mang tính khách
quan.
• C.Mác cũng dự báo sự ra đời tất yếu của phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn -
đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
v1.0021109215 17
1.1.2. VAI TRÒ CỦA C. MÁC VÀ F. ĂNGGHEN SỰ KẾ THỪA CỦA V. I. LÊNIN (tiếp)

V. I. Lênin kế thừa, bổ sung, phát triển


• Hoàn cảnh: V.I.Lênin bảo vệ và phát triển học thuyết kinh tế của Mác – Ăngghen
vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong điều kiện hoàn cảnh mới – thời kỳ xuất
hiện của chủ nghĩa độc quyền (kinh tế chính trị là môn khoa học xã hội nghiên cứu
những cơ sở kinh tế chung của đời sống xã hội tức là các quan hệ kinh tế trong
những giai đoạn nhất định của xã hội loài người).
• Nội dung tư tưởng: Lênin phát triển học thuyết kinh tế của C.Mác, xây dựng lý
luận về chủ nghĩa đế quốc; vận dụng và phát triển lý luận của C.Mác về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
• Đến nay, cống hiến vĩ đại của Mác - Ăng-ghen - Lê nin với sự ra đời, phát triển của
Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn giữ nguyên giá trị, không chỉ trong việc phân tích các
vấn đề cốt tử của chủ nghĩa tư bản mà còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng việc dự
báo về các cuộc khủng hoảng tất yếu của chủ nghĩa tư bản.
v1.0021109215 18
1.2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÁC - LÊNIN

Đối tượng của nghiên cứu của kinh tế


1.2.1.
chính trị Mác - Lênin

Phương pháp nghiên cứu của kinh tế


1.2.2.
chính trị Mác - Lênin

v1.0021109215 19
1.2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

• Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin là nghiên cứu
quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng.
• Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra bản chất của các hiện tượng và
quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai
đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người
• Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Là học thuyết về kinh tế chính trị do
Marx, Engels và sau này là Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có đối
tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những
quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.

v1.0021109215 20
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

v1.0021109215 21
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)

Phương pháp duy vật biện chứng


• Đây là phương pháp yêu cầu việc nghiên cứu các khía cạnh thuộc đối
tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị phải đặt trong mối liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau và phát triển không ngừng.
• Đây là phương pháp luận đặc biệt quan trọng được áp dụng trong
nghiên cứu kinh tế chính trị để giúp cho các kết quả nghiên cứu khoa
học ra tránh rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật
kinh tế.

v1.0021109215 22
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học


• Đối với kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc thực nghiệm là không thể. Vì
vậy, phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin
là phương pháp trừu tượng hóa khoa học
• Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi sự gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu
nhiên xảy ra trong các hiện tượng quá trình nghiên cứu để từ đó tách ra
được những hiện tượng bền vững, mang tính điển hình, ổn định của đối
tượng nghiên cứu. Từ đó nắm bản chất, xây dựng được các phạm trù và
khám phá được tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối
tượng nghiên cứu.

v1.0021109215 23
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN (tiếp)

Phương pháp logic kết hợp lịch sử


• Phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử cho phép khám phá bản chất,
các xu hướng và quy luật kinh tế gắn với tiến trình hình thành, phát triển
của chúng
• Cho phép rút ra những kết quả nghiên cứu mang tính logic từ trong tiến
trình lịch sử của các quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất và trao đổi.
v1.0021109215 24
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (tiếp)

Câu 3: Để nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin có thể sử dụng nhiều
phương pháp, phương pháp nào quan trọng nhất?
A. Trừu tượng hóa khoa học
B. Phân tích và tổng hợp
C. Mô hình hoá
D. Điều tra thống kê

v1.0021109215 25
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (tiếp)

Đáp án đúng là A. Trừu tượng hóa khoa học


Vì: Đối với kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc thực nghiệm là không thể. Vì
vậy, phương pháp nghiên cứu đặc thù của kinh tế chính trị Mác - Lênin là
phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Tham khảo: Chương 1, mục 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế
chính trị Mác – Lênin, Tài liệu học tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin,
Khoa LLCT, Trường ĐH KTKT CN, 2021.

v1.0021109215 26
1.3. CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

1.3.1 Chức năng nhận thức

1.3.2 Chức năng thực tiễn

1.3.3 Chức năng tư tưởng

1.3.4 Chức năng phương pháp luận

v1.0021109215 27
1.3.1. CHỨC NĂNG NHẬN THỨC

• Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức khoa học về
sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và
trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ giữa
người với người trong sản xuất và trao đổi với lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng tương ứng trong những nấc thang phát triển
khác nhau của nền sản xuất xã hội.
• Là một bộ phận trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Gồm có
Triết học Mác - Lênin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội
khoa học. Với ý nghĩa như vậy, những tri thức của kinh tế chính trị

v1.0021109215 28
1.3.2. CHỨC NĂNG THỰC TIỄN

• Kinh tế chính trị Mác - Lênin cung cấp hệ thống tri thức khoa học về
sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất
và trao đổi; về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ
giữa người với người trong sản xuất và trao đổi với lực lượng sản
xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng trong những nấc thang
phát triển khác nhau của nền sản xuất xã hội.

v1.0021109215 29
1.3.3. CHỨC NĂNG TƯ TƯỞNG

• Kinh tế chính trị Mác – Lênin góp phần tạo lập nền tảng tư tưởng cộng
sản cho những người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, yêu
chuộng hòa bình, củng cố niềm tin cho những ai phấn đấu vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
• Kinh tế chính trị Mác - Lênin góp phần xây dựng thế giới quan khoa
học cho những ai có mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp,
hướng tới giải phóng con người, xóa bỏ dần những áp bức, bất công
giữa con người với con người.
v1.0021109215 30
1.3.4. CHỨC NĂNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN

• Mỗi môn khoa học kinh tế ngành có hệ thống phạm trù, khái niệm
khoa học riêng, song để hiểu được một cách sâu sắc, bản chất, thấy
được sự gắn kết một cách biện chứng giữa kinh tế với chính trị và
căn nguyên của sự dịch chuyển trình độ văn minh của xã hội thì cần
phải dựa trên cơ sở am hiểu nền tảng lý luận từ kinh tế chính trị.
• Vậy Kinh tế chính trị Mác - Lênin thể hiện chức năng phương pháp
luận, nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế
ngành.
v1.0021109215 31
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp)

1.Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác - Lênin?


• Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác – Lênin là nghiên cứu
quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và
kiến trúc thượng tầng.
2. KTCT Mác – Lenin có vai trò, chức năng gì ?
 Chức năng nhận thức
 Chức năng thực tiễn
 Chức năng tư tưởng
 Chức năng phương pháp luận

v1.0021109215 32
TỔNG KẾT BÀI HỌC

• Kinh tế chính trị Mác - Lênin là bộ môn khoa học được bắt nguồn từ
sự kế thừa những kết quả khoa học của kinh tế chính trị nhân loại,
là dòng chảy tư tưởng kinh tế của loài người có thể được mô tả Từ
thời cổ đại đến cuối thế kỷ XVIII và từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay.
Do C.Mác - Ph. Ăng ghen sáng lập, được V.I.Lênin tiếp tục kế thừa,
bổ sung, phát triển lý luận kinh tế chính trị theo phương pháp luận
của C.Mác và có nhiều đóng góp khoa học đặc biệt quan trọng,
được Lênin và các Đảng cộng sản, công nhân quốc tế bổ sung phát
triển cho đến ngày nay. Với ý nghĩa đó, dòng lý thuyết kinh tế chính
trị này được định danh với tên gọi Kinh tế chính trị Mác - Lênin.

v1.0021109215 33
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

1. Kinh tế chính trị Mác – Lênin?


Trả lời: Là học thuyết về kinh tế chính trị do Marx, Engels và sau này là
Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và
trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ kinh tế chính trị?
Trả lời: Nhà kinh tế học (Pháp) A.MôngCrêchiên viết trong “Chuyên bàn
về kinh tế chính trị” đã sử dụng thuật ngữ này đầu tiên.
3. Thuật ngữ kinh tế xuất hiện vào năm nào?
Trả lời: 1615

v1.0021109215 34
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ

• Kinh tế chính trị: Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu việc sản
xuất và trao đổi hàng hóa đặt trong mối quan hệ với chính trị dưới
nhãn quan của chính trị gia.
• Kinh tế chính trị Mác – Lênin: Là học thuyết về kinh tế chính trị do
Marx, Engels và sau này là Lênin phát triển trong giai đoạn mới, có
đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và
những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa.

v1.0021109215 35
TỪ ĐIỂN THUẬT NGỮ

• Trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này đòi hỏi sự gạt bỏ đi
những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong các hiện tượng quá trình
nghiên cứu để từ đó tách ra được những hiện tượng bền vững,
mang tính điển hình, ổn định của đối tượng nghiên cứu.
• Phương pháp duy vật: Là phương pháp luận đặc biệt quan trọng
được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế chính trị để giúp cho các kết
quả nghiên cứu rút ra tránh rơi vào tình trạng chủ quan, duy ý chí, vi
phạm quy luật kinh tế

v1.0021109215 36

You might also like