C2. TTCT thời kỳ cổ đại (1)

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 98

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA CHÍNH TRỊ HỌC

LỊCH SỬ
CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Người soạn giảng: TS. PHẠM THỊ HOA


Email: Hoaphamhd@gmail.com.
Sđt: 0977270800
KẾT CẤU BÀI GIẢNG
Khung phân tích
I. Tư tưởng chính trị
thời kỳ Hy Lạp cổ đại
1. Hoàn cảnh lịch sử
* Kinh tế:
- Nền sản xuất chiếm hữu nô lệ rất phát triển, đây
là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng
sang thời đại đồ sắt.
1. Hoàn cảnh lịch sử
* Chính trị - xã hội:
- Sự phát triển nhảy vọt về trí tuệ,
những tìm tòi về nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là tri thức về chính trị,
chính trị đã xuất hiện với tư cách là
một trong những lĩnh vực kiến thức
nhằm định hướng cho việc điều
hành những công việc quốc gia
- Quan hệ tổ chức xã hội cũ bị đảo
lộn
- Phân công lao động phát triển
hình thành tầng lớp những người
chuyên sống bằng lao động trí
óc, tạo điều kiện cho các tư
tưởng chính trị hình thành
1. Hoàn cảnh lịch sử
- Sự giao tranh không dứt giữa các quốc gia -
thành thị giành quyền lãnh đạo trong nước
- Mâu thuẫn cơ bản giữa nô lệ và chủ nô
2. Các nhà tư tưởng chính trị
tiêu biểu
2.1. Hêrôđốt (480 – 425 TCN)
- Người đầu tiên phân biệt và so
sánh các loại hình chính phủ
khác nhau
- Người đầu tiên rút ra những
đặc trưng, ưu khuyết điểm của
ba loại thể chế: Quân chủ, Quý
tộc, Dân chủ.
2.1. Hêrôđốt
* Quân chủ:
- Ưu điểm:
+ quyền lực được tập trung trong tay một người,
quyết định được đưa ra và thực hiện nhanh chóng.
+ Nếu vua là người có công khai quốc thì đều là những
người anh minh, đức độ, vì dân, vì nước
+ Là hình thái tất yếu sau sự thất bại của chế độ dân
chủ và quý tộc
- Nhược điểm:
+ Vua có quá nhiều đặc quyền, dễ dẫn đến tội lỗi, nếu
đưa ra quyết định sai lầm sẽ gây đau khổ cho hàng
triệu người
* Quý tộc:
- Ưu điểm:
+ Các quyết định chung được đưa ra bàn bạc, cọ xát
bởi các nhà thông thái nên thường đúng đắn, ít sai
lầm
+ Tránh được nhược điểm của hai thể chế quân chủ và
dân chủ
- Nhược điểm:
+ Dễ nảy sinh mâu thuẫn, bất hoà, chia bè phái, mưu
lợi cá nhân, tranh giành tàn sát lẫn nhau
* Dân chủ:
- Ưu điểm:
+ Ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực, chống độc tài.
+ Xây dựng nhà nước và quản lý xã hội trên nguyên tắc
đồng luật và đồng đều.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu dân chúng phải có trình độ cao, nếu không
sẽ dễ bầu ra những người lãnh đạo kém hiểu biết
+ Dân chúng dễ bị kích động bởi các cá nhân cầm
quyền, dẫn đến tình trạng bè phái, vô chính phủ.
Hêrôđốt cho rằng thể chế tốt nhất là thể chế hỗn
hợp những đặc trưng tốt nhất của ba loại thể
chế trên
2.2. Xênôphôn (khoảng 427 - 355 TCN)
* Quan niệm về thủ lĩnh chính trị:
Những phẩm chất cần có ở người thủ lĩnh chính trị:
+ biết chỉ huy

+ giỏi kỹ thuật
+ giỏi thuyết phục, biết làm rung cảm người nghe
trong diễn thuyết, phải là một nhà tâm lý học.
+ có khả năng tập hợp quần chúng
+ vì lợi ích chung, tận tâm phục vụ quần chúng, bảo vệ
lợi ích nhân dân
Thiên tài của thủ lĩnh không phải tự nhiên mà có.
Nó sinh ra từ sự kiên nhẫn, từ khả năng chịu
đựng lớn về mặt thể chất, với ý chí sống và rèn
luyện theo phong cách thanh liêm, biết kiềm
chế, yêu lao động.
2.3. Platôn (428 – 347 TCN)
- Tác phẩm lớn về chính trị: Nước cộng hoà, Các đạo luật và
Nền chính trị
* Quan niệm về chính trị:
- Chính trị là sự thống trị của trí tuệ tối cao,
nguyên tắc tối cao để tổ chức chính quyền là
sự thông thái
- Chính trị là nghệ thuật cai trị, nghệ thuật dẫn
dắt con người “cai trị bằng sức mạnh là độc
tài, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là
chính trị”
- Chính trị là khoa học
- Chính trị là chuyên chế, tất cả các cá nhân phải
phục tùng quyền uy.
- Chính trị tự phân chia thành: pháp lý, hành
chính, tư pháp và ngoại giao.
Quan niệm về xã hội lý tưởng
• Điều kiện và cơ sở để duy trì
một xã hội được cai trị bởi
những người thông thái là phải
cộng đồng về tài sản và hôn
nhân=> mâu thuẫn???
2.4. Arixtốt (384 – 322 TCN)
- Tác phẩm chính: “Chính trị” và “Hiến pháp Aten”
* Quan niệm về Nhà nước:
- Nguồn gốc: nhà nước xuất hiện tự
nhiên, hình thành do lịch sử
- Nhà nước tồn tại trong ý thức siêu
hình, được phát triển từ gia đình,
công xã.
- Nhà nước là hình thức tổng thể và
hoàn thiện nhất trong quan hệ giữa
mọi người với mục đích tối cao là
nhằm liên kết mọi người để đạt tới
cuộc sống tốt đẹp nhất.
* Tư tưởng coi trọng pháp luật: sứ mệnh nhà nước
chính là bản chất và chức năng của pháp luật
+ Pháp luật là quy tắc khách quan, có tính chính
trực vô tư, xuất phát từ quyền lực và phù hợp
với các mục đích quốc gia
+ Phân biệt hai loại pháp luật: pháp luật chung và
pháp luật riêng, pháp luật chung cao hơn pháp
luật riêng. Tổng thể pháp luật tạo thành công lý
chính trị
Tiêu chuẩn phân loại chính phủ
* Đánh giá và luận giải về các hình
thức chính phủ:
- Nền quân chủ trị:
+ Quyền lực chính trị nằm trong
tay một ông vua hiền, có công lập
quốc vì dân, vì nước
+ Đây là hình thức chính trị sơ
khai.
- Nền quý tộc trị:
+ được xây dựng trên cơ sở một nhóm
những người ưu tú về phẩm chất và
trí tuệ
+ chế độ quý tộc pha trộn những quy
tắc của nền dân chủ chính trị thành
nền cộng hoà quý tộc
+ nhà nước cộng hoà là chính phủ của
đội ngũ những người ưu tú
* Nền dân chủ trị:
+ được hình thành trên cơ sở sự tham gia của công
dân vào bầu cử và ứng cử
+ sự cai trị được thực hiện bằng pháp luật
+ không có người làm chủ tuyệt đối mà theo tỷ lệ
của số lượng
TTCT Hy Lạp cổ đại
1. Hê rô đốt 2. Xê nô phôn 3. Platôn 4. A- ritx- tốt

Người cha của Nghệ thuật cai Quan niệm về - Quan niệm về
chính trị học trị chính trị nhà nước, coi
trọng pháp luật

3 loại hình thể Phẩm chất của Xã hội lý tưởng Phân loại chính
chế: Quân chủ, người thủ lĩnh phủ dựa theo
Quý tộc, Dân SL, CL, các loại
chủ hình thể chế:
Quân chủ, qúy
tộc, dân chủ
3. Những nét đặc thù của tư tưởng chính trị Hy Lạp – La
Mã cổ đại
- Tư tưởng chính trị Hy – La cổ đại gắn liền với quá trình
tiến hoá của xã hội và nhà nước Hy – La chiếm hữu nô
lệ, đồng thời chịu tác động nhất định của văn hoá
phương Đông.
- Tư tưởng chính trị Hy – La cổ đại chủ yếu phản ánh ý
thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị.
- Tư tưởng chính trị Hy – La cổ đại đã đề cập tới nội dung
khá toàn diện về chính trị, từ quan niệm về chính trị,
bản chất chính trị, thể chế chính trị, đê cập tới con
người chính trị với tư cách là tinh hoa: thủ lĩnh chính trị.
Cấu trúc phân tích
1.1. Hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc cổ
đại (XXI – III TCN)
Hạ (XXI – XVI TCN) Thương (XVI – XII TCN) Chu (XI – III TCN)
Biết đến đồng đỏ, chưa Biết sử dụng đồng Tây Chu: xã hội ổn định
có chữ viết. Đến thời thau, chữ viết ra đời,
vua Kiệt – bạo chúa, làm ra lịch nông
triều Hạ bị diệt vong, nghiệp, biết quan sát
không để lại nhiều sự vận hành của mặt
chứng tích cụ thể trăng, tính chu kỳ của
nước sông dâng lên.
Giới quý tộc giữ vai trò Đông Chu: Xuân Thu (772 – 481 TCN) và
thống trị, vua là thiên Chiến Quốc (403 – 221 TCN): CHNL ->
tử, quản lý quốc gia phong kiến
theo mệnh trời - Đồ sắt, thủy lợi phát triển, các ngành
nghề ra đời
- Xuất hiện các tầng lớp mới: địa chủ và
thương nhân bên cạnh quý tộc, nông dân,
thợ thủ công, nô lệ.
- Đạo đức, trật tự XH suy thoái, loạn lạc
- Chiến tranh liên miên
Khái quát về Lão Tử và Đạo gia
• Lão Tử là một triết gia lớn mà ảnh hưởng của ông
tới Đông Nam Á sánh ngang với Khổng Tử và
thời nào cũng được người dân Trung Quốc tôn
trọng.
• Dù đến nay, xung quanh Lão Tử còn nhiều điều bí
ẩn, những thông tin thực sự chính xác xung quanh
Lão Tử còn chưa thống nhất, nhưng không thể
phủ nhận giá trị của những tư tưởng biện chứng
mà Lão Tử thể hiện trong tác phẩm để đời của
mình.
Khái quát về Lão Tử và Đạo gia
• Ông cũng được coi là nhà biện chứng số một
của toàn bộ nền triết học phương Đông với
những tư tưởng biện chứng sâu sắc, trở thành
nguồn cảm hứng vô tận trong nghiên cứu và
ứng dụng thực tiễn
Những nội dung chính
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí
• “Dứt thánh, bỏ trí dân lợi gấp trăm”.
• “Dứt thánh” nghĩa là không trọng “thánh hiền”.
• Đương thời, trong quan niệm của Khổng Tử, Mặc Tử …, vua
Nghiêu, vua Thuấn được coi là thánh nhân nên không chính trị gia
nào thời Chiến quốc không đề cao huyền thoại Nghiêu Thuấn.
• Duy có Lão Tử chủ trương: không trọng người hiền thì dân không
tranh. Khi đề cao danh thì con người hám danh sẽ tranh nhau. Các
phái khác đề cao vua Nghiêu vua Thuấn, Lão Tử lại xem không có
họ thì “dân lợi gấp trăm lần”.
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí
• “Bỏ trí”: Khổng Tử cho trí là một trong năm đức
“thường”. Không có trí (hiểu biết) thì không thể
thực hiện được nhân, nghĩa, lễ… Muốn có trí phải
học, và phải làm sao “Học mà không chán, dạy
người mà không mỏi”. Quan niệm của Khổng Tử
có lý và phù hợp với suy nghĩ của quảng đại quần
chúng.
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí
•Tuy nhiên, Lão Tử lại yêu cầu “bỏ trí” vì trí kích thích
lòng dục vọng, kích thích ham muốn.
• Lão Tử viết “Dân trí nan trị, dĩ kỳ trí đa”, nghĩa là “Dân
càng có tri thức thì càng khó trị”, bởi theo ông, khi đã có trí,
tức là có hiểu biết thì con người sẽ phân biệt được đẹp xấu,
thiện ác, hay dở, chính lúc đó mới phát sinh nhiều vấn đề như
tranh luận với nhà nước, lòng tham muốn chiếm đoạt của cải
của người khác, kể cả của quốc gia.
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí
- Ông cũng nhấn mạnh “Huệ trí xuất, hữu đại ngụy”, nghĩa là “trí tuệ sinh
ra, sau mới có dối trá”. Lão Tử quan niệm, càng biết nhiều thì càng muốn
nhiều, từ đó trí xảo xuất hiện rồi nảy sinh trá ngụy. Vì thế, ông cho rằng
“Người khéo dùng đạo trị nước thì không làm cho dân khôn lanh, có xảo
mà làm cho dân đôn hậu, chất phác. Dân sở dĩ khó trị là vì nhiều trí mưu”.
- Có nhiều ý kiến cho rằng, quan niệm này là cơ sở cho chính sách ngu dân
của thế lực phong kiến. Tuy nhiên, cũng có ý kiến giải thích quan niệm của
Lão Tử theo hướng khác, cho rằng không nên hiểu chữ “ngu” của Lão Tử
là ngu dốt, mà phải hiểu là ngây thơ, chất phác, trong sáng, mộc mạc.
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí

•Ông chủ trương “dứt học” (Tuyệt học) và chỉ


có một cách học là “Học bất học”, học người
không học. Ông muốn quay lại thời sơ khai, mộc
mạc, chất phác.
1. Tư tưởng dứt thánh, bỏ trí
•Dứt thánh bỏ trí là một điểm đặc biệt trong quan niệm của
Lão Tử. Tri thức mà Lão Tử bài xích là những tri thức suy luận
của lý trí chứ không phải mọi tri thức. Lão Tử vẫn thừa nhận
cần và phải có tri thức tự nhiên, do trực giác mà ra. “Thánh
nhân không ra khỏi ngõ cũng biết được thiên hạ, không ngó
qua cửa sổ cũng biết được thiên đạo… không đi xa mà biết,
không thấy mà hay”. Có được như vậy là vì giữ được tâm trí
bình tĩnh, nguyên vẹn, gần gũi với thiên nhiên.
2. Tư tưởng biện chứng về chính trị,
quân sự
•Lão Tử chủ trương trị nước bằng ba chữ: an, lạc, lợi. Ông nói
“Dân chi cơ, dĩ kỳ thượng thực thuế chi đa; dân chi nan trị, dĩ kỳ
thượng chi hữu vi; dân chi khinh tử, dĩ kỳ cầu sinh chi hậu”, nghĩa là,
“Dân mà đói, là vì trên bắt thuế nhiều, dân mà khó trị, là vì trên dùng
đạo hữu vi, dân mà coi thường cái chết, là vì quá trọng cầu cái sống”.
Bởi vậy, dù có đem cái chết mà dọa dân chúng, cũng không ích gì cả,
trong khi dồn họ vào nơi tuyệt vọng “dân chi úy tử, nại hà dĩ tử cụ chi”,
nghĩa là “Dân không sợ chết, làm sao lấy chết dọa được”.
3. Phê phán chế độ đẳng cấp, chủ
trương tự do cho dân
•Đạo vô vi của Lão Tử phản đối những hiện tượng bất bình
đẳng trong xã hội do sự áp bức bóc lột của giới quý tộc cũng như
sự phát triển kinh tế hàng hóa gây nên, mơ ước đời sống chất
phác của thời đại công xã nguyên thủy. Ông cho bọn người “mặc
quần áo gấm vóc, đeo gươm sắc, ăn của ngon vật lạ, tích lũy
nhiều tiền của… đó là bọn trộm cướp”.
3. Phê phán chế độ đẳng cấp, chủ
trương tự do cho dân
•Lão Tử cho rằng phải theo “đạo”. Vì theo ông, sở dĩ xã hội
loạn, dân khổ vì không sống theo “đạo”, không thuần phác, quá
dục, do đó mà sinh ra tham lam. Vậy, bậc thánh nhân (vua chúa
biết giữ đạo) phải làm cho dân “phản phác” (cũng theo đạo).
3. Phê phán chế độ đẳng cấp, chủ
trương tự do cho dân
•Lão Tử vẫn chủ trương giữ chính phủ để ngăn ngừa lòng dục
của dân. Lão Tử cho rằng “càng ban nhiều lệnh cấm thì nước
càng nghèo”. Ông chủ trương giảm thuế “Dân chi cơ, dĩ kỳ
thượng, thực thuế chi đa. Dân chi nan trị. Dĩ kỳ thượng chi hữu
vi”, nghĩa là dân mà đói là vì trên bắt thuế nhiều. Dân khó trị là
vì trên dùng đạo hữu vi”. Lão Tử cho rằng, dân đói là vì nhà cầm
quyền thu thuế quá nặng để sống xa hoa. Ông ưa chính trị khoan
hồng, giản dị, không ưa chính trị nghiêm khắc, phiền phức.
3. Phê phán chế độ đẳng cấp, chủ
trương tự do cho dân
•Từ chủ tương tự do cho dân, Lão Tử cũng đặt ra những yêu cầu cho bậc
làm vua. Ông vua lý tưởng của Đạo gia phải có được đức với những yêu cầu:
•Một là, phải phục vụ dân, hi sinh cho dân “Người nào coi trọng sự hy
sinh mình cho thiên hạ thì có thể giao thiên hạ cho người đó được”.
•Hai là, phải biết theo đạo mà trị dân như thánh, không sống cho riêng
mình, nên “Thánh nhân đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đưa
thân ra ngoài nên thân được còn. Phải chăng vì không riêng tây mà thánh nhân
làm được điều riêng tây?”; “Không tự phô nên được thấy, không tự thị nên
được biết, không tự giành nên được công, không tự khoe nên được lâu. Thánh
nhân không tranh cho nên thiên hạ không ai cùng tranh”.
3. Phê phán chế độ đẳng cấp, chủ
trương tự do cho dân
•Ba là, không tự tư (vô tư), không thành kiến, coi ai cũng như
ai “Thánh nhân tốt với người tốt, tốt với cả người không tốt…”.
•Bốn là, dùng được mọi loại người: thiện và không thiện
“Dụng nhân như dụng mộc”
•Năm là, phải có đức khiêm hạ (khiêm tốn khiêm nhường)
“Làm không cậy khéo, việc thành mà không quan tâm”. “Vua
khiêm hạ đến mức dân không biết mình là vua”. “Bậc trị dân giỏi
nhất là dân không biết có vua” - đó mới là tuyệt đích, là vô vi.
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Cũng như các học thuyết khác, “trị” nước, làm an dân là mối quan
tâm gần như hàng đầu trong thời buổi xã hội loạn lạc. Lão Tử cho rằng,
chủ trương “lễ trị, đức trị” của Nho gia và chủ trương “pháp trị” của
Pháp gia đều không được, biện pháp thống trị tốt nhất là ‘vô vi nhi trị”.
•“Vô vi” là một trong những cái đặc sắc của triết học Lão Tử, “vô
vi” quán xuyến trong mọi phương diện mà ông đề cập đến, từ cách hiểu
về giới tự nhiên (bản thân thế giới do “Đạo”, “quân bình”, “phản phục”
nên tự nó hài hòa, hợp lý, như vậy phải giữ gìn sự hợp lý đó); về nhân
sinh (sống theo “Đạo”, thuần phác, mềm dẻo, không tranh giành …).
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Ngay đến trị nước, một vấn đề lớn, lẽ ra cần những biện
pháp mạnh, quyết liệt, thậm chí cần đến cưỡng chế, bạo lực, Lão
Tử vẫn kiên định cái logic của ông: trị nước bằng đạo vô vi.
Chính điều này cho thấy sự nhất quán trong quan niệm của Lão
Tử, về hình thức có những sự mâu thuẫn nhất định, nhưng xét về
bản chất, quan niệm về thế giới, về chính trị, xã hội quy định, bổ
sung lẫn nhau.
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Chữ “vô’ của Lão Tử không có nghĩa tuyệt đối là không có gì nên
chữ “vô vi” cũng vậy. Điều ông gọi là “vô vi”, cũng có nghĩa là “vô bất
vi” (không gì không làm). “Vô vi” không có ý nghĩa là không làm,
không hành động mà vẫn hành động, hành động hợp với tự nhiên, theo
lẽ của tự nhiên.
• “Vô vi” là không làm, nhưng không gì là không làm cả. Thực chất
của “vô vi” là làm nhưng làm theo mệnh trời, cứ để mọi vật phát triển
theo quy luật của chúng, con người không cần can thiệp mà đâu vẫn
vào đó.
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Trị nước không thể bằng “hữu vi” (có làm) vì trị nước giống như nấu
nướng cá nhỏ, muốn nó không bị nát thì không được động nhiều tới nó. Suy
ra, can thiệp vào việc dân quá nhiều dân sẽ trá ngụy, chống đối, đó là hậu quả
của chính sách “hữu vi”. “Vô vi” nghĩa là ít can thiệp vào việc của dân, để cho
dân thuận tự nhiên mà sống thì dân sẽ vui vẻ, yên ổn phát triển.

•Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hữu tính, bụng thì no,
tâm trí thì yên (không ham muốn, không tranh giành), xương cốt thì mạnh…
theo chính sách vô vi thì mọi việc đều trị. Như vậy, ông vua giỏi trị nước là
luôn giữ cho dân bình yên.
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Theo Lão Tử “Thánh nhân xử sự theo thái độ vô vi, dùng
thuật không nói mà dạy dỗ” (“Hành bất ngôn chi giáo”). Phật
giảng đạo mà 49 năm không nói một lời. Kẻ nào mà làm bậy thì
đạo trời không tha “lưới trời lồng lộng thưa mà không lọt” (Thiên
võng khôi khôi, sơ nhi bất thất”).
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•“Dục thượng dân tất dĩ ngôn hạ chi, dục tiên dân tất dĩ thân hậu
chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất
hại. Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ
mạc năng dĩ chi tranh”, hiểu là: Muốn ngồi trên dân, nên lấy lời nhỏ
nhẹ mà hạ mình; muốn đứng trước dân, nên lấy mình để ra sau. Vậy
nên thánh nhân ở trên mà dân không hay nặng, ở trước mà dân không
thấy bị khuất, và nhờ thế mà thiên hạ không chán. Bậc thánh nhân trị
nước, ngồi trên đầu dân mà dân không hay có mình ngồi trên đầu, dẫn
đạo dân mà dân không cảm thấy bàn tay của mình dẫn dắt. Bởi đó
không tranh, nên thiên hạ không cùng tranh với đó được.
4. Chủ trương trị nước “vô vi”
•Thuật “vô vi” cũng là cơ sở để Lão Tử đề xuất một mô hình
xã hội lý tưởng theo mong ước của ông, và có lẽ của không ít
người, đặc biệt những người dân lao động trong xã hội đương
thời.
5. Tư tưởng về quốc gia lý tưởng
•Lão Tử luôn mơ ước về một mô hình quốc gia “nước nhỏ, dân ít”, nhân dân sống
trong cảnh yên bình, mỗi dân tộc giữ gìn bản sắc của chính mình. Ở chương 80, ông
viết “Tiểu quốc, quả dân, sử hữu thập bách chi khí nhi bất dụng… Cam kỳ thực, mỹ kỳ
phục, án kỳ cư, lạc kỳ tục… Lân quốc tương vọng, kê khuyển chi thính tương văn, dân
chi lão tử bất tương vãng lai”, hiểu là: “nước nhỏ, dân ít, dù có mười hoặc trăm thứ
binh khí cũng không dùng đến… Dân ăn món ngon, mặc đồ đẹp của nước mình, yên
nơi mình ở, vui với phong tục nước mình, các nước láng giềng cùng nghe tiếng gà gáy,
chó sủa nhưng suốt đời không qua lại thăm nhau”.
5. Tư tưởng về quốc gia lý tưởng
•Trong quốc gia lý tưởng ấy, mọi người sống theo luật của tự nhiên, nhân dân
không có lòng tham của quý vật lạ, không có óc đua chen, không thích sự khôn khéo vì
nó chứa đựng sự trí xảo, trá ngụy, chỉ làm để sống và ai cũng thừa thãi. Dù có khí cụ
(máy móc) gấp trăm, gấp chục sức người cũng không dùng. Qua quan niệm của ông, có
thể thấy, một mặt, Lão Tử yêu hòa bình, thích thú với một trạng thái xã hội đơn sơ,
bình lặng, nhưng mặt khác, ông không thấy được sự phát triển tất yếu của xã hội, phủ
nhận sự phát triển đó, ông coi đó là trái tự nhiên mà không thấy được chính sự phát
triển cũng là tự nhiên. Điều này làm cho quan niệm về nhà nước lý tưởng của ông đi
ngược lại lịch sử.
5. Tư tưởng về quốc gia lý tưởng
•Lão Tử không có tư tưởng đại đồng thế giới. Thế giới lý
tưởng của Lão Tử là có vô số quốc gia nhỏ, nước nào yên phận
nước ấy. Quốc gia lý tưởng đó tưởng như dã man nhưng thực ra
lại cực văn minh, vì đã biết những cái hại của văn minh mà tự
mình từ bỏ. Có thuyền, xe không ngồi, có binh khí không dùng,
cũng như những nhà giàu có lại rất ghét sống xa xỉ, chỉ muốn
sống giản dị, đạm bạc. Áp dụng đúng thuyết phán phác, vô vi, trở
về với tự nhiên vốn có.
5. Tư tưởng về quốc gia lý tưởng
•Nhiều ý kiến phê phán quan niệm của ông là chủ quan, ảo
tưởng, điều đó không phải không có lý, nhưng cần đặt tư tưởng
của Lão Tử trong bối cảnh trăm họ trầm luân lúc bấy giờ, sẽ thấy
rằng, quan niệm của ông phản ánh nguyện vọng của xã hội, của
quần chúng, nhất là những người dân lao động vốn đang oằn
mình chịu gánh nặng binh đao.
Đánh giá, nhận xét
1. Khái quát về Nho gia và các đại diện
Nho gia
Các tác phẩm kinh điển Nội dung chính

Luận ngữ
Thừa nhận sự thống trị của giai
cấp phong kiến, đứng đầu là
Đại học
thiên tử, có phân chia đẳng cấp
xã hội (quân tử - tiểu nhân) =>
Trung Dung
được giai cấp phong kiến Trung
Quốc qua các thời đại sử dụng
Mạnh Tử
làm hệ tư tưởng thống trị
Khổng Tử
Nhân trị - Khổng Tử
Nhân trị - Khổng Tử
Nhân trị - Khổng Tử
Quan hệ Nhân – Lễ - Chính danh
Mạnh Tử
Tuân Tử
Lễ
• Là tất yếu vì sự nảy sinh của nó là tất yếu và sự
tác động của nó với trật tự xã hội cũng là tất
yếu
• Lễ trong trị nước như quả cân với cán cân,
như dây mực với đường cong.
• Quan hệ nhân quả: Dục (ham muốn) -> Tranh
(tranh đoạt) -> Loạn (chiến tranh) -> Cùng
(không còn gì) => để tránh loạn phải dùng lễ
để phân biệt ra trật tự, định rõ giới hạn, để
dân chúng hành động có kỷ cương.
Hình
• Tuân Tử chủ trương “vương đạo”, pháp luật có
thưởng, phạt nhưng phải công bằng, thưởng
không quá đức, phạt không quá tội.
• Hình luật là tất nhiên nhưng không chỉ nhằm
xử tội kẻ phạm pháp mà còn để giáo dục, ngăn
cấm “Hình pháp là cái gốc của thiên hạ. Cấm
điều bạo ngược, ghét điều ác là để răn đe
những việc chưa xảy ra”.
Đánh giá, nhận xét
Mặc gia
Đánh giá, nhận xét
Pháp gia
Đại diện Nội dung
Quản Trọng, Thương Trọng pháp
Ưởng
Thân Bất Hại Trọng thuật
Thận Đáo Trọng thế
Hàn Phi Tử Pháp trị: Pháp – Thuật – Thế
Đại diện cho tầng lớp địa chủ mới và thương nhân, áp dụng
PTSX tiến bộ và chính sách kinh tế phù hợp => nắm giữ, chi
phối kinh tế => thành công đưa nước Tần trở thành bá chủ,
thống nhất TQ năm 221 TCN.
Pháp gia
Pháp trị
Pháp Thuật Thế
Những quy ước, khuôn mẫu, Thủ đoạn hay thuật cai trị của Uy thế, quyền lực của người cầm
chuẩn mực do vua ban ra, phổ người làm vua để kiểm tra, giám quyền
biến rộng rãi để nhân dân thực sát, điều khiển bầy tôi Là quyền lực đảm bảo cho
hiện - Là phương pháp tuyển chọn việc thực thi pháp luật
người đúng chức năng

Yêu cầu: - Phải hợp thời, đáp ứng - Bổ trợ, giúp pháp luật Quần thần phục tùng nhà vua
yêu cầu phát triển của xã hội, rõ được thực thi không vì tình cốt nhục mà vì
ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình - Phải được giữ bí mật, kín quyền uy của vua, yếu tố để
độ dân chúng đáo quần thần buộc phải theo là
-Công bằng để kẻ mạnh không thế.
lấn áp kẻ yếu Thế phải tập trung, không chia
-Vua đề ra pháp luật, quan lại sẻ, không để rơi vào tay kẻ
theo dõi việc thực hiện, dân là khác => “nhị bính”: thưởng –
người thi hành pháp luật phạt

=> Pháp, thuật, thế cần phải hòa làm một: Pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện tất yếu thi
hành pháp
Đánh giá, nhận xét
Các lý thuyết chính trị TQ cổ đại
Các Lý thuyết Đại diện cho Đại biểu Nội dung chính

Đạo gia Dân chúng Lão Tử Vô vi

Nho gia Quý tộc phong Khổng Tử -> Nhân trị ->
kiến Mạnh Tử -> Nhân chính ->
Tuân Tử Tính ác ( Nhân -
> Nghĩa -> Trí)

Mặc gia Bình dân, kị sĩ Mặc Tử Kiêm ái

Pháp gia Địa chủ mới, Hàn Phi Tử Pháp trị


thương nhân =>
duy nhất phù
hợp
1. Đạo Bà - la - môn
• là một tôn giáo rất cổ của Ấn Độ, hình thành
trên cơ sở Vệ-đà giáo, khoảng 800 năm TCN,
xuất hiện trước thời Đức Phật Thích - ca, bắt
nguồn từ Vệ-đà ở Ấn Độ, một trong những tôn
giáo cổ nhất của loài người.
Thứ tự của các đẳng cấp trong
xã hội Ấn Độ
2. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra
• “Arthasaxtra” của Cautile, là cuốn chuyên
khảo về những vấn đề quyền lực nhà nước và
quản lý nhà nước
• Là bộ sưu tập những lời khuyên khác nhau
dành cho nhà vua về quản lý nhà nước, quản
lý xã hội
2. Luận thuyết chính trị Arthasaxtra
• Tập trung bàn về mối tương quan giữa luật
pháp, đạo đức, tôn giáo với lợi ích trần thế
gắn với điều kiện đặc thù của xã hội CHNL,
trong đó khẳng định chỉ có lợi ích trần thế là
chủ yếu => tác phẩm luận thuyết chính trị quý
tộc, khoa học thực hành
Luận điểm chính
3. Phật giáo
ÔN TẬP
1. Những giá trị và hạn chế trong các tư tưởng
chính trị Hy – La cổ đại?
2. Sự giống và khác nhau về điều kiện ra đời các
tư tưởng chính trị phương Tây và phương Đông
cổ đại?
3. Khác biệt lớn nhất giữa tư tưởng chính trị
Trung Quốc và Ấn Độ cổ đại?
ÔN TẬP
4. So sánh phạm trù nhân của Khổng Tử và
“kiêm ái” của Mặc Tử?
5. So sánh phạm trù “pháp” trong học thuyết
pháp trị của Pháp gia với pháp luật trong nhà
nước pháp quyền hiện đại?
6. Tại sao học thuyết pháp trị là học thuyết duy
nhất phù hợp giúp giải quyết được vấn đề của xã
hội Trung Quốc cổ đại?
ÔN TẬP
7. Giá trị và hạn chế của Nho giáo và ảnh hưởng
của Nho giáo đến Việt Nam hiện nay?
8. Bình luận về mối quan hệ giữa Nho gia và
Pháp gia

You might also like