Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 69

PHÁT HIỆN SỚM VÀ CAN

THIỆP SỚM TRẺ TỰ KỶ


Ths. Nguyễn Thị Thanh Bình
Định nghĩa

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển về


nhiều mặt song chủ yếu là các rối loạn:
1. Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói
2. Quan hệ xã hội
3. Có hành vi bất thường.
Nguyên nhân gây Tự kỷ
Tổn thương não hoặc não bộ
kém phát triển
- Đẻ non tháng dưới 37 tuần.
- Cân năng khi sinh thấp dưới 2.500g
- Ngạt hoặc thiếu ôxy não khi sinh.
- Chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa
- Vàng da nhân não sơ sinh.
- Chảy máu não – màng não sơ sinh.
- Nhiễm khuẩn TK: Viêm não, màng não.
- Thiếu ôxy não do suy hô hấp nặng.
- Chấn thương sọ não, nhiễm độc thủy ngân.
Yếu tố di truyền
- Bất thường về nhiễm
sắc thể.
- Bệnh di truyền theo
gen hoặc nhóm gen
- Tạp chí di truyền
Nature Genetics, cho
thấy thủ phạm là một
vùng trên nhiễm sắc
thể 11 và một gen đặc
biệt gọi là neurexin 1.
Yếu tố môi trường

- Vô tuyến, quảng cáo, âm nhạc thay cho sự


quan tâm dạy dỗ của cha mẹ gia đình.
- Một số hóa chất kim loại nặng.
Phòng ngừa

 Khám thai thường quy


 Nâng cao chất lượng cấp cứu trẻ sơ sinh.
 Khám sàng lọc trẻ thường quy trong 36
tháng đầu để phát hiện sớm các rối loạn
phát triển trong đó có Tự kỷ.
Phân loại
Theo thời điểm mắc tự kỷ

1. Tự kỷ điển hình: còn gọi tự kỷ bẩm sinh,


triệu chứng xuất hiện trong 3 năm đầu đời.
2. Tự kỷ không điển hình: trẻ phát triển ngôn
ngữ và giao tiếp bình thường trong 3 năm
đầu, sau đó triệu chứng tự kỷ xuất hiện
dần, trẻ có sự thoái triển về ngôn ngữ và
giao tiếp.
Theo chỉ số thông minh(IQ)
1. Tự kỷ có chỉ số IQ cao và nói được: Trẻ có
thể biết đọc sớm từ khi 2-3 tuổi, có kỹ năng
nhìn tốt, không có những hành vi tiêu cực
nhưng thụ động, có xu hướng bị ám ảnh, nhận
thức tốt hơn về hành vi khi trưởng thành.
2. Tự kỷ có chỉ số IQ cao và không nói được:
Trẻ có thể tự cô lập dễ dàng, hành vi bất
thường mức độ nhẹ, kỹ năng nhìn tốt, có thể
nhạy cảm thính giác.
3. Tự kỷ có chỉ số IQ thấp và nói được: Trẻ
có hành vi kém nhất trong các dạng tự kỷ,
thường xuyên la hét, hung hãn, nói lặp lại
không có nghĩa, tập trung kém.
4. Tự kỷ có chỉ số IQ thấp và không nói
được: Thường xuyên im lặng, ít cử chỉ,
nhạy cảm đặc biệt với âm thanh, cử động
định hình, kỹ năng xã hội không phù hợp.
Theo mức độ
 Mức độ nhẹ: có thể giao tiếp bằng mắt tuy
hơi hạn chế, học được các hoạt động đơn
giản, nói được nhưng chậm.
 Mức độ trung bình: Giao tiếp bằng mắt hạn
chế nhiều, nói được nhưng rất khó, vốn từ
nghèo, ngữ pháp và ngữ cảnh kém
 Mức độ nặng: Không giao tiếp bằng mắt,
không nói được, mất khả năng giao tiếp xã
hội
Những khó khăn
mà trẻ tự kỷ gặp phải
Vấn đề tự chăm sóc

- Khó khăn hoặc không thể mặc quần áo,


vệ sinh cơ thể...
- Khó khăn trong đi lại và sử dụng các
phương tiện giao thông.
- Phụ thuộc nhiều vào người nhà.
Vấn đề giao tiếp, ngôn ngữ
 Trẻ học nói khó, không nói được
 Nhại từ kém
 Sử dụng những âm thanh lặp đi lặp lại
không có nghĩa
 Trẻ nói không lưu loát, vốn từ nghèo nàn.
 Trẻ nói không đúng ngữ cảnh, nói không
đúng ngữ pháp.
Vấn đề về nhận thức, học tập
-Trẻ kém hoặc không chú ý, thiếu tập trung
- Trí nhớ ngắn qua kênh cảm giác, thị giác
và thính giác kém
- Thiếu các kỹ năng xử lý vấn đề
- Khó khăn khi định hướng
- Khó khăn về đọc và học.
- Kỹ năng chơi không phát triển.
Tâm lý xã hội
- Trẻ tưởng tượng kém.
- Tự kích động: đập đầu, ăn vạ...
- Kém giao tiếp qua lại một - một hay
nhóm nhỏ, nhóm lớn.
Phát hiện sớm trẻ tự kỷ
Năm dấu hiệu cờ đỏ nghi ngờ Tự kỷ

1. Không bập bẹ khi 12 tháng tuổi.


2. Không biết chỉ tay, vẫy tay, hôn gió...
khi 12 tháng tuổi.
3. Không nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
4. Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.
5. Mất kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp ở bất
kỳ lứa tuổi nào.
Tiêu chuẩn chẩn đoán Tự kỷ
DSM – IV (Hiệp hội Tâm thần Mỹ)

Gồm 2 tiêu chuẩn:


A : Có ít nhất 6 dấu hiệu
B : Chậm phát triển hoặc hoạt động chức
năng bất thường ở ít nhất 1 trong ba lĩnh
vực (trước 3 tuổi):
1. Quan hệ xã hội

2. Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

3. Chơi tượng trưng hoặc tưởng tượng


A : Khiếm khuyết về chất lượng quan
hệ xã hội (có ít nhất 2 dấu hiệu)

- Khiếm khuyết sử dụng hành vi không lời:


mắt nhìn mắt, thể hiện nét mặt, tư thế cơ
thể, cử chỉ trong quan hệ xã hội.
- Kém phát triển quan hệ bạn bè tương
ứng với lứa tuổi.
- Không quan tâm, chia sẻ với người khác.
- Không biết thể hiện tình cảm.
A : Khiếm khuyết về chất lượng giao
tiếp (có ít nhất 1 dấu hiệu)

- Chậm hay hoàn toàn không phát triển kỹ


năng nói.
- Nếu nói được thì khó khởi xướng và khó
duy trì đối thoại.
- Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, rập khuôn,
lập dị.
- Không biết giả vờ, không biết bắt chước
phù hợp với lứa tuổi.
A : Có những hành vi, hoạt động
trùng lặp, định hình (có ít nhất 1 dấu hiệu)

- Bận tâm với một hay nhiều kiểu thích thú


mang tính định hình bất thường về cường
độ và độ tập trung.
- Bị cuốn hút với những vật xoay tròn như
quạt, bánh xe...
- Có cử chỉ, cử động lặp lại, rập khuôn như:
vê, xoắn vặn tay...
- Bận tâm dai dảng về những chi tiết của vật
Can thiệp sớm trẻ tự kỷ
Nguyên tắc can thiệp sớm

- Can thiệp sớm ngay khi được phát hiện


- Chương trình được thiết lập tùy mức độ tự
kỷ và mức độ phát triển của trẻ.
- Can thiệp kiên trì, đều đặn tại các trung
tâm PHCN phối hợp huấn luyện tại nhà.
- Nhóm can thiệp: Bs tâm Thần kinh, Bs Nhi
khoa, Bs PHCN, Chuyên gia Tâm lý, Ktv
NNTL , ktv HĐTL, Giáo viên chuyên biệt và
cha mẹ trẻ.
Các biện pháp can thiệp
Các biện pháp can thiệp
Theo báo cáo của California Institute of
Behavior of Analysis – USA:
“Phát Hiện Sớm và Điều Trị Tập Trung
Hành vi có thể cải thiện điều kiện sống
của hầu hết, nếu không muốn nói là tất cả
trẻ em bị bệnh Tự Kỷ.”
Các kỹ thuật kỹ thuật điều trị đang
được sử dụng rộng rãi trên thế giới

1. Các phương pháp giao tiếp và thay đổi


hành vi (Behavorial modification and
communication approaches - BMC)
2. Các phương pháp y-sinh học và dinh
dưỡng (Dietary and biomedical
approaches -DBA)
3. Các phương pháp Bổ sung, bù trừ (CA-
Complementary approaches)
Các phương pháp giao tiếp
và thay đổi hành vi (BMC)
 Kỹ thuật Giao tiếp tăng cường và luân phiên (AAC- Augmentative
/Alternative Communication )
 Hệ thống giao tiếp qua tranh ảnh (PECS-Picture Exchange
Communication System)
 Phương pháp Phân tích Hành vi ứng dụng (ABA- Applied Behavior
Analysis)
 Điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khó khăn về giao tiếp (TEACCH-
Treatment and Education of Autistic and Children with Communication
Handicaps)
 Kỹ thuật Dựa trên sự phát triển khác biệt từng cá nhân (DIR-
Developmental, Individual Differences)
 Kỹ thuật Dựa trên các mối quan hệ (RBA-Relationship-based
Approach)
 Phương pháp cùng chơi với trẻ (Floor time)
Các phương pháp y-sinh học và dinh
dưỡng (Dietary and Biomedical
Approaches -DBA)

 Chế độ dinh dưỡng


 Thuốc.
Các phương pháp bổ sung, bù trừ
(CA-Complementary Approaches)
 Điều trị bằng âm nhạc: giúp hoà hợp cảm giác, kích
thích thị giác, và thính giác. Tốt cho sự phát triển lời nói,
khả năng nghe hiểu ngôn ngữ và tăng khả năng kết hợp
từ.
 Điều trị bằng mỹ thuật: giúp trẻ diễn tả bản thân mình
bằng cách không dùng lời nói nhưng sử dụng các biểu
tượng
 Điều trị với động vật (cưỡi ngựa, bơi với cá heo, chơi
với thú cưng như chó mèo...): có lợi cho phát triển về
thể chất và cảm xúc, cải thiện khả năng điều hợp vận
động, tăng cảm giác an toàn, tự tin.
Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm
và ngôn ngữ trị liệu
1. Kỹ năng tập trung.
2. Kỹ năng bắt chước và lần lượt.
3. Kỹ năng chơi.
4. Kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ + tranh ảnh.
5. Kỹ năng xã hội và sử dụng ngôn ngữ
6. Kỹ năng hiểu ngôn ngữ.
7. Kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ
Kỹ năng tập trung
Là khả năng chú ý vào
người, vật hoặc hoạt động
bao gồm:
- Nhìn
- Lắng nghe
- Thời gian
- Suy nghĩ
Kỹ năng bắt chước
Bắt chước là sự bắt đầu của lần lượt: hai hoặc
nhiều người tham gia nói, hành động với số lần
tương đương nhau.
Kỹ năng này gồm:
- Những cử động trên mặt.
- Các hoạt động.
- Các hoạt động với đồ chơi.
- Âm thanh.
- Từ.
Kỹ năng lần lượt
Lần lượt là chìa khóa của sự giao tiếp:
- Hiểu thêm về nghĩa.
- Đáp lại lời trẻ nói.
- Thêm thông tin mới.
- Có cơ hội khởi đầu
và đáp ứng.
- Người lớn làm mẫu
việc cần làm.
Kỹ năng chơi
- Chơi là cách trẻ học, tìm hiểu môi trường xung
quanh. Thông qua các trò chơi, trẻ học được
các kỹ năng chủ yếu để giao tiếp.
- Chơi có luật lệ với người, vật, hành động hoặc
với trẻ khác.
- Chơi bao gồm việc tưởng tượng,
nhắc lại nhiều lần…
- Sự vận động não sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá
trình phục hồi
Kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ

Cử chỉ là vận động chủ ý của cơ thể được


nhắc lại nhiều lần có mục đích. Cử chỉ bắt
đầu từ sự vận động của cơ thể, dần trở
nên ý nghĩa hơn:
- Ánh mắt.
- Vận động cơ thể.
- Chỉ, với.
- Bắt tay, vẫy tay chào, hôn gió.
Kỹ năng xã hội và
sử dụng ngôn ngữ
Đây là khả năng của trẻ xây dựng mối
quan hệ với mọi người. Kỹ năng này bao
gồm:
- Đáp ứng.
- Chú ý và chia sẻ sự chú ý.
- Sử dụng giao tiếp một cách có ý nghĩa.

- Có đối đáp.
- Là một thành viên của nhóm.
Kỹ năng hiểu ngôn ngữ
1. Hiểu ngữ cảnh.
2. Hiểu tên người, chỉ được một số bộ phận cơ
thể.
3. Hiểu tên đồ vật, chỉ vào đồ vật khi sử dụng
hoặc không sử dụng dấu hiệu.
4. Hiểu các từ hoạt động.
5. Hiểu câu có hai từ.
6. Hiểu những từ mô tả.
7. Hiểu câu có 3 từ.
8. Hiểu các câu khó + từ diễn tả.
Kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ
1. Phát ra những âm thanh ban đầu.
2. Làm các tiếng động của con vật, đồ
3. Làm dấu hoặc nói tên nhiều đồ vật tranh ảnh.
4. Nói những từ có tính xã hội.
5. Nói các từ hành động.
6. Nói hai từ cùng nhau.
7. Nói các từ mô tả.
8. Nói 3 từ cùng nhau.
9. Nói câu dài, kể chuyện, diễn tả đúng.
Những nguyên tắc quan
trọng trong huấn luyện kỹ
năng giao tiếp sớm cho trẻ
tự kỷ
Theo ý thích của trẻ
- Quan sát: * Những gì trẻ làm
- Đợi: * Trẻ khởi đầu trước
* Trẻ đáp ứng
* Trẻ nhận lượt của mình
* Không nói giúp trẻ
* Không bảo trẻ phải làm gì
- Nghe & Nhìn:
* Những gì trẻ có thể nói
* Tạo cơ hội để trẻ sử dụng giao tiếp
Thích nghi để chia sẻ hoạt động
- Mặt đối mặt với trẻ
- Đáp ứng trẻ
- Dùng cử chỉ hoặc tranh
- Làm lần lượt – sử dụng
ngôn ngữ có lời hoặc không lời
- Làm mẫu ngôn ngữ mà trẻ
có thể sử dụng
Thêm từ và thông tin
- Không “kiểm tra” trẻ
- Thêm từ mới
- Nói với trẻ nhiều hơn nữa
về những gì trẻ đang nói tới
Huấn luyện kỹ năng tự chăm sóc
- Mặc, cởi quần áo.
- Vệ sinh răng miệng.
- Ăn uống.
- Chải đầu, rửa mặt.
- Vệ sinh đại tiểu tiện...
* Chú ý: Chia nhỏ từng công đoạn để
hướng dẫn cho trẻ và lặp đi lặp lại cho
đến khi trẻ có thể thực hiện được.
Can thiệp hành vi
 Phát Hiện Sớm và Điều Trị Tập Trung hành
vi (Early Detection and Intensive Behavioral
Intervention) là phương pháp đã được
chứng minh hiệu quả.
 Can thiệp hành vi bằng phương pháp Phân
Tích hành vi Ứng Dụng (Applied Behavior
Analysis – viết tắt là ABA) để tìm nguyên
nhân, tần xuất, hậu quả để loại bỏ hành vi
xấu nếu có thể, thay thế bằng hành vi mới
Can thiệp hành vi
- Chương trình gồm 100 bài từ đơn giản đến
phức tạp của tác giả Catherin Maurice.
- Thiết lập chương trình: chọn 1-10 bài, mỗi bài
chọn 1-3 tiết mục sắp xếp vào phiếu can thiệp
hành vi.
- Đánh giá: sử dụng thang điểm 1,2,3
- Thời gian can thiệp: 60 phút/ngày, tốt nhất 40
giờ/ tuần trong 1-3 năm liên tục sau khi phát
hiện Tự kỷ.
- Nhân lực thực hiện: Ktv, giáo viên mầm non,
gia đình sau khi được huấn luyện
Điều hòa cảm giác
 Là một phương pháp điều trị trẻ bị rối loạn
cảm giác - giác quan (xúc giác, vị giác, thị giác,
thính giác, sờ, thăng bằng).
 Làm tăng hoặc giảm đáp ứng của trẻ với các
kích thích khác nhau.
 Huấn luyện âm nhạc cho trẻ bị quá mẫn hoặc
tăng nhạy cảm với âm thanh.
 Phối hợp các bài hát trẻ em và điệu bộ của
giáo viên liên quan đến bài tập đang dạy để
kích thích trẻ tăng cường tập trung.
Huấn luyện về nhìn

- Bài tập giao tiếp bằng mắt liên tục thực


hiện trong quá trình dạy trẻ.
- Có thể cho trẻ đeo kính màu đặc biệt, kỹ
thuật đặc biệt hạn chế việc nhìn không
bình thường (liếc mắt), giúp trẻ tập trung
nhìn vào vật ta đang dạy.
Huấn luyện thính giác (AIT)
 AIT làm giảm mức nhậy cảm thính giác của trẻ,
chỉnh lại khả năng nghe của trẻ. Trẻ được làm thử
nghiệm xác định mức bất thường cảm giác thính
giác và được cho nghe nhạc đã biến đổi bằng máy
điện toán.
 Nhạc được xếp theo 2 cách:
+ Tần số cao/thấp được nhấn mạnh cách khoảng
(<=1000Hz, phút kế tiếp >=1000Hz)
+ Xóa những tần số đặc biệt dựa trên biểu đồ âm,
loại bỏ những âm khó chịu.
Vui chơi

- Chơi tập thể nhóm nhỏ


- Chơi tập thể nhóm lớn hơn
- Chơi với các đồ chơi trẻ quen thuộc
Giáo dục cá nhân
- Cải thiện hành vi
- Tăng cường khả năng tập trung
- Tăng cường khả năng học tập bằng đưa
trẻ Tự kỷ vào chương trình giáo dục phổ
thông có kèm theo với sự tham gia của
giáo viên trợ giảng được đào tạo về
những nguyên tắc của phương pháp can
thiệp hành vi (ABA).
Điều trị bằng thuốc

- Thuốc giảm tăng động: Clonidin ½ đến


1v/ngày
- Thuốc giảm hung tính: Haloperidol (ít dùng)
- Điều chỉnh cảm xúc: Tegretol 10mg/kg/ ngày
- Điều trị kém tập trung: Fluoxetine
- Động tác lặp lại định hình: Zoloft
- Thuốc tăng cường tuần hoàn não
Cerebrolysin 0,2/kg/ngày/ 20 ngày.
Hướng nghiệp và hỗ trợ tâm lý

- Trẻ tự kỷ lớn lên có thể làm các công việc


đơn giản: nội trợ, chăn nuôi, thủ công…
- Gia đình cần hiểu về tình trạng bệnh tật của
trẻ, chấp nhận và vượt qua mặc cảm để tạo
môi trường phát triển tốt cho trẻ.
- Nhà trường cần giải thích cho các học sinh
để có sự thông cảm và giúp đỡ.
- Cung cấp chuyên viên tâm lý trị liệu hỗ trợ
cho trẻ.
Những kỹ năng cần thiết
cho trẻ tự kỷ sống hòa nhập

Ngày nào bạn


ngưng ước mơ, từ
ngày đó trở đi con
bạn sẽ mãi mãi là
người khuyết tật.
Kỹ năng ngôn ngữ

 Có thể thực hiện được yêu cầu của giáo


viên.
 Có khả năng trao đổi, giao tiếp về nhu cầu.
 Có thể trả lời, đặt những câu hỏi đơn giản.
 Thực hiện được những cuộc hội thoại
ngắn.
 Trình bày được những trải nghiệm của
mình.
Kỹ năng xã hội

 Có thể luân phiên trong các hoạt động.


 Có thể chờ đợi một cách trật tự.
 Có thể chào hỏi đáp lại với người lớn, các
bạn.
 Tham gia vào các hoạt động quay vòng.
 Tự khởi xướng các hoạt động chơi với bạn
bè cần hay không cần sự gợi ý.
 Bắt chước trò chơi của các bạn.
Kỹ năng học đường
 Học được thông qua quan sát người khác.
 Có thể hoàn thành công việc đòi hỏi phải
ngồi một chỗ một cách tự lập.
 Có thể giơ tay khi cần sự hỗ trợ.
 Đạt được các yêu cầu của tiết học khi học
trong nhóm.
 Hoàn thành chương trình học theo đúng
trình độ lớp.
Kỹ năng hành vi

 Phản ứng phù hợp với các sự kiện diễn ra


ngẫu nhiên.
 Hầu như không thể hiện các hành vi quấy
rối trong mọi hoàn cảnh.
 Có sự kiểm soát nhất định những hành vi
rập khuôn.
“Tất cả các trẻ khuyết tật
đều có quyền được
thấu hiểu, được tôn trọng,
được học tập và được lớn
lên trong thiên đường
của
tình yêu thương,
hạnh phúc,
bình đẳng”
CÁM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI
CỦA QUÝ VỊ!

You might also like