Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 149

Chương 3

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ


GIỮA CHI PHÍ, KHỐI LƯỢNG
VÀ LỢI NHUẬN
I. Ý NGHĨA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI
PHÍ KHỐI LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN
1. Khái niệm
KTQT là một phân hệ của kế toán nhằm
cung cấp các thông tin hữu ích cho các NQT
ra quyết định.
Các quyết định của NQT ảnh hưởng trực
tiếp đến thành công hay thất bại của DN.
Vì vậy phân tích mối quan hệ giữa chi phí -
khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp thông tin cho
NQT ra quyết định
Phân tích CVP nghiên cứu ảnh hưởng
của sự thay đổi mức hoạt động lên chi phí,
doanh thu và lợi nhuận.
Phân tích CVP còn xem xét sự thay đổi
của giá bán , chi phí, cơ cấu sản phẩm tác
động đến lợi nhuận của DN
2. Ý nghĩa của phân tích CVP
- Xác định số lượng SP sản xuất, tiêu thụ,
doanh thu tương ứng, thời gian tương ứng để
đạt được mức hòa vốn.
Điểm hòa vốn là điểm tại đó Tổng lợi nhuận = 0
hay Tổng DT= Tổng CP.
DN có lãi khi hoạt động vượt điểm hòa vốn và lỗ
nếu hoạt động dưới điểm hòa vốn
Hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt
động, nhưng phân tích điểm hòa vốn, xác
định DT, SL và thời gian hòa vốn có ý
nghĩa quan trọng
Căn cứ vào điểm hòa vốn biết
+ Để tránh thua lỗ và cung cấp các thông tin
hữu ích trong việc xử lý CP tại các mức
tiêu thụ khác nhau nhằm khai thác tối đa
các yếu tố sản xuất,
+ Giúp xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng
như đưa ra các quyết định kinh doanh
trong ngắn hạn
- Mục tiêu lợi nhuận luôn được các NQT
quan tâm hàng đầu, phân tích mối quan
hệ C-V-P là cơ sở để DN xác định lợi
nhuận kế hoạch hay lợi nhuận mong
muốn, tức là DN cần phải sản xuất tiêu thụ
SP với số lượng như thế nào? Cơ cấu SP
ra sao để đạt được lợi nhuận như mong
muốn
- Phân tích mối quan hệ C-V-P là căn cứ
để xác định giá bán phù hợp nhằm thỏa
mãn nhu cầu thị trường và thu nhập tối đa.
Chiến lược giá là chiến lược kinh doanh
nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến việc tăng
giảm thị phần tiêu thụ SP trên thị trường.
Khi tăng giá thường giảm SL bán nhưng đôi
khi đồng nghĩa với việc tăng chất lượng
cũng như thương hiệu của SP.
Nếu giảm giá bán, SL tăng nên phân tích sự
thay đổi của giá cần xem xét đến độ co
dãn của cầu theo giá, tính chất bổ sung
hay thay thế của SP, vị trí của SP trên thị
trường
Qua đó xác định sự thay đổi của DT, LN là
căn cứ lựa chọn phương án tối ưu
Như vậy thay đổi giá bán cần được
nghiên cứu trong những điều kiện cụ thể,
cần nghiên cứu kỹ thị trường cũng như
mục tiêu của DN
- Phân tích mối quan hệ C-V-P là căn cứ
đưa ra các quyêt định ngắn hạn như
. Có nên thay đổi giá bán
. Thay đổi BP, ĐP
. Thay đổi cơ cấu tiêu thụ SP
. Thay đổi cơ cấu CP
Việc thay đổi các yếu tố đó ảnh hưởng đến
kinh doanh, ảnh hưởng đến LN ra sao
II. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG PHÂN TÍCH
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối
lượng – lợi nhuận là
- Xem xét mối quan hệ biện chứng giữa
các nhân tố giá bán, sản lượng, CP cố
định, CP biến đổi và
- Tác động của chúng đến kết quả lợi nhuận
của DN
Nắm vững mối quan hệ giữa chi phí –
khối lượng – lợi nhuận có ý nghĩa rất quan
trọng trong việc khai thác các khả năng
tiềm tàng,
là cơ sở cho việc ra các quyết định lựa
chọn hay quyết định điều chỉnh KD như giá
bán, chi phí, sản lượng… nhằm tối đa hóa
lợi nhuận
Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng –
giá cả và lợi nhuận được thể hiện trong
phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi
nhuận
Doanh thu – Chi phí = lợi nhuận
Từ phương trình kinh tế cơ bản này có
nhiều cách nhìn và khai thác khác nhau về
mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng –
giá cả và lợi nhuận. Vấn đề là ở chỗ quan
niệm và cách ứng xử về CP
1. Lãi trên biến phí (số dư đảm phí; phần
đóng góp)
Theo phương pháp truyền thống, chúng
ta tính và phân bổ tất cả các loại CP, bao
gồm cả CP cố định trong khâu sản xuất
và lưu thông cho mỗi đơn vị SP tiêu thụ
Từ đó có khái niệm giá thành toàn bộ đơn
vị SP tiêu thụ. Lấy giá bán trừ đi giá thành
toàn bộ đơn vị SP tiêu thụ có lợi nhuận
đơn vị SP
Lợi nhuận giá bán giá thành toàn bộ
đơn vị = đơn vị - đơn vị sản phẩm
sản phẩm tiêu thụ
Tổng lợi nhuận được xác định bằng sản
lượng tiêu thụ nhân với lợi nhuận đơn vị

Tổng lợi
nhuận = Sản lượng tiêu thụ x lợi nhuận
tiêu thu đơn vị
Các NQT có thể sử dụng phương pháp
này cho một số mục đích như đánh giá SP
tồn kho, hoặc kết quả lợi nhuận trên các
báo cáo tài chính.
Nhưng với những mục đích khác giúp các
NQT ra các quyết định nhằm khai thác các
yếu tố về khối lượng, chi phí, giá cả để tối
hóa lợi nhuận thì phương pháp này có hạn
chế
Để giải quyết, khi phân tích mối quan hệ
giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, các
nhà kế toán sử dụng phương pháp hạch
toán chi phí biên hay còn gọi là phương
pháp số dư đảm phí
Theo phương pháp này, phải
+ Thứ nhất phân tích toàn bộ chi phí thành 2
và chỉ 2 loại CP biến đổi và chi phí cố định
+ Thứ hai, về ứng xử chi phí, không tính
toán, phân bổ CP cố định cho mỗi đơn vị
SP mà luôn ứng xử nó là tổng số và là CP
thời kỳ
Tổng CP cố định ở kỳ nào phải được bù
đắp đầy đủ trong kỳ đó. Như vậy, nếu xét
theo mỗi đơn vị SP thì CP chỉ bao gồm
phần biến phí
Phương trình kinh tế cơ bản xác định lợi
nhuận được viết lại
DT – Bp - Đp = Ln
hay SLxg – Slxbp – Đp = Ln
SL(g-bp) – Đp = Ln
Phần chênh lệch giữa giá bán và biến phí
(g-bp) gọi là lãi trên biến phí
Lãi trên biến phí được dùng để trang trải
định phí, phần còn lại là lợi nhuận thuần
Lãi trên biến phí có thể được xác định cho
+ Mỗi đơn vị sản phẩm, từng mặt hàng
(Lãi trên biến phí đơn vị)
+ Tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu
thụ (Tổng lãi trên biến phí)
(i) Lãi trên biến phí đơn vị (lb)

lb = g - bp
Đặc điểm
+ Không thay đổi cho dù các mức độ sản
lượng khác nhau,
+ Lãi trên biến phí đơn vị giống nhau ở tất
cả các mức độ của sản lượng
+ Có thể sử dụng chỉ tiêu lãi trên biến phí
đơn vị để tính toán các chỉ tiêu khác một
cách nhanh chóng và đơn giản cho các
mức độ sản lượng khác nhau
+ Lãi trên biến phí đơn vị là chỉ tiêu rất cơ bản
trong nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí –
khối lượng – giá cả và lợi nhuận,
+ Giúp lượng hóa một cách đúng đắn nhất các
phương án khai thác các khả năng khác nhau
về chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu
thụ và nhanh chóng nhất có trả lời về phương
án lựa chọn nhằm tối đa hóa lợi nhuận
(ii) Tổng lãi trên biến phí (LB)

LB = SL x lb
Sl x (g-bp) = Dt –Bp – Đp
Ln = LB – Đp
Đặc điểm
+ Tổng lãi trên biến phí trước hết dùng để trang trải
cho định phí, phần còn lại sau khi đã bù đắp đủ định
phí chính là lợi nhuận
+ Nếu tổng lãi trên biến phí lớn hơn định phí thì có lãi
và ngược lại thì lỗ
+ Muốn tối đa hóa lợi nhuận cần phải tối đa hóa tổng
lãi trên biến phí
NQT có thể sử dụng chỉ tiêu này cho mục đích như
đánh giá SP tồn kho, kết quả lợi nhuận trên các báo
cáo tài chính
Với các mục đích khác giúp các NQT ra
quyết định nhằm khai thác các yếu tố về
khối lượng, chi phí, giá cả để tối đa hóa lợi
nhuận
Từ phương trình
Ln = LB – Đp
Nhận thấy nếu Đp là đại lượng ổn định thì
muốn tối đa hóa lợi nhuận cần phải tối đa
hóa tổng lãi trên biến phí.
2. Tỷ suất lãi trên biến phí (lb%)
Biểu hiện bằng số tương đối quan hệ tỷ lệ giữa
tổng lãi trên biến phí với doanh thu
Lãi trên biến phí đơn vị là thuật ngữ quan trọng
khi chỉ xem xét riêng lẻ cho từng mặt hàng.
Khi xem xét tổng hợp cho nhiều mặt hàng khác
nhau cần có thuật ngữ khác có khả năng tổng
hợp hơn, sử dụng tỷ suất lãi trên biến phí
Về tổng quát, tỷ suất lãi trên biến phí
được xác định bằng cách lấy tổng lãi trên
biến phí chia cho doanh thu.
Tỷ suất lãi trên biến phí có thể xác định
cho từng mặt hàng và cũng có thể xác
định bình quân cho các mặt hàng khác
nhau
(i) Với từng mặt hàng: tỷ suất lãi trên biến
phí đơn vị sản phẩm và tỷ suất lãi trên biến
phí của tất cả mặt hàng là như nhau

lb LB
lb% = ------- x 100% = -------- x 100%
g Dt
(ii) Với nhiều mặt hàng khác nhau thì tỷ suất
lãi trên biến phí được tính bình quân cho
các mặt hàng

Tổng lãi trên biến phí


của các mặt hàng
lb% = --------------------------------------- x 100%
Tổng doanh thu các mặt hàng
Ý nghĩa chỉ tiêu
+ Tỷ suất lãi trên biến phí cho biết khi
doanh thu tăng lên 1 đồng thì trong mức
tăng đó có bao nhiêu đồng (bằng Lb%)
thuộc về lãi trên biến phí.
Nếu vượt quá điểm hòa vốn thì tỷ lệ tăng
của doanh thu chính là tỷ lệ tăng của tỷ
suất lãi trên biến phí và mức tăng của tổng
lãi trên biến phí là mức tăng lợi nhuận
+ Giúp các NQT nghiên cứu được mối quan
hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
trong trường hợp DN sản xuất và kinh
doanh nhiều mặt hàng khác nhau
+ Giúp nhanh chóng và thuận lợi hơn trong
việc xác định lợi nhuận và tổng lãi trên
biến phí của bất kỳ một số liệu nào của
doanh thu mà không cần xem xét đến khối
lượng tiêu thụ
Từ đó có thêm một cách xác định tổng lãi
trên biến phí và lợi nhuận

LB = Dtxlb%
Ln = Dtxlb% - Đp
+ Trong cùng điều kiện như nhau, nếu sản
phẩm nào có tỷ lệ lãi trên biến phí cao thì
lợi nhuận tăng cao hơn khi cùng tăng một
lượng doanh thu như nhau

Ln tăng = Dt tăng x lb%


3. Điểm hòa vốn
- Là điểm mà tại đó Tổng DT vừa đủ bù đắp
Tổng CP
- Là điểm mà tại đó Tổng lợi nhuận gộp vừa
đủ bù đắp Tổng Đp
- Là điểm tại đó không lỗ không lãi, Ln= 0
Với bất cứ khái niệm nào, điểm hòa vốn là
một “ngưỡng”quan trọng của NQT kể từ
khi tiến hành sản xuất Khi qua khỏi
“ngưỡng” đó NQT tự tin trong các quyết
định kinh doanh để mau chóng tìm kiếm
trên thương trường
Điểm hòa vốn được xác định:
+ Sản lượng SP hòa vốn
+ Doanh thu hòa vốn
+ Thời gian đạt điểm hòa vốn
Để xác định điểm hòa vốn cần phải
- Phân loại chi phí thành biến phí và định
phí.
- Xác định giới hạn của quy mô hoạt động
trong phạm vi cho phép. Việc xác định giới
hạn của quy mô hoạt động là cơ sở tiền đề
để xác định định phí của DN
Xác định điểm hòa vốn có ý nghĩa quan
trọng đối với NQT, bởi nó là căn cứ để
NQT đưa ra các quyết định kinh doanh
như chọn phương án kinh doanh, chọn cơ
cấu tiêu thụ SP cho hợp lý, Xác định mức
sản lượng, doanh thu để đạt lợi nhuận
mong muốn
Sản lượng hòa vốn: mức sản lượng được
xác định như sau:
Nếu gọi: Đp là tổng chi phí cố định (định
phí)
bp là chi phí biến đổi (biến phí) tính
cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ
g là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ
SLhv là sản lượng hoà vốn
Tại điểm hòa vốn: Doanh thu = Tổng chi phí
có g. SL = bp.SL + Đp
g. SL - bp.SL = Đp
SL (g - bp) = Đp
Đp
SLhv = -----------------

g - bp
Doanh thu hòa vốn
Từ công thức xác định SLhv nhân cả 2 vế
với giá bán g
gx Đp Đp
SLhv x g = ----------------=> DThv =----------
g - bp 1 - bp/g
Thời gian hòa vốn
SLhv
Thv = --------------------- x 12 tháng
SL
DThv
= -------------------- x 12 tháng
DT
Giả thiết khi nghiên cứu điểm hòa vốn
Mặc dù điểm hòa vốn được sử dụng khá
phổ biến nhưng luôn được giới hạn bởi một
số giả thiết để tránh cho người sử dụng đưa
ra những kết luận sai lầm
(i) Lý luận chỉ giới hạn trong một thời kỳ
ngắn, ở đó kéo theo việc cố định một số yếu
tố:
+ Khả năng sản xuất và tình trạng kỹ
thuật của máy móc thiết bị và dây chuyền
công nghệ coi như không thay đổi.
Do đó chi phí cố định cũng không đổi trong
thời kỳ nghiên cứu, vì vậy nếu nhìn trên đồ
thị sẽ thấy đường CP cố định là một đường
thẳng song song với trục hoành
+ Giá bán sản phẩm cũng không đổi và
không bị ảnh hưởng bởi số lượng tiêu thụ
(DN không có chính sách chiết khấu thương
mại cho hàng hóa sản phẩm bán ra)
+ Trong trường hợp sản xuất đồng thời
nhiều loại sản phẩm khác nhau thì cơ cấu
sản phẩm cũng không thay đổi
+ Giá cả các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất cũng phải ổn định và không chịu
ảnh hưởng của khối lượng tiêu dùng
(ii) Sự gián cách thời gian thanh toán cũng
được bỏ qua có nghĩa là không có khoảng
cách giữa:
+ Thời điểm chi phí được ghi nhận và thời
điểm chi trả
+ Thời điểm tiêu thụ sản phẩm và thời điểm
thu tiền của khách hàng
(iii) Khối lượng sản phẩm sản xuất cũng là
khối lượng xuất bán, không có hàng tồn kho
cuối kỳ
Hệ số an toàn:
Hệ số an toàn thể hiện mức độ an toàn khi
đã vượt qua điểm hòa vốn
Mức độ an toàn có thể đo bằng doanh thu
an toàn hoặc tỷ lệ doanh thu an toàn
Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh
thu thực tế và doanh thu tại điểm hòa vốn
Chỉ tiêu này thể hiện mức giảm doanh thu
mà DN có thể chịu được trước khi DN bị lỗ
Một mức doanh thu an toàn cao cho phép
DN vượt qua được những thời kỳ khủng
hoảng kinh tế lớn và những khó khăn trầm
trọng trong quá trình hoạt động SXKD
Mức an toàn Doanh thu Doanh thu
về = thực tế - hòa vốn
Doanh thu

Tỷ lệ an Mức an toàn về DT
toàn về = ----------------------------
Doanh thu DT thực hiện
Tỷ lệ Mức sản lượng an toàn
an toàn = ---------------------------------
về sản lượng Sản lượng thực hiện
Mức an toàn về số lượng SP
= ---------------------------------------- x 100%
Sản lượng hoạt động
4. Kết cấu chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ
về tỷ lệ của ĐP và BP trong tổng chi phí
Mỗi DN xác lập một kết cấu chi phí riêng
trên cơ sở đặc điểm kinh doanh, mục tiêu
kinh doanh
Không có một mô hình kết cấu chi phí
chuẩn nào để DN áp dụng
Không thể nói một kết cấu chi phí như thế
nào là tốt nhất
Mỗi DN có tính chất, đặc điểm kinh doanh
khác nhau, có chính sách và chiến lược
kinh doanh khác nhau vì vậy một kết cấu
chi phí được coi là hợp lý là kết cấu chi phí
phù hợp với chiến lược phát triển của DN
và tùy thuộc vào thái độ của NQT về rủi ro
do kinh doanh
Trong điều kiện không ổn định của nền kinh
tế, việc tiêu thụ SP gặp nhiều khó khăn thì
DN nào có kết cấu CP với phần định phí
thấp hơn tức là quy mô TSCĐ nhỏ hơn thì
sẽ dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc
chuyển đổi cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Trong điều kiện ổn định và phát triển của
nền kinh tế DN nào có kết cấu CP với phần
định phí lớn hơn, tức là có quy mô TSCĐ
lớn hơn thì DN đó có nhiều lợi thế trong
cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường
DN nào có tỷ lệ biến phí nhỏ hơn thì tỷ suất
lãi trên biến phí (lb%) cao, khi đó doanh
thu tăng thì lợi nhuận tăng nhanh hơn
DN nào có tỷ lệ biến phí cao thì tỷ suất lãi
trên biến phí (lb%) thấp, khi đó doanh thu
tăng thì lợi nhuận tăng chậm hơn
5. Đòn bẩy kinh doanh
Kết cấu chi phí với những cơ hội đem lại lợi
nhuận cao, nhưng đồng thời đi liền với nó
là mức độ rủi ro kinh doanh lớn.
Trong kinh tế, các nhà kinh tế cũng sử dụng
một công cụ gọi là đòn bẩy kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là thuật ngữ để phản
ánh về mức độ sử dụng định phí trong DN.
DN nào có kết cấu CP với phần định phí
cao hơn thì DN đó được gọi là có đòn bẩy
kinh doanh lớn hơn và ngược lại. Với đòn
bẩy kinh doanh lớn, DN có thể đạt được tỷ
lệ cao hơn về lợi nhuận với một tỷ lệ tăng
thấp hơn nhiều về doanh thu
Để kiểm soát và sử dụng đòn bẩy kinh
doanh phù hợp và có hiệu quả, cần phải
xác định độ lớn đòn bấy kinh doanh
ĐB là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa
tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh
thu (trong trường hợp tăng sản lượng, giá
bán không đổi)
Độ lớn Tốc độ tăng lợi nhuận
của đòn bẩy = -------------------------------
kinh doanh Tốc độ tăng doanh thu
Độ lớn đòn bảy kinh doanh cho biết mỗi %
thay đổi về doanh thu sẽ làm thay đổi bao
nhiêu % lợi nhuận
Khía cạnh khác đòn bẩy kinh doanh là chỉ
tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong
DN

Độ lớn LB LB
của đòn bẩy = ----------- = -----------
kinh doanh Ln LB - Đp
DN nào có kết cấu chi phí với phần Đp
cao hơn thì DN đó được gọi là có đòn bẩy
kinh doanh lớn hơn và ngược lại
Với đòn bẩy kinh doanh lớn DN có thể đạt
được tỷ lệ cao hơn về lợi nhuận với một tỷ
lệ tăng thấp hơn nhiều về doanh thu
III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C-V-P
VÀO QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
1. Quy trình xử lý và phân tích thông tin
(i) Thông tin sử dụng:
- Thông tin đã thu thập được trong quá khứ
về chi phí
- Thông tin dự kiến trong tương lai về thị
trường, giá cả, lượng tiêu thụ
(ii) Quy trình xử lý thông tin
Bước 1: Phân loại chi phí
Toàn bộ chi phí trong kỳ không kể là chi
phí sản xuất, chi phí bán hàng hay chi phí
quản lý doanh nghiệp đều được phân
thành chi phí biến đổi và chi phí cố định
Việc phân loại chi phí được thực hiện theo
tiêu thức mối quan hệ giữa chi phí và khối
lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ
Không có khoản chi phí nào không được
phân vào một trong hai loại biến phí hay
định phí
Sau khi phân loại, chi phí biến đổi được
tính cho từng đơn vị sản phẩm, chi phí cố
định luôn để là tổng số
Bước 2: Phân tích các phương án
Để phân tích các phương án sử dụng các
khái niệm cơ bản:
lb = g - bp
LB = SL x lb
lb% = lb/gx100% = (LB/Dt) x 100%
Trong đó Tổng lãi trên biến phí là khái niệm
trung tâm
Phương trình sử dụng để phân tích
- Phương trình 1
SLxlb = Đp + LN
SLxlb - Đp = LN
- Phương trình 2
Dtxlb% = Đp + LN
Dtxlb% - Đp = LN
Dựa vào mô hình trên có thể thấy mối
quan hệ giữa Tổng lãi trên biến phí và các
khái niệm lãi trên biến phí đơn vị, Tỷ suất
lãi trên biến phí cũng như các yếu tố khác
có liên quan như lợi nhuận, sản lượng,
doanh thu, định phí; đồng thời có thể xác
định được các phương trình sử dụng để
phân tích các phương án
Tùy theo các yếu tố được khai thác trong
mỗi phương án mà có thể sử dụng phương
trình 1 hoặc phương trình 2 cho phù hợp.
Nếu các yếu tố khai thác trong mỗi phương
án cho phép tiếp cận đến lãi trên biến phí
đơn vị, sản lượng sản phẩm thì cần sử dụng
phương trình 1
Nếu yếu tố khai thác doanh thu và tỷ suất lãi
trên biến phí thì phải sử dụng phương trình 2
Phân tích các phương án
Dựa vào phương trình 1 và phương trình
2, muốn tối đa hóa lợi nhuận cần phải tối
đa hóa tổng lãi trên biến phí
Kết quả của mỗi phương án được xác định
theo các trường hợp
+ Nếu định phí không thay đổi, tổng lãi trên
biến phí tăng (giảm) bao nhiêu sẽ làm cho
lợi nhuận tăng (giảm) bấy nhiêu
+ Nếu định phí thay đổi thì phần chênh lệch
trong thay đổi của tổng lãi trên biến phí với
phần thay đổi của định phí sẽ cho kết quả
lợi nhuận của phương án tăng lên hay
giảm đi
ΔLB - ΔĐp = ΔLN
Việc xác định phần thay đổi định phí ΔĐp
tương đối đơn giản, chỉ cần dựa vào kết quả
phân loại chi phí theo phương án đề xuất
Để xác định phần thay đổi của tổng lãi trên
biến phí ΔLB có thể chia thành 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1: Các dữ liệu của phương
án chỉ ảnh hưởng đến một trong hai yếu tố
của tổng lãi trên biến phí,
Theo phương trình 1 là sản lượng (SL)
hoặc lãi trên biến phí đơn vị (lb)
Theo phương trình 2 là doanh thu (Dt)
hoặc tỷ suất lãi trên biến phí (lb%)
Trong trường hợp này để xác định phần thay đổi
(tăng, giảm) của tổng lãi trên biến phí ΔLB có thể
xác định trực tiếp bằng việc lấy phần tăng (+), giảm
(-) của yếu tố thay đổi nhân với yếu tố không thay
đổi
+ Trường hợp 2: Các dữ liệu của phương
án ảnh hưởng đến cả 2 yếu tố của tổng lãi
trên biến phí
Trong trường hợp này để xác định phần
tăng (+), giảm (-) của tổng lãi trên biến phí
trước hết cần xác định tổng lãi trên biến
phí theo phương án mới
Sau đó so sánh tổng lãi trên biến phí mới
với tổng lãi trên biến phí cũ sẽ cho kết quả
chênh lệch về tổng lãi trên biến phí của
phương án mới
Sau khi xác định được phần tăng giảm
của tổng lãi trên biến phí và phần tăng
giảm của định phí sẽ xác định được kết
quả lợi nhuận tăng, giảm của phương án
đang xem xét
Bước 3: Tư vấn lựa chọn phương án
Để ra quyết định, NQT thường phải xem xét
một số phương án lựa chọn. Với mỗi
phương án cần xác định kết quả của
phương án theo trình tự của 2 bước trên.
Sau khi đã xác định được kết quả của các
phương án cần có sự lựa chọn để tìm ra
phương án tối ưu
Về định lượng: với mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận nên phương án nào có kết quả làm
lợi nhuận tăng lên nhiều hơn thì phương
án đó
Về định tính: cần xem xét thị phần, uy tín,
giá trị công ty, sự ổn định và phát triển của
doanh nghiệp được xem là tốt hơn
Tóm lại việc lựa chọn phương án phải căn
cứ vào mục tiêu cụ thể của DN trong từng
kỳ, những biện pháp ấy phải góp phần giải
quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và
mục tiêu lâu dài
2. Lựa chọn phương án kinh doanh
(i) Khi thay đổi định phí và doanh thu
Trong cơ chế thị trường DN không ngừng
cạnh tranh, để tăng sản lượng SP bán ra ,
một trong những cách mà NQT thường sử
dụng là tăng chi phí cố định
Khi nhu cầu tăng thêm của thị trường đối với
sản phẩm của DN đã được xác định, DN
không có điều kiện để thay đổi biến phí và
giá bán sản phẩm
Để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ từ
đó phấn đấu tăng doanh thu và lợi nhuận,
NQT có thể thực hiện chọn phương án
thay đổi định phí và doanh thu
Bằng cách:
- Tăng chi phí quảng cáo, khuyến mại và
tiếp thị
- Mở rộng và tăng thêm các cửa hàng giới
thiệu, bán sản phẩm
- Áp dụng công nghệ tiên tiến
Như vậy DN điều chỉnh tăng định phí để
tăng doanh thu sao cho lợi nhuận đạt
được cao nhất (với điều kiện giá bán
không thay đổi)
Để đạt được mục tiêu thì mức tăng định
phí phải nhỏ hơn mức tăng thêm lợi nhuận
hay tổng lãi trên biến phí tăng thêm phải
lớn hơn định phí tăng thêm
Để ra quyết định đúng đắn thì KTQT phải
cung cấp được thông tin
- Khi điều chỉnh tăng định phí và ứng với
khoản tăng đó thì số lượng sản phẩm tiêu thụ
sẽ tăng thêm là bao nhiêu thì sẽ tăng được lợi
nhuận
- Nếu tăng khoản định phí đó mà số lượng
sản phẩm tiêu thụ tăng thêm dưới mức là bao
nhiêu thì sẽ bị giảm lợi nhuận
Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm
sau khi tăng định phí (số lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng thêm cần đạt được)

Số lượng sản phẩm Định phí tăng thêm


tiêu thụ tăng thêm > -------------------------
(SL tăng thêm) Lãi trên biến phí đơn

vị
Trình tự tính toán lựa chọn phương án
kinh doanh
(1) Xác định mức tăng tổng lãi trên biến phí
của phương án mới LB1 theo tỷ lệ tăng
doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ do tăng
định phí
Mức gia tăng Dt Tỷ lệ lb%
LB1 do = phương x tăng x của phương
tăng SL án cũ Dt phương án cũ
tiêu thụ
(2) Mức tăng tổng định phí phương án mới
là ΔĐp
(3) So sánh và tư vấn
+ Nếu (LB1 – ΔĐp) > 0 nên tiến hành
phương án mới, vì phương án mới làm gia
tăng lợi nhuận cho DN
+ Nếu (LB1 – ΔĐp) ≤ 0 không nên tiến hành
phương án mới, vì phương án mới lợi
nhuận không gia tăng mà giảm một khoản
LB1 – ΔĐp
(ii) Khi thay đổi biến phí và doanh thu
Biến phí trong DN thường là CPNVL trực
tiếp, CPNC trực tiếp hoặc hoa hồng dành
cho người bán hàng….
Khi thay đổi biến phí thường ảnh hưởng
đến chất lượng SP có thể tăng hoặc giảm
tùy theo từng trường hợp cụ thể
Khi chất lượng tăng hoặc giảm tác động
đến khối lượng SP tiêu thụ trên thị trường
và ảnh hưởng đến doanh thu
Như vậy DN cần thay đổi biến phí và
doanh thu bằng các trường hợp
- Tăng Bp bằng cách tăng Bp trực tiếp hoặc
sử dụng NVL thay thế với chất lượng cao
hơn, làm tăng chất lượng SP từ đó có điều
kiện để tăng SL tiêu thụ, tăng Dt và LN
- Tăng các khoản Bp gián tiếp (tăng chi phí
hoa hồng bán hàng) tạo điều kiện để tăng
SL tiêu thụ, từ đó tăng Dt và LN
- Giảm bớt chi phí biến đổi bằng cách sử
dụng NVL thay thế với chất lượng thấp
hơn hoặc cắt giảm các khoản Bp gián tiếp.
Dẫn đến chất lượng SP kém, SL tiêu thụ
giảm, tác động đến Dt và LN
Trình tự tính toán và phân tích lựa chọn
phương án
(1) Xác định tổng lãi trên biến phí sau khi
thay đổi
SL 100%+- lb
LB1 = tiêu thụ x tỷ lệ tăng x phương
P/a cũ giảm SL tiêu thụ án mới
(2) Xác định tổng lãi trên biến phí theo
phương án cũ LB0
(3) So sánh và tư vấn
+ Nếu (LB1 – LB0) > 0 nên tiến hành
phương án mới, vì phương án mới làm gia
tăng lợi nhuận cho DN
+ Nếu (LB1 – LB0) ≤ 0 không nên tiến hành
phương án mới, vì phương án mới không
gia tăng mà giảm một khoản là (LB1 –
LB0)
(iii) Khi thay đổi định phí, giá bán và
doanh thu
Trường hợp cạnh tranh gay gắt, thị trường
tiêu thụ bị thu hẹp, không có điều kiện tăng
Bp, tăng chất lượng SP
Để thu hút khách hàng NQT có thể lựa
chọn phương án kết hợp tăng Đp bằng
tăng cường quảng cáo, tiếp thị, giảm giá
bán để tăng SL tiêu thụ từ đó tăng Dt
Thông thường tăng Đp, giá bán không
đổi, khối lượng SP tiêu thụ không tăng thì
LN giảm và nếu tăng Đp, giảm giá bán mà
khối lượng SP tiêu thụ không tăng thì cũng
làm cho LN giảm
Như vậy để tăng LN chỉ còn duy nhất là
tăng khối lượng SP tiêu thụ. Khi khối
lượng SP tiêu thụ tăng vượt qua số lượng
giới hạn thì khi đó mới cho phép hạ giá
bán
Trình tự tính toán, phân tích lựa chọn
phương án
(1) Xác định tổng lãi trên biến phí theo
phương án mới
SL tiêu lb theo
LB1 = thụ p/a x Tỷ lệ tăng SL x p/a
cũ mới
(2) Xác định tổng lãi trên biến phí phương
án cũ LB0
(3) Xác định mức tăng định phí phương án
mới ΔĐp
(4) So sánh và tư vấn
+ Nếu (LB1 – LB0 - ΔĐp) > 0 nên tiến hành,
vì phương án mới gia tăng lợi nhuận cho
DN
+ Nếu (LB1 – LB0 - ΔĐp) ≤ 0 không nên tiến
hành, vì phương án mới không gia tăng lợi
nhuận cho DN
(iv) Khi thay đổi định phí, biến phí và
doanh thu
Trong kinh doanh, quảng bá sản phẩm chưa
phải là phương sách tốt nhất để tăng khối
lượng SP tiêu thụ, tăng cường quảng cáo
chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu khi tung
ra sản phẩm, sau đó phải thay đổi bằng
nhiều biện pháp khác nhau
Trường hợp khá phổ biến hiện nay là
giảm chi phí quảng cáo để thưởng cho
khách hàng những hiện vật thích hợp theo
số lượng SP nhất định đã bán được
Với biện pháp này sẽ tăng khối lượng SP
tiêu thụ, tăng Dt tăng lợi nhuận tối đa
Về lý thuyết, trong điều kiện không ràng
buộc bới các yếu tố Đp, Bp và giá thành
SP, NQT có thể lựa chọn phương án thay
đổi Đp, Bp, thậm chí kết hợp cả sự thay
đổi giá bán để tăng SL tiêu thụ, tăng LN
Đây là tình huống thay đổi Đp, `Bp và Dt
Các tình huống cụ thể
(1)Tăng Đp, Bp để tăng chất lượng SP, từ
đó tăng giá bán, tăng SL tiêu thụ tăng LN
(2) Giảm Đp, tăng Bp tạo điều kiện tăng chất
lượng SP, tăng giá bán tăng LN
(3) Giảm Đp, giảm Bp có thể giảm chất
lượng SP, hạ giá bán tăng SL tiêu thụ tăng
LN
(4) Tăng Đp, giảm Bp hạ giá bán để tăng SL
tiêu thụ tăng LN
Trình tự tính toán, phân tích lựa chọn
phương án
(1) Xác định tổng lãi trên biến phí do thay
đổi các nhân tố
SL 100% + tỷ lệ lb
LB1 = tiêu thụ x tăng SL x p/a
theo P/a cũ tiêu thụ mới
(2) Xác định tổng lãi trên biến phí phương
án cũ LB0
(3) Xác định mức tăng (giảm) định phí ΔĐp
(4) So sánh và tư vấn
Nếu (LB1 - LB0) – ΔĐp > 0 nên tiến hành
phương án vì phương án mới gia tăng LN
Nếu (LB1 - LB0) – ΔĐp ≤ 0 không tiến hành
phương án vì phương án không gia tăng LN
mà giảm một khoản (LB1 - LB0) – ΔĐp
(v) Khi thay đổi kết cấu giá bán cho hợp
đồng tăng thêm
Để giảm rủi ro các DN thường kinh doanh
nhiều loại mặt hàng , nhóm mặt hàng vì
vậy NQT nên chọn cho DN 1 cơ cấu tiêu
thụ SP hợp lý, đảm bảo vừa khai thác tối
đa các yếu tố sản xuất vừa thỏa mãn nhu
cầu của thị trường
Cơ cấu tiêu thụ SP thường phụ thuộc vào
(i) Thu nhập của từng nhóm khách hàng
trên thị trường
(ii) Tính chất của SP
(iii) Công dụng của SP
(iv) Giá bán của SP
(v) Phương thức bán hàng của DN khi
tung SP ra thị trường
Do vậy DN muốn xác định một cơ cấu SP
tiêu thụ thường dựa vào
+ Kết quả điều tra của thị trường
+ Kết quả tiêu thụ thực tế của kỳ trước
=> từ đó DN xác định cơ cấu sản xuất thu
mua phù hợp
Khi DN quyết định thay đổi cơ cấu SP cần
phải dựa vào
+ Thu nhập thuần của các phương án
mang lại
+ Khả năng tiêu thụ của DN
Tình huống này thường xảy ra khi có thêm
cơ hội các đơn đặt hàng mới với các mức
giá khác nhau
DN cần tính toán và xác định giá bán tối
thiểu để thỏa thuận với khách hàng và đạt
được mục tiêu lợi nhuận tăng thêm
Trình tự tính toán và phân tích
- Xác định biến phí đơn vị (bp)
- Xác định chi phí cố định đơn vị tăng thêm
(đp)
- Xác định lợi nhuận mục tiêu cho mỗi đơn
vị sản phẩm (ln)
- Tính giá bán mới g = bp + đp + ln
IV. ỨNG DỤNG ĐIỂM HÒA VỐN
1.Xác định sản lượng cần tiêu thụ để
đạt lợi nhuận mục tiêu

DN cần sản xuất tiêu thụ bao nhiêu SP và


mức doanh thu cần đạt được bao nhiêu để
có được mức lợi nhuận mục tiêu đặt ra
Định phí + Lợi nhuận mục tiêu
Mức tiêu thụ = --------------------------------------
Lãi trên biến phí đơn vị
Đp + Ln
SL = ---------------------
lb
Doanh thu Mức tiêu thụ
cần = cần x Giá bán đơn vị
thực hiện thực hiện

Dt = SL x g
Trường hợp kinh doanh nhiều mặt hàng thì
xác định mức doanh thu cần thực hiện để
đạt mục tiêu lợi nhuận là dựa vào tỷ suất
lãi trên biến phí (lb%) để xác định
Định phí + Lợi nhuận mục tiêu
Mức doanh thu = ----------------------------------------
lb%
2. Quyết định khung giá bán của SP
Đặc trưng của cơ chế thị trường là có sự
cạnh tranh về giá. Biết tận dụng cơ hội
điều chỉnh giá hợp lý sẽ có thể đem lại cơ
hội tăng lợi nhuận cao, nhưng nếu các
biện pháp sử dụng giá không hợp lý có thể
đưa đến thất bại, thậm chí phá sản
NQT cần sử dụng phân tích điểm hòa vốn
trong mối quan hệ với giá bán để tính toán
khung giá cho từng loại SP ở các mức độ
sản lượng khác nhau, từ đó tùy theo các
điều kiện cụ thể có cách chủ động điều
chỉnh giá phù hợp
Khung giá bán là giá bán hòa vốn ở các
mức độ sản lượng khác nhau

Đp
ghv = --------- + bp
SL
3. Điều chỉnh kết cấu hàng bán
Tình huống này xảy ra trong điều kiện kinh
doanh nhiều mặt hàng, có kết cấu hàng
bán khác nhau.
Vì mỗi mặt hàng có chi phí, giá bán khác
nhau thì sẽ cho tỷ suất lb% khác nhau
Khi tiêu thụ nhiều mặt hàng với tỷ trọng
thay đổi giữa các kỳ thì điểm hòa vốn cũng
thay đổi.
Do đó cần phân tích để điều chỉnh kết cấu
hàng bán với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
4. Các quyết định thúc đẩy
Với các DN sản xuất và kinh doanh nhiều
mặt hàng khác nhau. Ngoài các hoạt động
và kết quả bình thường DN còn có thể có
những sự dư thừa có giới hạn một số yếu
tố nào đó còn có thể khai thác để nâng cao
lợi nhuận
Trong điều kiện yếu tố dư thừa có giới
hạn lại sản xuất kinh doanh nhiều mặt
hàng khác nhau. Cần dùng yếu tố dư thừa
để thúc đẩy cho mặt hàng nào để tối đa
hóa lợi nhuận
Loại quyết định này không phải để cắt
giảm một loại sản phẩm mà để thúc đẩy
SP đó lên hơn so với các SP khác trong
điều kiện tiềm năng các yếu tố có giới hạn
Có thể có nhiều yếu tố giới hạn khác
nhau, có những yếu tố từ phía doanh
nghiệp như khả năng dôi dư về số giờ
máy, giờ công hoặc dôi dư về vốn lưu
động
Cũng có những yếu tố tiềm năng được
phát hiện từ phía thị trường như khả năng
tiêu thụ thêm có giới hạn về số lượng SP
hoặc khả năng về giá trị SP tiêu thụ thêm
Với mỗi yếu tố giới hạn, SP sẽ được thúc
đẩy trước tiên là SP cho lợi nhuận (lãi trên
biến phí) cao nhất trên yếu tố tiềm năng có
giới hạn đó
Thông tin sử dụng: Phù hợp với quyết
định này các thông tin được sử dụng là
những thông tin về lãi trên biến phí đơn vị
của các loại sản phẩm; định mức lao động,
định mức vật tư, định mức số giờ máy,
thông tin về khả năng thị trường cho
những loại sản phẩm đang sản xuất
Quy trình xử lý thông tin: Về nguyên tắc,
loại sản phẩm nào đem lại lãi trên biến phí
đơn vị cao nhất thì SP đó được ưu tiên
thúc đẩy trước
Nhưng đơn vị không phải chỉ là đơn vị SP
mà được hiểu chung cho các yếu tố dư
thừa giới hạn như lãi trên biến phí của 1
giờ máy.
V. ĐIỀU KiỆN ÁP DỤNG PHÂN TÍCH MỐI
QUAN HỆ C-V-P
Việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí
sản lượng và lợi nhuận chỉ có thể thực
hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau (4)
- Phương trình biến động của doanh thu
phải có dạng tuyến tính, nghĩa là giá của
SP sẽ không thay đổi khi mức tiêu thụ thay
đổi trong phạm vi phù hợp
- Phương trình chi phí có dạng tuyến tính
trong phạm vi phù hợp, chi phí phải chia
thành biến phí và định phí
- Kết cấu tiêu thụ hàng không đổi ở các mức
doanh thu khác nhau, khi kinh doanh nhiều
mặt hàng
- Các mức tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ đều
bằng nhau, có nghĩa là đảm bảo số lượng
tiêu thụ bằng số lượng sản xuất
VI. HẠN CHẾ CỦA PHÂN TÍCH CVP
Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng
– lợi nhuận với những giả thiết nên có
những hạn chế nhất định: (4)
- Giả thiết mối quan hệ chi phí – khối lượng
– lợi nhuận là quan hệ tỷ lệ nên có thể bị
phá vỡ
- Giả thiết phải phân loại được chi phí thành
biến phí, định phí, nhưng khó có thể phân
loại được chính xác
- Giả thiết kết cấu hàng bán không thay đổi,
nhưng kết cấu hàng bán luôn thay đổi do
ảnh hưởng cung cầu, cạnh tranh trên thị
trường
- Giả thiết khối lượng SP tiêu thụ thay đổi
không có ảnh hưởng do lạm phát, nhưng
không có nền kinh tế nào không lạm phát
- Công suất máy móc thiết bị, năng suất của
công nhân…được giả định không thay đổi
trong suốt thời kỳ. Điều này rất khó tồn tại vì
công suất máy móc thiết bị, năng suất lao
động… phải thay đổi do tuổi thọ của máy
móc, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật, trình
độ người lao động thay đổi gắn liền với sự
phát triển của xã hội.
Phân tích mối quan hệ giữa CP-KL-LN
cung cấp thông tin hữu ích cho NQT lựa
chọn các phương án kinh doanh để ra
quyết định
Căn cứ vào các chỉ tiêu lãi trên biến phí,
Tổng lãi trên biến phí, tỷ lệ lãi trên biến phí
để xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu
hòa vốn cũng như thời gian hòa vốn.
Đồng thời xác định được tại mức SL, DT
là bao nhiêu để đạt được LN kế hoạch và
tránh được rủi ro thông qua các chỉ tiêu
phản ánh mức độ an toàn
NQT căn cứ vào cơ cấu CP cũng như độ
lớn đòn bẩy hoạt động để xác định mức lợi
nhuận thay đổi khi doanh thu thay đổi từ
đó xác định được mức lợi nhuận tối đa
Báo cáo kết quả kinh doanh thường sử
dụng để phân tích trong KTQT là báo cáo
kết quả kinh doanh theo cách ứng sử của
NQT, nghĩa là CP được chia thành BP và
ĐP
Thông qua phân tích mối quan hệ giữa chi
phí khối lượng và lợi nhuận cho biết lợi
nhuận sẽ ảnh hưởng như thế nào khi chi
phí sản lượng thay đổi
Như vậy phân tích mối quan hệ giữa chi
phí khối lượng và lợi nhuận là rất cần thiết
đối với các NQT ra quyết định

You might also like