Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 43

Khoa Y – Trường ĐH QT Hồng Bàng

Bộ môn Điều dưỡng – Kỹ năng TLS


Học phần TIỀN LÂM SÀNG II
Bài 1 Khám mắt. Khám tai ngoài, màng nhĩ, đo thính lực đơn giản
Bài 2 Khám 12 đôi thần kinh sọ, khám cảm giác
Bài 3 Khám chi trên. Khám chi dưới
Bài 4 Khám cơ lực, trương lực cơ, phản xạ và dấu hiệu kích thích màng não
Bài 5 Khám cột sống. Chọc dò tủy sống
Bài 6 Khám vùng bẹn, niệu dục nam, hậu môn trực tràng
Bài 7 Khám thai ngoài giai đoạn chuyển dạ. Khám phụ khoa
Bài 8 Khám đánh giá và phân loại trẻ bệnh từ 2 tháng đến 5 tuổi theo IMCI - Hồi
sức tim phổi ở trẻ em
Bài 9 Quy trình thăm khám bệnh nhân toàn diện
Bài 10 Hướng dẫn tuân thủ điều trị
Bài 11 Giải thích tình huống xấu với người bệnh, thân nhân người bệnh
Bài 12 Quy trình xử trí cấp cứu ban đầu
Bài 13 Đặt airway, úp mặt nạ, giúp thở bằng bóng, đặt nội khí quản người lớn
Bài 14 Sơ cứu gãy xương
Bài 15 Đánh giá cuối kỳ
Khoa Y – Trường ĐH QT Hồng Bàng
Bộ môn Điều dưỡng – Kỹ năng tiền lâm sàng
Học phần TIỀN LÂM SÀNG II

KHÁM 12 ĐÔI DÂY THẦN KINH


SỌ NÃO

GIẢNG VIÊN:
ThS.BS. LƯƠNG THỊ THUẬN
BSCKI. NGUYỄN XUÂN KHANH
(Năm học 2023-2024)
GIẢI PHẪU

Các dây thần kinh sọ được chia ra:


• 3 đôi cảm giác: I, II, VIII
• 5 đôi vận động: III, IV, VI, XI, XII
• 4 đôi hỗn hợp: V, VII, IX, X
10/12 đôi dây thần kinh sọ bắt nguồn từ thân não:
• trung não (nhân dây III, IV)
•cầu não (nhân dây V, VI, VII, VIII)
•hành não (nhân dây IX, X, XI, XII).
CHUẨN BỊ - NGUYÊN TẮC
• Dụng cụ: Dầu gió, đèn pin, cây đè lưỡi, kim
gút đầu tủ, ống nước nóng ống nước lạnh,
bóng chơi mịn, âm thoa…

• Tư thế khám: Tốt nhất người khám và NB


ngồi đối diện nhau.
• khám từng dây, đối xứng, có hệ thống

• Trước khám TK cần xem: Tai, mắt, mũi có bị


bít tắc, viêm...
DÂY
THẦN
KINH
KHỨU
GIÁC
(DÂY I)

Nguyên uỷ của các dây thần kinh sọ


BN ngậm miệng và nhắm mắt lại, bịt một bên
mũi và cho ngửi dầu gió/ dầu thơm, hỏi BN có
cảm nhận được mùi không?

•Lưu ý: Tránh dùng mùi kích thích quá mạnh


ảnh hưởng đến dây V.

•Làm tương tự với mũi đối bên.


DÂY THẦN
KINH THỊ
GIÁC
(DÂY II)

Đường dẫn truyền thị giác


a. Đo thị lực

•Đo bằng bảng thị lực


•Đo thị lực tương đối: cho
BN đọc báo, sách hay đưa
ngón tay ra và hỏi BN mấy
ngón ở vài khoảng cách
khác nhau.
b. Khám thị trường

•Thị trường là khoảng cách không gian mà


bệnh nhân thấy được khi nhìn vào 1 điểm cố
định ở phía trước.

•Thị trường chính xác: máy đo.


•Thị trường tương đối: so sánh với thị trường
của người khám.
• Thầy thuốc đứng trước mặt BN cách khoảng 50 -
60 cm và đưa tay ra bên khoảng 60 cm giữa thầy
thuốc và BN.

• Yêu cầu BN che một mắt lại, thầy thuốc che một
mắt đối diện mắt BN che, hai người nhìn thẳng vào
con mắt của nhau, lúc này thị trường của thầy
thuốc và BN trùng nhau.
• Thầy thuốc cử động nhẹ 1 – 2 ngón tay, yêu
cầu BN nói hoặc chỉ về phía ngón tay khi
chúng cử động.

• Nếu BN không đáp ứng với kích thích, thầy


thuốc xác định vùng giới hạn thị trường bị
mất bằng cách di chuyển từ từ ngón tay vào
trong cho đến khi BN thấy được.
• Bình thường thị trường BN và thầy thuốc tương
đối trùng nhau. Nếu thầy thuốc đã thấy mà BN
chưa thấy: BN bị thu hẹp thị trường
DÂY
THẦN
KINH VẬN
NHÃN
CHUNG
(DÂY III)

Các dây thần kinh của ổ mắt


Khám vận động

BN mở mắt-> sụp mi?


• Khám vận nhãn: Yêu cầu BN cố định
đầu và cổ, mắt nhìn ngón tay của thầy
thuốc cho di chuyển lên trên, xuống
dưới, vào trong

• Liệt dây III: sụp mi, liệt vận nhãn


b. Khám đồng tử:

•Nhìn dưới ánh sáng tự nhiên: Hình dạng,


kích thước.

•Phản xạ ánh sáng: Cho bệnh nhân nhìn ra


ánh sáng cửa sổ hoặc chiếu đèn pin xem
đồng tử có co lại hay không.

•Bất thường: đồng tử méo mó, co nhõ hoặc


giãn rộng, phản xạ ánh sáng yếu
DÂY THẦN KINH CẢM ĐỘNG
(DÂY IV)

• Yêu cầu bệnh nhân giữ cố định đầu và cổ, mắt


nhìn theo đầu bút hay ngón tay của thầy thuốc
cho di chuyển xuống và vào trong.

• Bệnh nhân không thực hiện được: Liệt dây IV.


DÂY THẦN KINH VẬN NHÃN NGOÀI
(DÂY VI)
• Yêu cầu bệnh nhân giữ cố định đầu và cổ, mắt nhìn
theo đầu bút hay ngón tay của thầy thuốc cho di
chuyển xuống và vào trong.

• Liệt dây VI: thường bên liệt nhãn cầu nhìn về phía mũi
• Lưu ý: Vì nhãn cầu vận động được nhờ sự hoạt động
phối hợp dây III, IV, VI nên có thể khám phối hợp dây
III, IV, VI đồng thời.
DÂY THẦN KINH
TAM THOA
(DÂY V)

a. Khám cảm giác

•Cảm giác cho hầu hết các vùng đầu mặt: trán, mặt,
cằm

•Dùng gòn, kim, ngón tay để đánh giá cảm nhận của
BN trên những vị trí ở vùng mặt trong khi nhắm mắt.
Dây thần kinh hàm dưới
•.

b. Khám vận động

• BN nhai rồi cắn thật chặt hai hàm răng lại.


• Thầy thuốc quan sát, sờ tay vào vùng cơ nhai và cảm nhận cơ
này hằn lên, co cứng lại

• yêu cầu BN há miệng, nếu liệt bên nào thì hàm đưa về phía đó
Phản xạ giác mạc

c. BN mở to mắt, nhìn về 1 phía, lấy đuôi gòn chạm


vào giác mạc phía đuôi mắt.

•Bình thường: chớp cả 2 mắt


DÂY
THẦN
KINH MẶT
(DÂY VII)

Sơ đồ dây thần kinh mặt


• Khám cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi: cho BN
nếm mặn, ngọt, chua, đắng xem còn cảm
giác không?

• Quy ước BN cách ra dấu mặn ngọt, yêu cầu


BN nhắm mắt thè lưỡi ra và giữ yên. BN ra
dấu theo quy ước trước, không đưa lưỡi vào
trong.
Khám Vận động cơ mặt

• Người khám quan sát mặt BN có cân đối không?


Nếp nhăn rãnh trán má, mũi còn rõ không hoặc
nhân trung có lệch sang bên không?
• Yêu cầu BN: Nhe răng ra, phồng má, chu môi, thổi hoặc
huýt gió: nếu bị liệt dây VII thì không thực hiện được.

• Cười: miệng và mặt méo lệch qua bên không liệt


• Khi BN lơ mơ hoặc hôn mê: dùng hai ngón I ấn vào hai
góc hàm của BN, BN đau sẽ nhăn mặt. Bên liệt sẽ
không nhăn và cử động được
DÂY THẦN
KINH THÍNH
GIÁC
(DÂY VIII)
DÂY THẦN KINH LƯỠI HẦU
(DÂY IX)

• Vận động các cơ của hầu


• Yêu cầu bệnh nhân há
miệng rộng và phát âm
“A”, “ Ê”. Bình thường: 2
bên màn hầu đều vén lên.
Bên nào liệt sẽ không vén
lên
Khám cảm giác vị giác ở 1/3 sau
lưỡi (ít thực hiện vì khó khăn và
khó đánh giá)
DÂY THẦN KINH PHẾ VỊ
(DÂY X)
DÂY THẦN KINH GAI (DÂY XI)

• Vận động cơ ức đòn chũm: yêu cầu BN quay đầu qua lại,
người khám đứng sau lưng, một tay giữ vai, một tay giữ
hàm mặt thật chặt, cưỡng lại sự quay đầu của BN.

• Lần lượt khám từng bên.


• Bình thường cơ ức đòn chũm bên quay sẽ co lại và hằn lên.
Vận động cơ ức đòn chũm
• Khám cơ thang: yêu cầu BN nâng
từng vai lên rồi cả hai.

• Bên nào không thực hiện được: bên đó bị liệt


DÂY THẦN KINH HẠ THIỆT
(DÂY XII)

• Yêu cầu BN thè lưỡi thật dài ra ngoài miệng.


• Yêu cầu BN đưa lưỡi sang phải, sang trái.
• Nếu bị liệt, lưỡi sẽ đưa sang một bên và
không đưa được sang bên đối diện.
TT Nội dung Chưa Trung Tốt
tốt bình
1 Chào hỏi và giải thích với bệnh nhân
Kỹ thuật thực hiện
Khám 12 đôi dây thần kinh sọ não
2 Dây thần kinh l
3 Dây thần kinh II (thị lực, thị trường)
4 Dây thần kinh III (vận động, đồng tử)
5 Dây thần kinh IV
6 Dây thần kinh VI
7 Dây thần kinh V (vận động, cảm giác)
8 Dây thần kinh VII (cảm giác, vận động)
9 Dây thần kinh VIII
10 Dây thần kinh IX
11 Dây thần kinh X
12 Dây thần kinh XI
13 Dây thần kinh XII
Khám cảm giác
14 Khám cảm giác nông (cảm giác đau, cảm giác nóng lạnh, cảm
giác sờ)
15 Khám cảm giác sâu (cảm giác tư thế khớp, cảm giác rung)
16 Cảm giác vỏ não (nhận biết chữ viết, hình dạng đồ vật qua sờ)
17 Thái độ
KHÁM CẢM GIÁC

• NGUYÊN TẮC: Giải thích NB, NB tỉnh táo,


hợp tác tốt, không khám lúc NB mệt mỏi,
khám 2 bên, từ trên xuống so sánh, NB phải
nhắm mắt.
KHÁM CẢM GIÁC NÔNG

• ĐAU: Kim châm nhẹ trên da, NB NÓI VỊ TRÍ,


TÍNH CHẤT KÍCH THÍCH

• NÓNG LẠNH
• SỜ: Miếng bông hoặc chổi lông mềm quẹt nhẹ
trên da
KHÁM CẢM GIÁC SÂU

• Tư thế khớp: NB nói ngón nào “lên”, “xuống”


• Rung: dùng âm thoa chỗ lồi cầu xương.
NB nói vị trí, cảm giác rung không
KHÁM CẢM GIÁC VỎ NÃO

• Nhận biết chữ viết


• Nhận dạng đồ vật qua sờ
THỰC HÀNH THEO
NHÓM
- KHÁM TRÊN MÔ HÌNH

- KHÁM TRÊN NGƯỜI BỆNH CHUẨN: Sinh viên


chia cặp, 1 đóng vai bác sĩ, 1 đóng vai người
bệnh.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CUỐI BUỔI

You might also like