Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 98

CƠ SỞ VĂN HOÁ

VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ
VIỆT NAM

Văn hoá và văn hoá học


Định vị văn hoá Việt Nam
Tiến trình văn hoá Việt Nam
BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 1:
1. VĂN HOÁ LÀ GÌ?

2. CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ

- TÍNH HỆ THỐNG VÀ CHỨC NĂNG TỔ CHỨC XÃ HỘI

- TÍNH GIÁ TRỊ VÀ CHỨC NĂNG ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI

- TÍNH NHÂN SINH VÀ CHỨC NĂNG GIAO TIẾP

- TÍNH LỊCH SỬ VÀ CHỨC NĂNG GIÁO DỤC


Văn hoá và văn hoá học

Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết,
chính là cái còn thiếu khi người ta đã học được đủ cả” (Edouard Herriot)
1. Định nghĩa:

- Theo cách hiểu thông thường, văn hóa là học thức, trình độ học vấn và lối sống lành mạnh.

- Theo nghĩa rộng, văn hoá bao gồm toàn bộ đời sống con người

- Định nghĩa đã được UNESCO công nhận:

VĂN HOÁ là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích
luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên
và xã hội
- Văn hóa học là khoa học nghiên cứu về văn hóa

- Có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa như một đối tượng riêng biệt có mục đích phát hiện các đặc
trưng hệ thống, những quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa, trên cơ sở những
tư liệu do các ngành khác cung cấp.
2. Các đặc trưng và chức năng của văn hoá

2.1. Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội
- Văn hoá gồm nhiều bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau.

- Những con người có chung một nền văn hoá sẽ sống chung thành một cộng đồng ổn định
2. Các đặc trưng và chức năng của văn hoá

2.2. Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội

- Có nhiều cách phân loại giá trị văn hóa:


􏰀 Giá trị vật chất, giá trị tinh thần, giá trị hỗn hợp vật chất – tinh thần
􏰀 Giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ
􏰀 Giá trị vĩnh cửu, giá trị nhất thời, giá trị lịch sử và giá trị đang hình thành

- Tính giá trị còn có vai trò điều chỉnh xã hội, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho
sự phát triển của xã hội
2. Các đặc trưng và chức năng của văn hoá

2.3. Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp

- Cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên.

- Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người

- Văn hóa là thành tựu của con người, do con người sáng tạo ra, phục vụ lợi ích của con người.

- Văn hóa gắn liền với hoạt động của con người trong xã hội và mang tính nhân sinh.

=> Văn hóa là sợi dây nối liền và thực hiện chức năng giao tiếp giữa con người với con người,
giữa dân tộc này với dân tộc kia.
2. Các đặc trưng và chức năng của văn hoá

2.4. Tính lịch sử và chức năng giáo dục

- Văn hóa là sản phẩm của một quá trình được tích lũy qua nhiều thế hệ, có tính bền vững và lâu
dài

- Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu và được duy trì bằng truyền thống văn
hóa.

- Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định được tích lũy và tái tạo trong cộng
đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố
định dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận,…
3. So sánh Văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật

3.1. Văn hoá – Văn minh


- Văn minh

Là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đ ặc
trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại
Văn Văn
hoá minh

Bề dày của quá khứ Quá trình phát triển

Văn hoá vật chất –


Vật chất, kỹ thuật
văn hoá tinh thần

Tính dân tộc Tính dân tộc, quốc tế


3. So sánh Văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật

3.2. Văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật

Văn hiến

- Theo nghĩa rộng văn hiến là một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, đời sống tinh thần phát
triển.

Văn vật

- Văn vật có nghĩa hẹp hơn thường gắn với những truyền thống những thành quả văn hóa
3. So sánh Văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật

3.2. Văn hoá, văn minh, văn hiến, văn vật

VĂN HOÁ VĂN HIẾN VĂN VẬT VĂN MINH

Hài hoà giữa vật chất Thiên về giá trị tinh Thiên về giá trị vật Thiên về giá trị vật
và tinh thần thần chất chất, kỹ thuật
Có bề dày lịch sử Có trình độ phát triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Thiên về thành thị,
Thiên về nông thôn,nông nghiệp, phương Đông thương mại, và công
nghiệp, phương Tây
4. Cấu trúc của một nền văn hóa

Vật chất Tinh thần


Cách nhìn nhận truyền thống
Sinh hoạt
Sinh hoạt xã hội Sinh hoạt
tri thức kinh tế

GS. Đào Duy Anh


Nhận
Văn hoá
thức

Tổ chức
đời sống
Ứng xử
Ứng xử với Tổ chức tập thể
với môi
môi trường đời sống
trường xã
tự nhiên cá nhân
hội
Định vị văn hoá
- Là những hình thức tồn tại ổn định của văn hóa đã hình thành lâu bền trong lịch sử, có tính phổ
quát, tính tương đồng về các mặt vật chất và tinh thần.

- Có 2 loại hình cơ bản: Văn hoá gốc nông nghiệp và văn hoá du mục.
1. Văn hoá gốc nông nghiệp

Tiêu chí Văn hoá gốc nông nghiệp (Chủ Văn hoá gốc du mục (Chủ yếu ở
yếu ở phương Đông) phương Tây)

Địa hình, khí hậu đồng bằng, nóng, ẩm, thấp thảo nguyên, lạnh, khô, cao

Nghề nghiệp chính trồng lúa nước chăn nuôi du mục

Cách sống (nơi ở) định cư, nhà ở ổn định du cư, cắm trại, lều tạm bợ

Quan hệ với tự nhiên gắn bó, hoà hợp chiếm đoạt, khai thác

Ăn uống đồ ăn thực vật đồ ăn động vật

Quan hệ xã hội trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng lý (nguyên tắc), trọng tài, trọng
trọng nữ, dân chủ, trọng tập thể võ, trọng nam giới, trọng cá nhân
(thủ lĩnh)
Tiêu chí Văn hoá nông nghiệp (Chủ yếu ở Văn hoá du mục (Chủ yếu ở
phương Đông) phương Tây)

Giao lưu đối ngoại hiếu hoà, dung hợp, mềm dẻo khi hiếu chiến, độc tôn, cứng rắn bằng
đối phó bạo lực

Đặc điểm tư duy chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm, khách quan, lý tính, thực nghiệm,
tổng hợp và biện chứng phân tích và siêu hình
Văn học nghệ thuật thiên về thơ, nhạc trữ tình thiên về truyện, kịch, múa sôi động

Xu hướng khoa học thiên văn, triết học tâm linh, tôn giáo khoa học tự nhiên, kỹ thuật

Khuynh hướng chung thiên về văn hoá nông thôn thiên về văn minh thành thị
2. Chủ thể và thời gian văn hoá Việt Nam

Chủ thể văn hóa

Không gian văn hóa

Thời gian văn hóa


Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt Nam

 Cách đây trên 30 vạn năm, loài người sống ở hai khu vực chính : phía Tây và phía Đông.

 Phía Tây : chủng Âu (Europeoid), và chủng Phi (Negroid)

 Phía Đông: chủng Á (Mongoloid) sống ở phía Bắc, đại chủng Úc (Australoid ) sống ở phía Nam
gồm khu vực Đông Nam Á và nam đảo Thái bình dương.

 Cách đây khoảng 10 ngàn năm (thời đồ đá giữa), chủng tộc Melanesien (thuộc đại chủng Australoid)
đang sinh sống trên khu vực Đông nam Aù, tính từ phía nam sông Dương Tử trở xuống. Một dòng
người du mục thuộc đại chủng Á từ phương Bắc thiên di xuống, vượt qua sông Dương Tử (còn gọi
Trường giang), dừng lại và hợp chủng với dân Melanesien nông nghiệp bản địa, tạo ra một chủng
mới gọi là Indonesien (Mã lai cổ), nước da ngăm đen, tóc hơi quăn, tầm vóc thấp.
Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt Nam

 Cách đây khoảng 5000 năm (thời đồ đá mới, đầu thời đại đồ đồng), tiếp tục diễn ra sự tiếp
nhận và hợp chủng dòng người Mongoloid phía Bắc đi xuống với dân cư Indonesien bản địa,
tạo ra chủng mới, Austroasiatic -gọi là chủng Nam Á.

 Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách Việt, như Dương
Việt, Đông Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Mân Việt, Nam Việt... sinh sống từ phía
Chủ thể văn hóa là các dân tộc Việt Nam
 Dần dần, chủng Nam Á chia tách ra nhiều dân tộc gọi chung là nhóm Bách Việt, như Dương
Việt, Đông Việt, Điền Việt, Lạc Việt, Mân Việt, Nam Việt... sinh sống từ phía nam sông
Dương Tử cho tới bắc Trung bộ. Nhóm này hình thành theo 4 nhóm ngôn ngữ là Việt -
Mường, Môn-Khmer, Tày-Thái, Mèo-Dao.Trong đó, dân tộc Việt (kinh) chiếm đa số, tới 90
%.
 Trong khi đó, một bộ phận dân Indonesien không muốn ở lại hợp chủng với các dòng du
mục phương Bắc nên đã di chuyển dọc theo dãy Trường Sơn vào phía Nam, định cư lại ở
vùng Tây nguyên và Trung bộ, đó là các dân tộc Bana, Eđê, Gia rai, Churu, Vân kiều... và
dân tộc Chăm ngày nay.
 Như vậy, người Việt ngày nay đều có chung một nguồn gốc là chủng Indonesien nhưng lại
đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam.
Không gian văn hóa

Vùng địa lý xác định, ở đó một hiện


tượng hay một tổ hợp hiện tượng văn
hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và liên kết
với nhau. Không gian văn hoá là
“trường văn hoá“, trong đó diễn ra quá
trình hình thành, tiếp nhận, lan toả văn
hoá.
Hoàn cảnh địa lý- khí hậu
Điều kiện tự nhiên

¾ là đồi núi, ¼ là đồng bằng, có đường bờ biển dài 3260km


Địa hình

Có 2 đồng bằng lớn: ĐB Sông Hồng, ĐB Sông Cửu Long

- Xứ sở sông nước với hệ thống kênh rạch chằng chịt.

- Yếu tố sông nước có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống vật chất và tâm lý người Việt
Nam
Khí Nằm trong vành đai khí
hậu hậu gió mùa

Miền Bắc có 4 mùa Xuân,


Hạ, Thu, Đông

Miền Nam chỉ có hai mùa: - Miền Trung khí hâu khắc nhiệt, khô hạn,
Mùa mưa – mùa khô thường xuyên có bão

- Có mùa mưa lệch với Bắc - Nam


Điều kiện xã hội

Tổ chức hành chính Có 63 tỉnh thành, 5 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

Thành phần dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc chia thành 8 nhóm: Nhóm Việt - Mường, Nhóm Tày – Thái, Nhóm Môn-
Khmer miền Bắc; Nhóm Mông – Dao, Nhóm Kađai, Nhóm Nam đảo, Nhóm Hán, Nhóm Tạng -
Miến

Tôn giáo Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; Hồi giáo, Bàlamôn giáo; Thiên chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo
được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo

Ngôn ngữ và chữ viết Tiếng Việt và chữ Quốc ngữ


chính

Phương thức sống Nhiều nghề khác nhau nhưng phổ biến nhất là làm nông nghiệp lúa nước
Nhóm dân tộc Tày - Thái

- Gồm 8 dân tộc với 4,4 triệu


người, chiếm 5,1% dân số cả
nước
- Dân tộc Tày, Nùng, Sán Chay,
Giáy, Bố Y sinh sống vùng đông
bắc Bắc Bộ
- Dân tộc Thái, Lào, Lự phân bố
từ Tây Bắc đến miền Tây tỉnh
Thanh Hoá và Nghệ An
Nhóm dân tộc Mông – Dao

- Có ba dân tộc Hmong, Dao, Pà Thẻn

- Dân số 1,8 triệu người

- Cư trú khắp các tỉnh miền núi Bắc Bộ, số ít


Bắc Trung Bộ
Không gian văn hóa

Hai tam giác không gian văn hóa Việt Nam

- Phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt.

- Hình tam giác với cạnh đáy là bờ Nam sông Dương Tử, còn đỉnh là Bắc Trung Bộ (khoảng Đèo Ngang).

- Được định hình trên nền không gian văn hóa khu vực Đông Nam Á nên hội tụ đầy đủ mọi đặc trưng của văn
hóa khu vực.

- Phạm vi rộng , nằm trong khu vực cư trú của người Indonésien lục địa.

- Hình tam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử ở phía Bắc, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông Mêkông ở
phía Nam.

- Trong tâm thức dân gian người Việt, không gian văn hoá Việt là không gian của một vùng sông nước
Vùng văn hoá
Vùng văn hoá Tây Bắc

Vùng văn hoá Việt Bắc

Vùng văn hoá Bắc Bộ

Vùng văn hoá Trung Bộ

Vùng văn hoá Tây Nguyên

Vùng văn hoá Nam Bộ


VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC

- Bao gồm các tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên
Bái và một phần tỉnh Hòa Bình

- Đặc điểm tự nhiên và xã hội:

+ Địa hình núi cao hiểm trở

+ Có trên 20 tộc người (dân tộc Thái Mường chiếm đa


số)

Mù cang chải
- Đặc điểm văn hoá
+ Tín ngưỡng vật linh: Thờ đủ loại hồn và các loại thần.
+ Văn hóa nông nghiệp: Hệ thống tưới tiêu “Mương-Phai-Lái-Lịn” – dẫn nước từ suối vào ruộng lúa
+ Văn hóa nghệ thuật: Nhạc cụ bộ hơi, những điệu múa xòe và những bản trường ca bất hủ (Tiễn dặn người yêu, Đẻ
đất đẻ nước, Tiếng hát làm dâu…).
+ Nghệ thuật trang trí tinh tế trên trang phục, chăn màn.
VÙNG VĂN HOÁ VIỆT BẮC

- Bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

- Tuy nhiên, ranh giới vùng văn hoá rộng hơn, gồm cả phần đồi núi Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Quảng
Ninh

- Đặc điểm tự nhiên và xã hội:

+ Núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng.

+ Cư dân chủ yếu người Tày và Nùng

+ Một số dân tộc ít người như Dao, H’mông, Lô Lô, …

+ Do ở sát biên giới nên nhân dân Việt Bắc bị ảnh hưởng

nhiều bởi văn hóa Hán

+- Chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam khinh nữ


- Đặc điểm văn hoá
+ Có hai loại nhà chính: Nhà sàn, nhà đất
+ Trang phục: Có tính thống nhất,phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, địa phương
+ Tầng lớp trí thức hình thành sớm
 Trí thức dân gian: Thầy Mo, Then, Tào, Pụt
+ Có hệ thống chữ viết riêng Nôm – Tày ( thời kỳ cận đại )
+ Lễ hội: Lồng tồng ( Hội xuống đồng )
+ Sinh hoạt đặc thù: Sinh hoạt hội chợ ( chợ tình, chợ phiên,….)
VÙNG VĂN HOÁ BẮC BỘ

- Gồm các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình,Thanh Hóa, Nghệ An.

- Đặc điểm tự nhiên và xã hội

+ Địa hình núi xen kẽ đồng bằng hay thung lũng, thấp và bằng phẳng. Mạng lưới sông ngòi dày

+ Khí hâụ 4 mùa rõ nét

+ Tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế

+ Cư dân chủ yếu là người Việt Kinh, sống thành làng xã

+ Nghệ nghiệp chủ yếu: Lúa nước


- Đặc điểm văn hoá
+ Cội nguồn các nền văn hoá lớn : Văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt, văn hoá Việt Nam
+ Trang phục: Chủ yếu là màu nâu
 Đàn ông: Quần lá toạ, áo cánh nâu hoặc quần trắng áo the
 Đàn bà : Váy đụp, áo nâu hoặc áo dài mớ ba mớ bảy
+ Đền, đình, miếu có mọi nơi, nhiều di tích nổi tiếng: Đền Hùng, Chùa Hương, Đình Tây Đằng,….

+ Kho tàng văn học phong phú: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ,…

+ Nghệ thuật biểu diễn: Quan họ, hát xoan, hát trống quân, chầu văn, hát chèo, múa rối,…

+ Tín ngưỡng: Thờ thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề,….
Vùng văn hóa Trung Bộ
- Dải đất hẹp và dài dọc theo biển Đông, từ tỉnh Quảng bình tới tỉnh Phan Thiết.
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội
+ Khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn.
+ Dân Việt từ ngoài vào, sinh sống chủ yếu bằng nghề biển. Con người chịu đựng gian khổ, cần cù, hiếu học.
+ Chủ nhân đầu tiên là người Chăm (gốc Indonesien), trước đây dựng nên vương quốc Chămpa, sau sáp nhập vào
nước Đại Việt (thời Lê).
- Đặc điểm văn hoá
+ Chứa nhiều dấu tích văn hoá Chăm: Thánh địa Mỹ Sơn, Tháp bà Po Nagar,
+ Tín ngưỡng dân gian của người Chăm: Thờ bà mẹ xứ sở, thờ cá voi, thờ thần biển,….
+ Mang đậm tính chất trung gian giữa Bắc Bộ và Nam Bộ
+ Văn hoá dân gian: Các điệu lý, điệu hò,….
Vùng văn hóa Tây Nguyên
- Phía đông dãy Trường Sơn, bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đak Lak, Lâm Đồng.
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội
+ Trên 20 dân tộc, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn _ Khơme và Mã Lai – Đa Đảo
+ Tin vào linh hồn những người đã mất
+ Cộng đồng công xã có hai phần: người sống – người đã mất
- Đặc điểm văn hoá

+ Lưu giữ được truyền thống văn hoá bản địa đậm nét, gần gũi với văn hoá Đông Sơn

+ Âm nhạc: Cồng chiêng, đàn T’rưng

+ Văn học dân gian: Trường ca mang tính sử thi


Vùng văn hóa Nam bộ
- Hai lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long gọi là miền Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, trung tâm là thành
phố Sài Gòn - Gia Định.
- Đặc điểm tự nhiên và xã hội
+ Đồng bằng rộng rãi, kinh rạch chằng chịt, khí hậu 2 mùa mưa và khô rõ rệt, điều hòa.
+ Những cư dân bản địa như Khmer (miền Tây) và Mạ, Stieng, Chơ ro, Mnông sinh sống (miền Đông) cùng với
những cư dân đến sau như Việt, Hoa, Chăm xây dựng cuộc sống.
+ Nhà ở dọc theo kênh rạch và đường lộ trong những làng xã mở
+ Sản xuất chủ yếu làm ruộng lúa nước và nghề đánh bắt cá sông biển. Đồ ăn thiên về thủy sản.
- Đặc điểm văn hoá

+ Mang đậm dấu ấn sông nước

+ Trang phục: Khăn rằng quấn cổ và áo nâu sòng, quần đen, áo bà ba

+ Âm nhạc: Vọng cổ, cải lương, hát tài tử


Thời gian văn hóa
Lớp văn hóa bản địa
Giai đoạn 1: giai đoạn tiền sử
 Kể từ thượng cổ đến khi hình thành nước Văn Lang.
 Thành tựu lớn nhất là tạo ra nghề trồng lúa nước (khác hẳn với trồng lúa khô / nương rẫy)
 huần dưỡng một số gia súc (bò trâu, gà vịt, heo) Trồng dâu nuôi tằm, dệt vải
Làm nhà sàn. Dùng cây thuốc nam chữa bệnh Uống trà.
Thời gian văn hóa
Lớp văn hóa bản địa
Giai đoạn 2: giai đoạn Văn Lang - Âu lạc
 Quốc gia đầu tiên ra đời gọi tên là Văn Lang, có lẽ để hạn chế dòng người du mục phương bắc đi xuống. Sau
khi An dương vương đổi tên là Âu Lạc, thời đại Hùng vương kết thúc với triều đại Triệu Đà kế tiếp.
 Thành tựu văn hóa chính:
 Nghề luyện kim đồng, đúc đồng và điêu khắc đồng (thạp đồng, trống đồng...).
 Văn học dân gian, truyền thuyết, thần thoại...
 Có thể đã tạo ra hệ thống văn tự, chữ viết, nhưng về sau bị xóa bỏ.
Thời gian văn hóa
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và Ấn Độ
 Giai đoạn 3: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc
 Kể từ Triệu Đà (238.tr.CN) đến khi Ngô Quyền giành lại độc lập dân tộc (938)
 Ý thức đối kháng kiên trì, bất khuất trước nguy cơ xâm lăng của phong kiến phương Bắc.
 Tên nước “Nam Việt“ ra đời từ thời Triệu Đà đã tỏ rõ ý thức phân biệt chủ quyền đất nước
 Nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc đã lạc hậu, suy thoái cần được sự tiếp nhận thêm văn hóa khu vực phát triển hơn, nhưng để
giữ gìn chủ quyền dân tộc, nhân dân ta kiên trì tìm mọi cách chối từ văn hóa Hán đang tràn vào theo gót ngựa quân xâm
lược Tuy nhiên, trong khi chối từ, dân tộc ta vẫn chấp nhận tiếp thu một phần văn hóa Hán.
 Giai đoạn này không có những thành tựu văn hóa đáng kể. Nếu có, chúng ta cần nói đến hai nguồn văn hóa Ấn Độ truyền
vào nước ta theo con đường hòa bình, đó là văn hóa Phật giáo thâm nhập vào miền Bắc và văn hóa Hồi giáo, Bà la môn đi
vào miền Trung bộ tạo dựng nên vương quốc Chămpa.
 Bọn phong kiến phương Bắc ra sức phá huỷ, tiêu diệt thành tựu văn hóa dân tộc ta như: thu gom sách vở, bắt thay thế trang
phục Hán.v.v... nhưng không đạt được mục đích Có thể hệ thống văn tự Việt đã bị xóa bỏ trong suốt ngàn năm đô hộ này.
CHƯƠNG II: VĂN HÓA NHẬN THỨC

I. Nhận thức về vũ trụ :

1. Tư tưởng xuất phát về bản chất vũ trụ: Triết lý âm dương

2. Triết lý về cấu trúc không gian của vũ trụ: Mô hình Tâm tài, Ngũ hành
I. NHẬN THỨC VỀ VŨ TRỤ :
1.TƯ TƯỞNG XUẤT PHÁT VỀ BẢN THỂ VŨ TRỤ - TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG

1.1. Bản chất và khái niệm :

- Âm dương là hai khái niệm chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ.

- Là một hệ thống triết lý giải thích về vũ trụ dựa trên nguyên lý âm dương

- Thuộc loại nhận thức được hình thành trong lớp văn hóa bản địa trong văn hóa Việt Nam

- Âm: chỉ những gì chìm khuất, không trông thấy được, mềm mại, tính nữ

- Dương: chỉ những cái thấy được, nổi bật, mạnh mẽ, tính nam
- Những khái quát đầu tiên từ 2 cặp đối lập tạo ra sự sinh sôi của vạn vật: Mẹ - cha / nữ – nam
và Đất – trời.

- Mở rộng ra các hiện tượng khác trong đời sống: úng – hạn, nắng – mưa, nước – lửa…

- Qúa trình trừu tượng hóa:

- + Từ đặc tính cụ thể của sự vật, quy về đặc tính âm dương

- + So sánh với các khái niệm trừu tượng ( không gian, thời gian,…)
Là kết quả của quá trình khái quát hóa từ các hiện tượng đời sống
của cư dân nông nghiệp

Là sản phẩm của tư duy lưỡng hợp phân chia vũ trụ thành hai cặp
biểu tượng vừa đối lập, vừa thống nhất

Là gốc của nhận thức về vũ trụ, con người trong văn hóa Việt
Nam
1.2. Hai quy luật của triết lý âm-dương :

Quy luật về thành tố

Quy luật về quan hệ


Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong
dương có âm.

Ví dụ:

Cây lúa: gốc ngâm trong bùn nước (âm), ngọn phơi trong nắng gió (dương). Đến độ nảy bông thì
hoa lúa chỉ phơi màu vào giờ Ngọ (giữa trưa, lúc dương khí thịnh) và giờ Tí (nửa đêm, lúc âm khí
thịnh) để tiếp thu đủ khí âm dương trời đất mà biến thành hạt lúa (dương).

Củ cà rốt: củ: âm (về vị trí), dương (về màu sắc)

Nam – nữ: Nữ là âm nhưng lại dữ tợn, nam là dương nhưng lại mềm mỏng, dịu dàng
 Việc xác định âm dương chỉ là tương đối
 Muốn xác định một vật là dương hay âm, phải chọn đối tượng so sánh
Ví dụ: người mẹ trẻ khỏe - đứa con trai / gái mới sinh (dương ) (âm )
Mẹ cha già (âm) - con trưởng thành (dương)
 Khi đã có đối tượng so sánh, cần phải xác định cơ sở so sánh (tiêu chí
so sánh cụ thể )
Ví dụ: khi đã có một cặp so sánh sau đây:
Nam (20 tuổi ) - Nữ (20tuổi )
Xét về cường độ sức khỏe: Nam (dương ) - Nữ (âm)
Xét về độ dai bền: Nam (âm) - Nữ (dương ).v.v...
Âm và dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương,
dương cực sinh âm.

Ví dụ:

Xứ nóng (dương ) phù hợp trồng trọt (âm)

Xứ lạnh (âm) phù hợp chăn nuôi (dương)

Nhỏ yếu, lớn khỏe


Lớn khỏe → già yếu...
1. 3. Triết lý âm dương và tính cách người Việt

- Triết lý sống bình quân: Không cực đoan, dễ dĩ hoà, không mất lòng, sống hài hoà với thiên
nhiên

- Khả năng thích nghi cao: Linh hoạt, lạc quan

- Có lới tư duy tổng hợp mang đậm tính biện chứng


1.3. Triết lý âm dương và tính cách người Việt
Tư duy : Lưỡng phân lưỡng hợp
Lưỡng phân: tách sự vật thành các cặp đối lập
Lưỡng hợp: nhận thấy hai mặt trong một sự vật
Bộc lộ rõ nét qua khuynh hướng cặp đôi
Vdu 1: Vật tổ của người việt – cặp đôi trừu tượng Tiên – Rồng
Vdu2: Đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hoà: Đồng Cô – Đồng Cậu, ông tơ – bà nguyệt
Vdu 3: Khối âm dương cơ bản Đất – Nước: Núi – nước, lửa - nước
1.4. Hai hướng phát triển của triết lý âm dương

- Triết lý phương Nam


Âm dương – ngũ hành - Mô hình tam tài - ngũ hành

- Triết lý phương Bắc


Tứ tượng – bát quái - Mô hình Tứ tượng – Bát quái
2. TRIẾT LÝ VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA VŨ TRỤ :
- Mô hình tam tài: là mô hình cấu trúc không gian vũ trụ gồm ba yếu tố: thuần âm,
thuần dương và kết hợp âm dương : Trời – đất – người
- Mô hình ngũ hành:
+ Là mô hình cấu trúc vật chất cấu thành vũ trụ gồm 5 yếu tố: nước, lửa, cây cối,
kim loại, đất : Thủy, hỏa, mộc, kim, thổ ( thổ là trung tâm )
+ Là sự phát triển từ Tam tài, thể hiện sự năng động, thích ứng trước sự phát triển,
giải thích vũ trụ
- Mối quan hệ tương sinh, tương khắc
2. TRIẾT LÝ VỀ CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA VŨ TRỤ :
- Mô hình tam tài
- Tam tài: ba phép, ba phương pháp vận động.
- Trời: dương
- Đất: âm
- Người: dương trong mối quan hệ với đất, âm trong mối quan hệ với trời ( kết hợp
âm dương)
Hai bộ tam tài

Hoả Mộc

Thổ Thổ

Thu
Kim

Ngũ hành tương sinh
Ngũ hành tương khắc
3. NHẬN THỨC VỀ CẤU TRÚC THỜI GIAN

LỊCH ÂM – DƯƠNG

- Sản phẩm lối tư duy tổng hợp

- Kết hợp việc xem xét chu kỳ mặt trăng và mặt trời => Tác động vào trái đất

- Phản ánh sự biến đổi của thời tiết có tính chu kỳ


CHƯƠNG 3: VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ VÀ
ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

1. Văn hoá tổ chức đời sống tập thể

2. Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân


Văn hoá tổ chức đời sống tập thể
1. Tổ chức nông thôn

- Đặc trưng: Tính cộng đồng, làng xã Việt Nam được tổ chức rất chặt chẽ đồng thời theo nhiều
nguyên tắc khác nhau
dạng huyết
thống địa bàn cư trú

đơn vị hành Tổ chức


chính nông
thông nghề nghiệp
và sở thích

truyền thống
nam giới
1.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc

- Cùng quan hệ huyết thống => Gia Đình => Gia Tộc

- Gia Tộc có vai trò quan trọng, trở thành một cộng đồng gắn bó

- Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần yêu thương nhau, có trách nhiệm cứu mang, hỗ trợ, dìu
dắt
1.1. Tổ chức nông thôn theo huyết thống: Gia đình và Gia tộc
- Cùng quan hệ huyết thống => Gia Đình => Gia Tộc
- Gia Tộc có vai trò quan trọng, trở thành một cộng đồng gắn bó: trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, giỗ
tổ,…
- Toàn bộ dân làng sinh ra từ một dòng họ (một gia đình) trải qua nhiều đời nối tiếp.
- Dấu vết “ làng là nơi ở của một họ” còn lưu lại như: Đỗ Xá, Nguyễn Xá, Lê Xá, Đặng Xá.
- Trong làng, người Việt thích sống theo lỗi đại gia đình. Các cụ lấy làm hãnh diện nếu đưngs đầu gia đình quần tụ
được 3,4 thế hệ ( tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường)
- Quan hệ huyết thống: Quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian

- Cửu tộc ( 9 thế hệ )

Kị/ Cố Cụ Ông Cha Tôi Con Cháu Chắt Chút


1.2. Tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú: Xóm và Làng
- Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ
- Vì sao có mô hình này?

Để đối phó môi trường tự nhiên,


đáp ứng như cầu đông người của Để đối phó với môi trường xã hội

nghề lúa nước

- Cách tổ chức Xóm, Làng dựa theo quan hệ hàng ngang, không giang. Là nguồn gốc của tính
dân chủ
1.3. Tổ chức nông thôn theo nghề nghiệp và sở thích: Phường, Hội

- Những người làm cùng một nghề trong làng, liên kết tạo thành Phường

- Những người có cùng sở thích,thú vui, đẳng cấp liên kết tạo thành Hội

- Phường mang tính chất chuyên môn sâu, giới hạn trong quy mô nhỏ
1.4. Tổ chức nông thôn theo truyền thống nam giới: Giáp

- Giáp là hình thức tổ chức dựa trên truyền thống nam giới xuất hiện vào thời LÝ THÁI TÔNG
(1041)

- Mục đích để tiện cho việc thu thuế

- Giáp là hình thức có tính hai mặt :

+ Được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi)

+ Tính chất theo chiều ngang (những người cùng làng)


- Cách thức của GIÁP được tổ chức:

Lềnh 1
Ông Cai Giáp Lềnh 2
Lềnh 3
- Đặc điểm của Giáp:

+ Chỉ đàn ông được tham gia

+ Mang tính cha truyền con nối,cha ở giáp nào con ở giáp đấy.

- Phân biệt ba tuổi chủ yếu :

+ Ti ấu dưới 18 tuổi

+ Đinh (hoặc tráng ) là người khỏe mạnh

+ Lão ( lên lão khi 60 tuổi )


1.5. Tổ chức nông thôn theo đơn vị hành chính: thôn và xã

- Tổ chức hành chính:

+ Nông thôn việt nam được chia thành các đơn vị cơ bản là xã và thôn

+ Thôn thường một xã gồm một làng nhưng cũng có xã gồm một vài làng

+ Mỗi thôn gồm một xóm nhưng cũng có thôn gồm một vài xóm
- Về dân cư: Dân ngụ cư– dân chính cư
- Dân chính cư: Gồm 5 hạng

CHỨC SẮC :GỒM NHỮNG NGƯỜI ĐỖ ĐẠT HOẶC CÓ PHẨM HÀM VUA BAN

CHỨC DỊCH :GỒM NHỮNG NGƯỜI ĐANG GIỮ NHỮNG CHỨC VỤ NHẤT ĐỊNH TRONG BỘ MÁY HÀNH
CHÍNH

LÃO :GỒM NHỮNG NGƯỜI THUỘ THUỘC HẠNG LÃO TRONG CÁC GIÁP

ĐINH :GỒM TRAI ĐINH TRONG CÁC GIÁP

Ti ẤU :LÀ HẠNG TRẺ CON CỦA CÁC GIÁP TI ẤU


- Chức sắc ,chức dịch và một phần hạng ba nhưng người cao tuổi nhất trong hạng lão sẽ tạo
thành quan viên hàng xã

Kỳ
mục

Quan viên
trong xã
Kỳ
Kỳ lão
dịch
- Kì mục là quan trọng nhất có nhiệm vụ bàn bạc và giải quyết các công việc trong xã.

- Kì lão gồm những người cao tuổi nhất ,có vai trò tư vẫn cho hội đồng kì mục

- Kỳ dịch (hay còn gọi là lý dịch )thường do hội đồng kỳ mục đề ra, có nhiệm vụ thực thi quyết
định của hội đồng kỳ mục

- Trực tiếp làn việc tiếp xúc với dân,với quan trên là ly dịch,đối tượng quảm ly của ly dịch là ba
hạng bên dưới :lão, đinh, ti ấu.
Ban lý dịch bao gồm:

LÝ TRƯỞNG PHÓ TRƯỞNG HƯƠNG TRƯỞNG TRƯỞNG TUẦN


(XÃ TRƯỞNG) (GIÚP VIỆC ) (LO GIÚP VIỆC) (XÃ TUẦN )
VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN

- Văn hoá tổ chức đời sống cá nhân là một bộ phận trong văn hoá tổ chức tập thể

- Nó được tổ chức trên các mặt:

+ Nhận thức thế giới => Tín ngưỡng

+ Tự đặt mình vào những quy định để điều chỉnh => Phong tục

+ Giao tiếp với tư cách một thành viên trong tập thể

+ Nảy sinh nhu cầu thương thức nghệ thuật


TÍN NGƯỠNG

1. Tín ngưỡng phồn thực

- Xuất phát từ môi trường sống, cư dân nông nghiệp chỉ quan tâm:

+ Sự sinh sôi nẩy nở của hoa màu

+ Vấn đề duy trì nòi giống

Þ Xuất hiện tín ngưỡng phồn thực

- Phồn: nhiều

- Thực: nảy nở

=> Tín ngưỡng thờ bộ phận sinh thực khí và các hành vi giao hoan của hai giống đực cái. Dấu tích để lại là
các hình vẽ trên trống đồng, trên thạp đồng trong một số trò chơi cổ xưa.
2. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

- Là sản phẩm của môi trường sống:

+ Sống phụ thuộc vào tự nhiên

+ Không giải thích được tự nhiên

+ Nhu cầu đời sống tâm linh

- Thể hiện:

+ Tín ngưỡng đa thần, do chất âm tính trong đời sống nông nghiệp

+ Tín ngưỡng phồn thực nên thiên về sùng bái, tôn thờ nhiều nữ thần

+ Thờ động, thực vật: Từ Tiên rồng đến nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng
3. Tín ngưỡng sùng bái con người

- Quan niệm rằng con người có 3 hồn 7 vía. Ba hồn là: tinh, khí, thần. Khi người chết chỉ có tinh
và khí bị hủy hoại, còn thần bay đi ( linh hồn )

- Cúng giỗ linh hồn, cầu hồn phù hộ người sống. Phong tục tang ma rất đa dạng, mỗi dân tộc
khác nhau.

- Thờ những người có công với cộng động

- Thờ vị thần: Thổ công, ông địa, ông táo,..


PHONG TỤC

- Phong: gió

- Tục: thói quen

Þ Một hình thức điều chỉnh các nhân theo những qui định cộng đồng

- Đặc điểm: Rất dễ lan rộng


1. Phong tục hôn nhân

- Hôn nhân phải thể hiện quyền lợi gia tộc, hôn nhân không phải việc riêng của hai người mà là
việc chung của 2 họ.

- Hôn nhân còn là quyền lợi của làng xã (lấy chồng làng được ưu tiên, lấy chồng làng khác bị
phạt).

- Tục ngữ: Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng. Ta về ta tắm ao ta.....

- Tục lệ nộp “cheo “ là một thứ thuế hôn nhân, nộp cho địa phương chồng hoặc vợ
2. Phong tục tang ma

- Biểu hiện hai quan niệm

+ Đưa tiễn người mất về thế giới bên kia

+ Xót thương, coi chết là hết

- Người Việt tự chuẩn bị cho cuộc ra đi từ khi còn sống (đóng sẵn hòm, xây sẵn mả,..). Tục lệ
tang ma ở Việt Nam cũng khá đa dạng, mỗi vùng mỗi khác.
3. Lễ tết, lễ hội

Lễ Tết: Thiên về đời sống vật chất

- Cúng vào những dịp thời tiết quan trọng đối với nghề nông nghiệp và đời sống để tạ ơn Trời Đất.

- Quan trọng nhất là Tết Nguyên Đán, mở đầu mùa xuân thuận lợi cho trồng trọt, mùa màng.

- Còn nhiều Tết khác:

􏰀 Tết thượng nguyên, Tết trung nguyên, Tết hạ nguyên (đầu, giữa, cuối năm).

􏰀 Tết Trung Thu rằm tháng Tám âm lịch)

􏰀 TếtôngTáo(23/thángChạp)

􏰀 Tết ăn nguội / Tết Hàn thực (3/ 3) kỉ niệm Giới Tử Thôi.

􏰀 Tết ăn chua / Tết Đoan Ngọ (5 / 5) diệt sâu bọ, đồng thời kỉ niệm Khuất Nguyên
Lễ hội : Thiên về đời sống tinh thần

- Gồm hai phần: nghi lễ trang trọng và vui chơi thoải mái (lễ và hội)

􏰀 Phần nghi lễ mở đầu, tổ chức tại đình chùa miếu, có thể rước tượng thần tượng, đọc bài chúc
văn ca tụng công lao của vị thần, dàn nhạc dân tộc hòa tấu nhạc cung đình, dâng hương, rượu,
bánh...
􏰀 Phần hội hè vui chơi rất đa dạng, phong phú gồm các trò thi đấu cổ truyền tranh tài khéo léo,
bền chí, thông minh và các loại hình văn nghệ.

- Là dịp tốt để dân chúng đủ mọi lứa tuổi, nhiều địa phương, giao lưu gặp gỡ. nghỉ ngơi, thư
giãn, tăng cường mối quan hệ cộng đồng và giáo dục lớp con cháu.

You might also like