CHUONG 5-VHVN HOI NHAP TOAN CAU HOA

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 124

CHƯƠNG 5

VĂN HÓA VIỆT NAM


HỘI NHẬP TOÀN CẦU HOÁ
I. Sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa từ truyền
thống sang hiện đại

II. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa
I. Sự chuyển đổi cấu trúc văn hóa Việt Nam từ
truyền thống sang hiện đại

I.1. Sự du nhập của văn hóa phương Tây


I.2. Sự thay đổi nền tảng kinh tế - xã hội
I.1. Sự du nhập của văn hóa phương Tây

- Tiếp xúc với văn hóa Pháp (1858 – 1945)

- Tiếp xúc với văn hóa Mỹ (1954 – 1975)

- Giao lưu văn hóa với Liên- xô và các nước Đông Âu

(1954 – 1990)
I.1.1. Tiếp xúc với văn hóa Pháp – sự khởi đầu
- Ý nghĩa: cuộc tiếp xúc văn hóa với Pháp đã mở
đầu cho quá trình tiếp xúc với văn hóa phương Tây
 chuyển đổi cấu trúc văn hóa từ truyền thống
sang hiện đại.
a. Bối cảnh lịch sử - xã hội
- Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
- Năm 1883 thực dân Pháp đã đặt ách thống trị
trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Đầu TK XX, xã hội Việt Nam đã diễn ra những
thay đổi có tính bước ngoặt.
Lính Pháp ở Việt Nam
Một quan Pháp với những người hầu
b. Đặc điểm văn hóa

+ Văn hóa vật chất:


- Sự phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông
Hà Nội đầu thế kỉ XX
Phố Hàng Trống
Phố Hàng Bạc
Phố Hàng Đào
Chợ Bến Thành
Tòa Thị chính thành phố
Nhà hát thành phố
Nhà thờ Đức Bà
Bưu điện trung tâm
Chợ Lớn - Sài Gòn
- Sự du nhập của văn minh vật chất phương Tây:
các phương tiện giao thông, nhà ở, trang phục…
Xe lửa thời Pháp thuộc
Kiến trúc nhà ở thời Pháp
Nam Bộ phủ
Áo dài tân thời
+ Văn hóa xã hội:

- Sự ra đời của những giai tầng xã hội mới (tư


sản, tiểu tư sản, trí thức Tây học).

- Sự tồn tại cả hai loại hình thái kinh tế – xã hội


(phong kiến và tư bản).
+ Văn hóa tinh thần:
 Tư tưởng:
Sự xuất hiện và tồn tại cùng lúc nhiều hệ tư
tưởng khác nhau:
1- Tư tưởng Nho giáo: từng giữ vị thế độc tôn ở
thời Đại Việt, nay đã bị khủng hoảng, phân hóa
và mất dần vai trò lịch sử.

2- Tư tưởng dân chủ tư sản: là tư tưởng của


tầng lớp tư sản, tiểu tư sản, thị dân, trí thức Tây
học do tiếp thu từ phương Tây.
 Tư tưởng dân chủ tư sản đối lập với tư tưởng
tiểu nông và tư tưởng Nho giáo đã từng tồn tại
hàng ngàn năm trong đời sống tinh thần của
người Việt.
Sự đối lập thể hiện trên các phương diện:
- Ý thức về vai trò cá nhân >< tính cộng đồng của
văn hóa làng xã.
- Coi trọng văn minh vật chất >< đề cao các giá
trị tinh thần.
- Đề cao khoa học kĩ thuật >< coi trọng các luận
thuyết đạo đức, chính trị.
- Lối sống cởi mở, năng động >< tính tự trị, khép
kín, và bảo thủ của văn hóa làng.
3- Tư tưởng Mác – Lênin: được truyền bá qua
con đường hoạt động bí mật của nhà cách mạng
Nguyễn Ái Quốc và các Đảng viên Cộng sản.
Tư tưởng dân chủ tư sản có nhiều ưu thế hơn cả:
 Tác động trực tiếp vào tư tưởng và lối sống của cư dân
thành thị.
 Làm rạn nứt hệ giá trị văn hóa truyền thống đã định hình
ổn định trên nền tảng văn minh lúa nước và tư tưởng Nho
giáo.
 Ngôn ngữ và nghệ thuật:

- Chữ Quốc ngữ ra đời vào TK XVII, do nhu cầu


truyền đạo Thiên Chúa của các giáo sĩ phương
Tây.
Alexandre de Rhodes đã sang
Việt Nam truyền đạo trong vòng
sáu năm (1624 – 1630), là người có
công rất lớn trong việc La Mã hoá
tiếng Việt để cho ra đời chữ Quốc
ngữ.

Công trình xuất bản bằng chữ Quốc


ngữ dầu tiên của ông là “Bài giảng
giáo lý Tám ngày”.
Sau đó là cuốn Từ điển Việt - La -
Alexandre de Rhodes
Bồ xuất bản năm 1651 tại Rome.
(1591-1660)
Năm 1907 Nguyễn Văn Vĩnh mở nhà in
đầu tiên ở Hà Nội và xuất bản tờ Đăng
Cổ Tùng Báo - tờ báo đầu tiên bằng
chữ Quốc ngữ ở Bắc kỳ.
Năm 1913 ông xuất bản
tờ Đông dương Tạp chí để dạy dân Việt
viết văn bằng chữ Quốc ngữ.
Ông là người đầu tiên dịch ra
chữ Quốc ngữ các tác phẩm của các
đại văn hào Pháp như Balzac, Victor
Hugo, Alexandre Dumas, La Fontaine,
Molière, v.v… Nguyễn Văn Vĩnh

và ông cũng là người đầu tiên


dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Pháp.
- Chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán và chữ Nôm.

- Báo chí Quốc ngữ ra đời và phát triển nhanh


chóng đã góp phần to lớn trong việc mở mang dân
trí.
- Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ và sự du nhập
các thể loại văn học phương Tây

 sự ra đời và phát triển của ba trào lưu văn học

 cuộc cách mạng trong văn học:

văn học trung đại  văn học hiện đại


- Về nghệ thuật: du nhập các loại hình nghệ thuật
phương Tây (điện ảnh, kịch nói, âm nhạc…).

 Đời sống nghệ thuật phong phú

 Thay đổi hệ thống quan điểm thẩm mỹ

 Thay đổi thế giới tinh thần của con người


 Sự thay đổi nhanh chóng và toàn diện bộ mặt
văn hóa tinh thần của xã hội.

 Khởi đầu của cuộc hội nhập văn hóa dân tộc với
nhân loại.
 Về giáo dục:
- Hệ thống trường Tây học đã thay thế hệ thống
trường Nho học.
 Năm 1915 vua Duy Tân ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi (Hương
- Hội - Đình) ở Bắc kỳ.
 Năm 1918 vua Khải Định ra chỉ dụ bãi bỏ các khoa thi này ở
Trung kỳ, năm 1919 bãi bỏ hoàn toàn hệ thống các trường
Nho học, thay thế bằng hệ thống trường Pháp - Việt (Tây
học).
 Ngày 18.9.1924, toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết
định đưa chữ Quốc ngữ vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học.
Từ đây người Việt Nam đã đoạn tuyệt với chữ Hán – chữ
Nôm (hệ chữ tượng hình của Trung Hoa), chuyển sang dùng
chữ Quốc ngữ.
Học sinh trường trung học Pháp - Việt
Trong giờ học ở trường Pháp – Việt
- Từ những năm 20, một số trường kĩ nghệ, cao
đẳng, đại học và cơ sở nghiên cứu khoa học được
thành lập.
- Khoa học, kỹ thuật ngày càng trở thành những
tri thức chiếm ưu thế so với các luận thuyết đạo
đức, chính trị, xã hội vốn là nội dung chủ yếu của
giáo dục Nho học.
 Đây là giai đoạn tạo lập những tiền đề của nền
khoa học Việt Nam

 hình thành tầng lớp trí thức mới Việt Nam.


Nhận xét:
1- Trong khoảng thời gian gần 100 năm (1858 –
1945), văn hóa Việt Nam đã trải qua một sự “đứt
gãy lịch sử” chưa từng có:
 Từ văn minh lúa nước  văn minh công nghiệp
(ăn, mặc, ở, các phương tiện giao thông...).
 Từ chữ Hán, chữ Nôm  chữ Quốc ngữ.
 Từ thơ Đường  thơ Mới; từ văn vần  văn
xuôi, tiểu thuyết…
 Từ tư tưởng Nho giáo  tư tưởng dân chủ tư
sản…
 Tất cả đều hướng vào quĩ đạo hòa nhập với thế
giới phương Tây hiện đại.
2- Trải qua bước ngoặt lịch sử này, bản sắc văn
hóa dân tộc vẫn không bị mất đi mà đã thể hiện
tính linh hoạt, dung chấp trong việc hấp thụ
những yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu có
thêm  thúc đẩy văn hóa dân tộc phát triển trên
một tầm vóc mới.
I.1.2. Tiếp xúc với văn hóa Mỹ

- Kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Nam phát triển theo
con đường TBCN.

- Tư duy, lối sống chịu ảnh hưởng của văn hóa Mỹ và


phương Tây.
Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông những năm 60
+ Tác động tích cực:

- Coi trọng phát triển kinh tế hàng hóa.

- Tư duy và lối sống năng động, cởi mở, dễ hòa


nhập.
+ Tác động tiêu cực:
- Coi trọng văn minh vật chất và lối sống hưởng
thụ, thực dụng kiểu Mỹ.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân và lối sống tự do,
phóng túng.
3. Giao lưu văn hóa với các nước XHCN Đông Âu
+ Tác động tích cực:
- Tiếp thu các thành tựu của các nước tiên tiến
 kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục ở miền Bắc
đã có những bước phát triển quan trọng
 tạo nền tảng để hội nhập với thế giới hiện đại.
+ Hạn chế:

- Không mở rộng quan hệ giao lưu với các nước


ngoài hệ thống XHCN

- Phát triển kinh tế theo phương thức bao cấp

 tạo nên sự trì trệ về kinh tế, cứng nhắc, bảo


thủ trong tư duy, đơn điệu về văn hóa.
I.2. Sự thay đổi nền tảng kinh tế - xã hội
+ Sự thay đổi nền tảng tư tưởng chính trị - xã hội:
- Từ xã hội phong kiến (tư tưởng Nho giáo)
 Xã hội xã hội chủ nghĩa (tư tưởng Mác-Lenin)
+ Sự thay đổi nền tảng kinh tế và phương thức
SX:
- Từ nông nghiệp tiểu nông  công nghiệp hóa
I.2.2 Tác động của quá trình công nghiệp hóa
đối với văn hóa truyền thống
a. Tác động tích cực:
- Điều hòa, cân bằng lại cơ cấu công – nông
nghiệp.
- Quá trình đô thị hóa sẽ làm thay đổi tính tự trị,
khép kín và bảo thủ của văn hóa làng xã.
- Nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường
phát triển, sức tiêu thụ lớn
 phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sẽ

phải thay đổi.


- Nhịp sống công nghiệp đòi hỏi sự nhanh

nhẹn, khẩn trương, nề nếp

 tác phong đủng đỉnh, lối làm ăn tùy tiện tất

yếu sẽ phải thay đổi.


- Quan hệ xã hội và sự giao lưu ngày càng mở
rộng
 tư tưởng bảo thủ, gia trưởng, bè phái, địa phương
cục bộ sẽ bị đẩy lùi dần.

- Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ làm thay đổi dần


kiểu tư duy nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm
tính.
- Luật pháp, kỉ cương ngày càng hoàn thiện,
các quan hệ xã hội được pháp chế hóa
 lối hành xử chủ quan, tùy tiện, ứng xử kiểu
gia đình chủ nghĩa sẽ không còn cơ sở tồn tại.
b. Tác động tiêu cực:

- Nhịp sống công nghiệp và kinh tế thị trường


 suy giảm tính cộng đồng và lối sống trọng
tình; sự gắn kết gia đình lỏng lẻo dần.
- Công nghiệp phát triển, khai thác tự nhiên

bừa bãi

 mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi


trường sống.
I.2.1. Tác động của văn hóa truyền thống đối
với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa
a. Thuận lợi:
- Ý thức đoàn kết cộng đồng cao
- Đức tính tiết kiệm và tinh thần tự lập, ý chí vượt
qua gian khổ, khó khăn và tinh thần cần cù, sáng
tạo trong lao động.
- Tính tôn ti, nề nếp, lối sống trọng tình, hòa hiếu
 tạo nên một nền tảng xã hội có tính ổn định
cao.
- Tư duy biện chứng và lối ứng xử mềm dẻo, linh
hoạt tạo khả năng thích nghi cao trong hoàn cảnh
mới.
b. Khó khăn :
- Thói quen làm ăn kiểu sản xuất nhỏ tự túc tự
cấp, bệnh tùy tiện, vô nguyên tắc, tác phong đủng
đỉnh, lối ứng xử kiểu gia đình chủ nghĩa, “phép
vua thua lệ làng”
 ý thức tôn trọng pháp luật không cao.
- Tư tưởng bình quân chủ nghĩa, thói đố kị, cào
bằng, kìm hãm năng lực sáng tạo cá nhân.
- Tính tự trị, khép kín  tư tưởng độc đoán, bảo
thủ, địa phương cục bộ.
II. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa
- Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn
hóa dân tộc
- Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam trong
giao lưu hội nhập
II.1. Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa là sự xâm nhập của những yếu tố
mang tính toàn cầu vào mọi lĩnh vực của đời sống
nhân loại, làm xóa mờ dần sự khác biệt giữa các
quốc gia trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
khoa học kỹ thuật...
+ Biểu hiện của toàn cầu hóa:
1- Mạng lưới thông tin toàn cầu
2- Hệ thống đại siêu thị toàn cầu
3- Hệ thống trụ sở lao động toàn cầu
4- Mạng lưới tài chính toàn cầu
5- Chợ văn hóa toàn cầu
+ Tác động tích cực:
 Về văn hóa vật chất:

- Tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ


tiên tiến
- Kích thích sự cạnh tranh, đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế
 Nâng cao mức sống của cư dân
 Về văn hóa tinh thần:
 Cư dân có nhiều điều kiện để hưởng thụ các sản
phẩm văn hóa đa dạng của nhân loại.
 Tạo môi trường để cọ xát giữa văn hóa dân tộc /
văn hóa nhân loại

 đào thải những đặc trưng văn hóa truyền thống


đã trở nên lạc hậu, lỗi thời.
 Bổ sung, làm giàu cho văn hóa dân tộc bởi những
giá trị văn hóa tiên tiến của nhân loại
 hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
+ Tác động tiêu cực:
- Sự xâm thực của các giá trị phương Tây đem tới
nguy cơ làm xói mòn những giá trị truyền thống
của dân tộc.
 Cơ chế thị trường với sự cạnh tranh lạnh lùng vì
lợi nhuận
 làm suy giảm văn hóa trọng tình – một giá trị
tốt đẹp của văn hóa truyền thống.
 Sự phân hóa trong tư duy, lối sống, cách ứng
xử giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư, các
thế hệ.
 Kinh tế phát triển, các nhu cầu của cuộc sống
ngày càng cao
 lối sống thực dụng, hưởng thụ, khát vọng làm
giàu, lối sống ăn chơi sa đọa, bạo lực, …
 tác động đến lối sống giản dị, cần kiệm của
người Việt truyền thống
 nguyên nhân trực tiếp đẻ ra các loại tội phạm.
 Một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay đang
chạy theo những giá trị văn hóa bậc thấp, đua đòi,
sùng ngoại…
 Ngôn ngữ cư dân mạng.doc
 Ca khúc gây sốc.doc
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
(VĂN HÓA VẬT CHẤT) (VĂN HÓA VẬT CHẤT)

- PTSX nông nghiệp tiểu - Công nghiệp hóa: nông


nông + thủ công nghiệp nghiệp + công nghiệp
- Giao thông đường thủy là - Giao thông đường bộ,
chủ đạo đường sắt, hàng không
- Nhà ở truyền thống - Nhà ở hiện đại
- Ẩm thực: cơm - rau - cá - Ẩm thực đa dạng
- Trang phục truyền thống - Trang phục Âu hóa
 Văn minh lúa nước  Văn minh công nghiệp
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
(TỔ CHỨC XÃ HỘI) (TỔ CHỨC XÃ HỘI)

- Gia đình cộng đồng bền - Gia đình hạt nhân, lỏng
chặt lẻo
- Làng xã chiếm ưu thế - Phát triển đô thị (đô thị
(nông thôn hóa đô thị) hóa nông thôn)
- Nhà nước quân chủ (vua) - Nhà nước dân chủ cộng
hòa
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA HIỆN ĐẠI
(VĂN HÓA TINH THẦN) (VĂN HÓA TINH THẦN)

- Lối sống tự trị, hướng - Lối sống năng động,


nội, khép kín hướng ngoại
- Đề cao tính cộng đồng - Đề cao tính cá nhân
- Tư tưởng Nho giáo độc - Tư tưởng dân chủ tư sản;
tôn tư tưởng Mác-Lênin
- Giáo dục Nho học, coi - Giáo dục Tây học, đề cao
trọng văn chương, đạo tri thức khoa học
đức.
- Ngôn ngữ: chữ Hán, chữ - Chữ Quốc ngữ
Nôm
- Nghệ thuật truyền thống - Nghệ thuật hiện đại
 Làm rạn nứt hệ giá trị văn hóa truyền thống
(văn hóa lúa nước + Nho giáo + Phật giáo)
 Thay đổi cấu trúc văn hóa:
TRUYỀN THỐNG  HIỆN ĐẠI
VĂN HÓA VIỆT NAM HIỆN NAY

 Chúng ta đang quay cuồng trong bức xúc


 Tại sao văn hóa suy dinh dưỡng
 Cảnh báo sự hoại tử phần hồn
 Văn hóa “chạy”
III. VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

 Tích cực?
 Tiêu cực?
III. VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

1. Tích cực:
- Năng động, cởi mở, dễ hòa nhập
- Dễ tiếp thu cái mới
III. VĂN HÓA CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Tiêu cực:
 Chạy theo những giá trị văn hóa bậc thấp, đua
đòi, sùng ngoại…
 Khủng hoảng chuẩn mực giá trị:
• Đam mê công nghệ và thế giới ảo
• Trang phục thiếu văn hóa, phản cảm
• Thị hiếu nghệ thuật tầm thường
• Hội chứng cuồng thần tượng
• Lai tạp ngôn ngữ, làm méo mó tiếng mẹ đẻ…
Hiện nay, văn hóa Việt Nam đang ở giai
đoạn quá độ  cấu trúc văn hóa mở:
 Sự đan xen và tiếp biến văn hóa:
- Tốt / xấu; cũ / mới
- Truyền thống / hiện đại
- Bản địa / ngoại sinh
- Phương Đông / phương Tây.
 Cấu trúc văn hóa mở: tiếp biến văn hóa.
 Giá trị truyền thống bị khủng hoảng
 Giá trị hiện đại chưa định hình

 sự xô bồ, phức tạp.


- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng.
- Nếp sống cần cù, chịu khó, tiết kiệm.
- Lối sống trọng tình, nhân ái, bao dung.
- Tính bền vững và tôn ti nề nếp của gia đình.
- Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
2.3. Xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam
trong giao lưu – hội nhập
II.3.1. Định hướng chung
- Tận dụng các lợi thế của toàn cầu hóa: tiếp
thu các thành tựu kinh tế, tri thức, khoa học
hiện đại của các nước tiên tiến để đưa đất
nước hội nhập với thế giới văn minh, hiện
đại.
- Tiếp thu tinh hóa văn hóa nhân loại để làm
giàu cho văn hóa truyền thống:
Có thái độ tích cực, chủ động gạn đục khơi
trong, tiếp thu có chọn lọc những gì phù hợp với
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộC
 Thích ứng được những nhu cầu văn hóa thời
hiện đại, đồng thời bổ sung, làm giàu cho vốn
văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Có thái độ chủ động trong việc bảo vệ
những giá trị văn hóa truyền thống bởi đó
chính là hồn cốt của dân tộc.
Trong văn hoá truyền thống của dân tộc, có nhiều
giá trị quí báu cần được gìn giữ và phát huy:
- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng
- Lối sống cần cù, chịu khó, tiết kiệm
- Lối sống trọng tình, hiếu hòa, nhân ái, khoan
dung.
- Tính bền vững và tôn ti nề nếp của gia đình.
- Tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo.
 “… Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm
chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu
cực và hạn chế của di sản truyền thống Việt Nam cũng bộc lộ khá rõ
mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình
quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những
người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu
ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và
hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy
phân tích, thực nghiệm và luận lý kém. Đó là sản phẩm mặt trái của
kinh tế tiểu nông, thiết chế cộng đồng gia đình và xóm làng, của nền
văn minh tiền công nghiệp”. (Trích Công trình nghiên cứu cấp Nhà
nước KX-07: “Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”.
II.3.2. Các biện pháp cụ thể

- Bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
đã được thế giới công nhận là di sản văn hóa
nhân loại.
- Làm sống lại các giá trị văn hóa cổ truyền
như: Giỗ tổ Hùng Vương, khôi phục các lễ hội
dân gian lành mạnh.
- Sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn các giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể: tục ngữ, ca dao,
truyện cổ, sử thi, tranh dân gian, các công trình
kiến trúc, điêu khắc,…
- Giới thiệu với thế giới về các giá trị văn hóa
đặc sắc của Việt Nam.
Tại thời điểm hiện nay, nền văn hóa mới Việt
Nam đang ở giai đoạn quá độ:
 tính chất đan xen: tốt / xấu; cũ / mới;
truyền thống / hiện đại
 chưa định hình những đặc trưng ổn định.
Tuy nhiên, có thể nhận diện văn hóa Việt Nam
hiện nay qua mấy nét chính:
1- Đó là một cấu trúc đa văn hóa, gồm nhiều
lớp văn hóa cùng đan xen, tồn tại bên nhau:
truyền thống và hiện đại, bản địa và ngoại sinh.
2- Cấu trúc đa văn hóa dẫn đến sự đa dạng về lối
sống của các khu vực dân cư, các tầng lớp xã hội
và các thế hệ, lứa tuổi khác nhau.

3- Đó là một cấu trúc văn hóa mở trong sự giao


lưu, hội nhập với các nền văn hóa trong khu vực
và thế giới.
Tóm lại:
Tiếp thu cái mới tiến bộ và gìn giữ, bảo tồn
những giá trị truyền thống tốt đẹp để xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đó
là chiến lược và là sự lựa chọn đúng đắn của Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

You might also like