CHUONG 3- VH TRUYEN THONG- Bai 2- VH TINH THAN

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 207

CHƯƠNG II

BÀI 2

VĂN HÓA TINH THẦN


I. Nền tảng triết học

II. Tư tưởng và tôn giáo

III. Ngôn ngữ và học thuật

IV. Nghệ thuật

V. Giao tiếp và ứng xử

VI. Tín ngưỡng, phong tục, lễ tết, lễ hội


I. NỀN TẢNG TRIẾT HỌC

Triết học Trung Hoa cổ đại:


thuyết Âm dương – Ngũ hành:
1. Nhận thức về không gian vũ trụ
2. Nhận thức về thời gian vũ trụ
3. Nhận thức về con người
 Nội dung cơ bản của thuyết Âm – dương:
 Quá trình hình thành vũ trụ
 Tính chất hai mặt của vạn vật trong vũ trụ
 Quá trình hình thành vũ trụ:
 Thái cực  Lưỡng nghi: Âm / Dương
 Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
 Tứ tượng sinh Bát quái
 Bát quái biến hóa vô cùng.
Bát quái:
Càn (trời) – Đoài (đầm) – Ly (lửa) – Chấn (sấm) – Tốn (gió) – Khảm
(nước) – Cấn (núi) – Khôn (đất).
 Biến hóa thành muôn vàn sự vật, tình huống, trạng thái trong tự
nhiên / xã hội.
 Tính chất hai mặt của vạn vật trong vũ trụ:

Âm Dương

Cao
Thấp
Nóng
Lạnh
Sáng
Tối
Động
Tĩnh
Cứng
Mềm
Mạnh
Yếu
+ Biểu tượng âm – dương:
+ Qui luật tương tác Âm –
Dương:
- Âm – dương hợp
thành mọi sự vật.
- Âm – dương tồn tại trong nhau,
không thể tách rời:
trong âm có dương,
trong dương có âm.
- Âm dương bù trừ nhau để tồn tại
- Âm dương chuyển hóa:

âm cực  dương;

dương cực  âm
b. Thuyết Ngũ hành
- Thuyết Âm dương  bản chất tinh thần
(định tính) của vũ trụ.

- Thuyết Ngũ hành: cấu trúc vật chất

(định lượng) của vũ trụ.


Đặc tính cơ bản của mỗi hành:
- Thủy (nước): lạnh, hướng xuống
- Hỏa (lửa): nóng, hướng lên
- Mộc (cây): dài, thẳng, sinh sôi
- Kim (kim loại): thanh tĩnh, thu sát
- Thổ (đất): nuôi lớn, hóa dục
 Có thể qui vạn vật trong vũ trụ vào một trong 5 hành:

BẢNG QUI LOẠI NGŨ HÀNH


+ Quan hệ tương tác của ngũ hành:
Ngũ hành luôn vận động, tương tác với nhau
theo hai hướng:
- Tương sinh
- Tương khắc
Hỏa

Mộc Thổ

Thủy Kim
 Thuyết Âm dương và Ngũ hành được kết hợp với nhau
để giải thích về bản chất, cấu trúc và sự vận hành của vũ
trụ.

 quan niệm về sự vận động biện chứng của vạn vật trong
vũ trụ cũng như trong đời sống xã hội của con người.
 Những điểm gặp gỡ, tương đồng giữa
triết học duy vật biện chứng vơí tthuyết Âm dương
– Ngũ hành?
TRIẾT HỌC TRIẾT HỌC
DUY VẬT BIỆN CHỨNG ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH
 Nguyên lý về mối liên hệ  Quan hệ tương tác:
phổ biến
•Mối liên hệ bên trong • Âm dương
•Mối liên hệ bên ngoài • Ngũ hành

 Nguyên lý về sự phát  Sự vận hành của Âm –


triển: Dương:
• Lượng  chất
• Âm dương chuyển hóa
• Thống nhất – đấu tranh
• Ngũ hành vận động
giữa các mặt đối lập.
• Âm dương đối lập/ bù trừ
• Phủ định của phủ định.
• Ngũ hành tương sinh/
tương khắc
2. Nhận thức về thời gian vũ trụ
- Lịch Âm - Dương
- Hệ đếm Can - Chi
a. Lịch Âm - Dương

- Dựa theo chu kì xuất hiện của mặt trăng

 định ra đơn vị thời gian tính bằng tháng.

- Dựa theo chu kì mặt trời

 xác định ngày ngắn nhất và dài nhất trong năm

 xác định 4 mùa trong năm.


b. Hệ đếm Can – Chi:

- Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ,


Canh, Tân, Nhâm, Quí.

- Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ,


Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
3. Nhận thức về con người
- Quan niệm con người là một tiểu vũ trụ
 áp dụng mô hình nhận thức vũ trụ vào việc nhận
thức về con người.
+ Vũ trụ có âm
– dương
 con người
cũng có hai
tính chất
âm / dương
 Các bộ phận
trong cơ thể người
cũng được phân
thành âm / dương.
+ Vũ trụ cấu trúc theo Ngũ hành
 cấu tạo và hoạt động của cơ thể người cũng theo nguyên
lý Ngũ hành:
- Ngũ quan: tai (thủy) – lưỡi (hỏa) – mắt
(mộc) – mũi (kim) – miệng (thổ).
- Ngũ tạng: thận (thủy) – tim (hỏa) – gan (mộc) – phổi
(kim) – lá lách (thổ).
4. Ảnh hưởng của thuyết Âm – dương, Ngũ hành đối
với đời sống văn hóa tinh thần của người Việt:

 Ý nghĩa phương pháp luận của triết học Âm dương


Ngũ hành ?
+ Hình thành triết lý sống

+ Chi phối các hành động thực tiễn

+ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh

+ Ứng dụng trong y học cổ truyền


+ Thuyết Âm dương - Ngũ hành là cơ sở hình thành
các triết lí sống của người Việt:
- Triết lí về sự đối xứng, cặp đôi (Âm – Dương)
- Triết lí sống quân bình (Già néo đứt dây; Đầy quá sẽ
đổ…)
- Triết lí sống lạc quan (Trong rủi có may, trong họa có
phúc; Khổ trước sướng sau…)
+ Chi phối các hành động thực tiễn:

- Tính toàn diện (hai mặt)

- Tính vận động, biến đổi (lịch sử, cụ thể)

- Tính quan hệ (nhìn sự vật trong sự tương tác lẫn


nhau).
+ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tâm linh:
- Dùng thuyết Âm dương - Ngũ hành để coi tử vi,
bói toán, chọn đất làm nhà, mai táng, xem việc
hôn nhân, kết bạn, hợp tác làm ăn, …
+ Ứng dụng trong y học cổ truyền:

Y học phương Đông chẩn đoán và chữa bệnh


dựa trên nguyên lý về sự tương tác Âm dương
và luật sinh / khắc của Ngũ hành giữa các bộ
phận trong cơ thể người.
II. Tư tưởng và tôn giáo
Sự dung hòa giữa các hệ tư tưởng và tôn giáo:
 Phật giáo
 Nho giáo
 Đạo giáo

 Tam giáo đồng nguyên


1. Phật giáo trong văn hóa Việt Nam

- Phật giáo ra đời tại Ấn Độ vào cuối TK VI  TK V


tr.CN.
- Du nhập vào Việt Nam từ khoảng TK I tr. CN bằng hai
con đường (từ Ấn Độ và Trung Hoa).
Người sáng lập ra
Phật giáo: Siddharta
(Tất Đạt Đa) –
Sakyamuni (Thích
Ca Mâu Ni) –
Buddha (Phật)
Tư tưởng, giáo lý của Phật giáo

 Tư tưởng triết học


Phật giáo:
 Thuyết luân hồi:
sinh – trụ - dị - diệt.
 Thuyết vô thường:
không có gì vĩnh cửu,
thường hằng, bất biến.
 Luật nhân – quả
 Tư tưởng nghiệp báo
 Thuyết vô ngã: vô ngã vị tha
 Quan niệm nhân sinh của Phật giáo:
 Đời là bể khổ (vì luân hồi, nghiệp báo).
 Tìm giải pháp để giải thoát chúng sinh khỏi kiếp
luân hồi (đạt tới Niết Bàn)

 cứu khổ cứu nạn, phổ độ chúng sinh.


 Giáo lý của Phật giáo:
 Tứ diệu đế:

- Khổ đế: đời là bể khổ

- Tập đế: nguyên nhân gây đau khổ

- Diệt đế: có thể diệt trừ được nỗi khổ.

- Đạo đế: con đường diệt khổ để đạt tới giải


thoát.
 Tu tâm giúp con
người đạt đến “giác
ngộ”
 từ bỏ tham - sân- si
 hạnh phúc
Bài thơ về hạnh phúc
Tượng Quan
Âm nghìn tay
nghìn mắt ở
chùa Bút
Tháp, xã Đình
Tổ, Bắc Ninh
Thế kỉ I  TK III, Luy Lâu là trung tâm Phật
giáo lớn của khu vực.

Chùa Dâu
là tổ đình
của Phật
giáo VN
G.S Nguyễn Lang nhận xét:

“Trong thời kỳ Bắc thuộc, đạo Phật ngấm vào


lòng dân chúng Việt cũng tự nhiên như nước
mưa ngấm vào đất Mẹ”.
(Việt Nam Phật giáo sử luận)
- Giai đoạn đầu của thời Đại Việt, Phật giáo
phát triển mạnh và đạt tới cực thịnh vào thời
Lý – Trần (XI-XIII)
 quốc giáo.
Lý Công Uẩn
Lý Thái Tông và Phật giáo
Yên Tử - Trung tâm Phật giáo thời Trần
Nhà Nho Lê Quát (thời Lý – Trần) nhận xét:
“Phật chỉ lấy điều hòa phúc mà động lòng người, sao mà
sâu xa và bền chắc đến vậy? Trên từ vương công, dưới
đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về việc Phật, thì hết cả
gia tài cũng không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền của đi
làm chùa, xây tháp thì hớn hở vui vẻ, như trong tay đã
cầm được cái biên lai để ngày mai đi nhận số tiền trả,
báo lại. Cho nên, trong từ kinh thành, ngoài đến châu
phú, đường cùng ngõ hẻm…, hễ chỗ nào có nhà ở thì ở
đó có chùa Phật, bỏ đi thì làm lại, hư đi thì sửa lại”.
- Từ TK XV  Nho giáo là quốc giáo.

- Tư tưởng, giáo lý Phật giáo đã lan tỏa và thấm sâu


vào triết lý sống của dân tộc, với sự hiện diện của
hàng ngàn ngôi chùa trên khắp mọi miền đất nước từ
Bắc chí Nam.
Tượng Quan
Âm nghìn tay
nghìn mắt ở
chùa Bút
Tháp, xã Đình
Tổ, Bắc Ninh
Chùa Bái Đính – Ninh Bình
Chùa Thiên Mụ
Chùa Hội Khánh và tượng Phật nằm
ở Bình Dương
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Xá Lợi
Chùa Mã Tộc (Chùa Dơi) – Sóc Trăng
Chùa Âng
(Trà Vinh)
+ Đặc điểm của Phật giáo
trong văn hóa truyền thống Việt Nam:

- Tính nhập thế

- Tính tổng hợp


a. Tính nhập thế:

Phật giáo luôn đồng hành với cuộc sống của

chúng sinh bằng những việc làm thiết thực:

- Coi trọng tu tại gia – Phật tại tâm

- Tham gia các hoạt động xã hội.


- Coi trọng tu tại gia:

• Tu đâu cho bằng tu nhà


Thờ cha kính mẹ mới là chân tu.
• Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích Ca ngoài
đường.
• Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu
chùa.
- Coi trọng Phật tại tâm: làm điều phúc đức
• Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng âm phúc cứu cho một người


- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội

SG 11 -6 -1963
Các nhà sư tham gia đại lễ cầu siêu cho những
người dân Việt Nam đã khuất từ khi dựng nước.
b. Tính tổng hợp:

+ Phật giáo Việt Nam dung hợp với các tín ngưỡng
dân gian bản địa:

- Dung hợp với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

- Dung hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu

- Dung hợp với các tín ngưỡng thờ thần, thánh, Thành
Hoàng, thờ các anh hùng dân tộc…
Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện
Chùa Bà Dâu (Pháp Vân – Thần Mây)
+ Dung hợp giữa Phật giáo với các tôn giáo khác:
- Đạo Cao Đài (1926): Phật + Nho + Lão + Thiên Chúa
giáo
- Đạo Hòa Hảo (1939): Phật giáo Tịnh Độ tông + Đạo
Ông bà
Cao Đài Hội thánh - Tây Ninh
Đến nay, Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất, có ảnh
hưởng sâu sắc và rộng rãi nhất ở Việt Nam:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống ngàn năm của tổ tiên
 Ảnh hưởng đến triết lý sống và đạo đức, ứng
xử của người Việt:
+ Tích cực:
- Coi trọng tu nhân tích đức, khuyến thiện, từ ác.
- Đề cao tư tưởng hiếu hòa, nhân ái, vị tha, không
ganh đua, hiếu thắng
 Điều hòa tâm tính con người
 Hạn chế xung đột xã hội.
+ Hạn chế:
- Thủ tiêu bản ngã và khát vọng cá nhân.

- Coi trọng an phận, nhẫn nhục, dĩ hòa vi quí.

 Triệt tiêu tinh thần phản kháng và đấu tranh.

 Tác động tiêu cực đến sự ứng xử với pháp luật?


2. Nho giáo trong cấu trúc văn hóa
truyền thống Việt Nam
 Quá trình du nhập của Nho giáo
 Nội dung tư tưởng Nho giáo
 Sự tiếp nhận linh hoạt, mềm dẻo
 Ảnh hưởng của Nho giáo
- Nho giáo ra đời ở Trung Hoa (TK VI – V tr.CN)
- Du nhập vào Việt Nam: 10 TK đầu CN (Bắc
thuộc)
- Vùng ảnh hưởng trực tiếp: Bắc bộ và Bắc Trung
bộ.
Khổng Tử (551- 479 t.CN) Mạnh Tử (372-289 t.CN)
 Nội dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo:

Nho giáo là một hệ thống quan niệm tư tưởng,


học thuyết chính trị - đạo đức chủ trương quản
lý xã hội bằng biện pháp đức trị:

- Tam cương

- Ngũ thường

- Thuyết Chính danh


a. Tam cương:
- Quân - thần: bề tôi phải trung với vua.

- Phụ - tử: con phải có hiếu, phải phục tùng

cha mẹ.

- Phu - phụ: vợ phải giữ trinh tiết với chồng


b. Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
- Nhân: tình người, yêu thương con người và vạn vật
- Nghĩa: sự đối xử công bằng, hợp lẽ phải
- Lễ: lễ giáo, thứ bậc, kỷ cương
- Trí: hiểu biết, sáng suốt, phân biệt đúng sai
- Tín: giữ lời hứa, sự trung thực, tin cậy.
 Tam cương, Ngũ thường:

- Là chuẩn mực của quan hệ ứng xử trong gia


đình và ngoài xã hội.

- Là biện pháp để xây dựng xã hội trật tự và ổn


định.
- Là cơ sở để Nho giáo xác lập các tiêu chí xây
dựng mô hình nhân cách con người lý tưởng:
 Nam nhi  Quân tử:

Tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ.


 Phụ nữ:

- Tam tòng

- Tứ đức
c. Thuyết Chính danh:
Mỗi người phải làm đúng vai trò, danh phận của
mình:
“Danh chẳng chính thì ngôn chẳng thuận; ngôn
chẳng thuận thì việc chẳng thành; việc chẳng thành
thì lễ nhạc bất hưng; lễ nhạc bất hưng thì hình phạt
không trúng lý; hình phạt không trúng lý thì dân
không biết bám víu vào đâu... Vì vậy, phải lấy chính
danh làm gốc”.
 “Thượng bất chính thì hạ tắc loạn”.
 Nho giáo đã được tiếp nhận và vận dụng linh hoạt:
• Tư tưởng trung quân
• Khái niệm nhân, nghĩa
• Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Nguyễn Trãi

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân


Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
 Vai trò của Nho giáo trong văn hóa
truyền thống:
Trong suốt chiều dài lịch sử của xã hội phong
kiến, Nho giáo đã chi phối sâu sắc và toàn diện
đời sống văn hóa - tinh thần của xã hội Việt Nam.
 Bầu khí quyển văn hóa Nho giáo.
Nho giáo đã chi phối các lĩnh vực:
 Xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội (Tam cương, ngũ thường, thuyết Chính danh).
 Làm nền tảng tư tưởng để tổ chức, quản lý, duy trì sự ổn định của xã hội (từ
trong gia đình đến ngoài xã hội).
 Xây dựng nền tảng giáo dục theo tư tưởng, giáo lý Nho giáo.
 Xác lập chuẩn mực nhân cách của con người Việt Nam truyền thống (nam nhi,
phụ nữ).
GS Phan Ngọc khẳng định:
Từ TK XIX trở về trước, ở Việt Nam, Nho giáo phổ
biến đến nỗi “Không có một dấu vết nào của văn hóa
Việt Nam mà không mang một biểu hiện có thể xem là
có tính chất Nho giáo, dù đó là văn học, giáo dục,
chính trị, phong tục, nghi lễ, nghệ thuật, tín ngưỡng.
Cũng không có người Việt Nam nào, dù chống Nho
giáo đến đâu mà lại không chịu ảnh hưởng Nho
giáo”.
(Phan Ngọc – Bản sắc văn hóa Việt Nam)
 Ưu điểm:
- Tạo nên một nền tảng xã hội trọng đạo đức,
trọng lễ nghĩa, có nề nếp tôn ti.
- Đề cao các giá trị nhân cách, đạo đức, danh dự,
coi trọng đạo đức của người làm quan.
 Xây dựng xã hội ổn định, nề nếp.

- Đề cao học vấn, coi trọng hiền tài.


 Hạn chế:
- Phân biệt bất bình đẳng nam nữ và địa vị xã hội.
- Trói buộc con người trong tư tưởng về nghĩa vụ,
bổn phận và sự phục tùng.
 Kìm hãm sự phát triển ý thức về quyền cá
nhân và tinh thần phản kháng.
 Công cụ tư tưởng để duy trì quyền lực của bộ
máy cai trị.
 Xã hội trì trệ, chậm phát triển.
 Trong tác phẩm Văn minh và nền hành chính
Trung Hoa, Đại học Yale, Mỹ, xuất bản 1964,
Etience Balazs viết: “Nguyên nhân kìm hãm chủ
yếu dường như là không gian tri thức của đạo
Khổng hoàn toàn không thuận lợi cho bất cứ một
tìm tòi thử nghiệm nào, cho bất cứ một sự đổi
mới nào, hoặc cho sự tự do tư tưởng”.
 Năm 1998, Giáo sư Chen-Lu Tsou, Chủ tịch Hội hóa sinh
Trung Quốc, viết trên tạp chí khoa học lừng danh của Hội
tiến bộ khoa học Mỹ rằng: “Một trong những nền tảng của
Khổng giáo, nhu cầu biết danh phận của mình trong xã hội,
đã tạo ra tính liên tục của văn minh Trung Hoa qua các
triều đại khác nhau. Nhưng tư tưởng danh phận đối nghịch
với sự tò mò và tính sáng tạo, và tôi cho rằng ảnh hưởng
của Khổng giáo giải thích tại sao chưa bao giờ Trung Quốc
mạnh về khoa học, nhất là khoa học trừu tượng”.
 Tác động tiêu cực của Nho giáo đến thái độ
ứng xử với pháp luật?
3. Đạo giáo
+ Đạo giáo triết học (Đạo gia):

- Là một hệ thống quan niệm triết học về vũ


trụ quan của người Trung Hoa cổ đại do Lão
Tử và Trang Tử sáng lập (Đạo Lão – Trang).
Lão Tử Trang Tử
- Khái niệm trung tâm của Đạo gia: Đạo.

 Đạo được hiểu như một qui luật vô hình


của vũ trụ, xuyên suốt, chi phối vạn vật.
 Đạo gia chủ trương con người phải trở về với
Đạo (bản tính tự nhiên, phù hợp với qui luật của
trời đất)
 triết lý sống “nhàn dật” (không bon chen danh
lợi, không phiền lụy ai)
 bảo tồn cái tôi của mình.
+ Đạo giáo tôn giáo:

Là một loại tín ngưỡng gồm hai nhánh:

- Đạo giáo phù thuỷ

- Đạo giáo thần tiên


- Đạo giáo phù thủy:
Là một hỗn hợp nhiều luồng tín ngưỡng và
ma thuật:
Pháp sư

Niệm chú, trừ tà Thầy cúng


Thầy phù thủy bùa mê, phép yểm
- Đạo giáo thần tiên:

Là môn phái đạo giáo có tính chất quí tộc.


Những người theo môn phái này được gọi là
các Đạo sĩ, sống thoát tục, lên núi tu luyện
phép thuật.

Khi tu đắc đạo  thành Tiên, Thánh.


 Trong nền tảng tư tưởng của văn hóa truyền thống
VN, Đạo giáo không phát triển thành một dòng tư
tưởng độc lập, mà kết hợp với tư tưởng Nho giáo
 thái độ ứng xử của tầng lớp trí thức Nho học.
 Ba luồng tư tưởng: Phật giáo, Nho giáo, Đạo
giáo không bài xích nhau mà có sự dung hợp, hòa
đồng
 Tam giáo đồng nguyên (đồng qui): vì cuộc sống
hòa mục, hạnh phúc cho con người (Nho trị thế,
Phật trị tâm, Lão trị thân).
 Tạo lập nền tảng tư tưởng, đạo đức và triết
lý sống của người Việt.

 Góp phần quan trọng làm nên bản sắc văn


hóa truyền thống Việt Nam.
III. Ngôn ngữ và học thuật
1. Ngôn ngữ
- Trong di sản văn hóa truyền thống tồn tại cả
hai loại chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm.
- Từ thời Lê trở đi (TK XIV – XV), chữ Nôm đã
được dùng phổ biến trong đời sống và trong
sáng tác văn chương.
Truyện Kiều bản Nôm
2. Giáo dục và khoa học

a. Giáo dục, thi cử:

- Các triều đại phong kiến rất quan tâm đến


việc học hành và thi cử.
- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông (1023 –
1072) cho xây dựng Văn Miếu.
- Năm 1075 vua Lý Nhân Tông (1066 – 1127)
mở khoa thi đầu tiên để chọn lựa nhân tài
 lịch sử của nền giáo dục Việt Nam bắt đầu
từ đây.
- Năm 1076 vua Lý Nhân Tông cho xây Quốc
Tử Giám - trường đại học đầu tiên của nước
Đại Việt để đào tạo con em quan lại, quí tộc.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Đến TK XV (thời Lê), các trường tư được
mở ở làng  đối tượng được đi học và đi thi
được mở rộng cho tầng lớp bình dân.
Lê Thánh Tông và giáo dục
Lớp học ở làng
Các thí sinh đang làm bài thi
Hội đồng giám khảo
- Đặc điểm của giáo dục Nho giáo:
1- Mục đích giáo dục: đào tạo người quân tử
 làm quan “trị nước chăn dân”.
 Đề cao vinh quang của người đỗ đạt (tục xướng
danh, ban áo mão và đãi yến tiệc, vinh qui bái tổ,
khắc bia tiến sĩ).
Người đứng trên cao xướng danh
Sĩ tử và thân nhân đến nghe xướng danh
Các tân khoa được đi dạo phố để mọi người biết
Người thi đỗ được khắc tên trên bảng vàng
Các tân khoa được ban áo mão
Các tân khoa đến vái tại Văn Miếu
2- Nội dung giáo dục:
Không coi trọng truyền thụ tri thức khoa học
mà chủ yếu là giáo dục tư tưởng, đạo đức, lễ
nghĩa, các phép ứng xử.
Các sách giáo khoa của Nho giáo:
+ Tứ thư:
- Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử
- Đại học: dạy phép làm người để trở thành người quân tử
- Trung dung: dạy cách sống dung hòa, không thiên lệch

- Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử


+ Ngũ kinh:
- Kinh thi: thơ ca dân gian TQ
- Kinh thư: truyền thuyết, lịch sử TQ
- Kinh lễ: ghi chép các nghi lễ
- Kinh dịch: tư tưởng triết học cổ TQ

- Kinh xuân thu: ghi chép các sự kiện xảy ra ở nước


Lỗ (quê hương Khổng Tử).
3- Phương pháp truyền thụ tri thức:
Coi trọng việc ghi nhớ máy móc các tư tưởng
của thánh hiền
 thầy đọc trò chép, học thuộc lòng.
Ảnh hưởng của giáo dục Nho giáo đến giáo
dục Việt Nam hiện nay?
+ Tích cực?
+ Tiêu cực?
Đào Duy Anh nhận xét:
"Chế độ khoa cử thế ấy thì phải sinh ra phương pháp giáo dục thế kia là lẽ tất
nhiên. Học như vậy thì học trò chỉ chăm học thuộc lòng một số ít sách kể trên
(Tứ Thư, Ngũ Kinh và Bắc Sử tức là sử Trung Hoa), và chăm lựa lời cho khéo,
gọt câu cho chỉnh, viết chữ cho tử tế, một ý tứ có thể điền ra năm, bảy cách...

Cái thói trọng từ chương, ưa hư văn đã trở thành một thiên tính của dân tộc ta.
Với cách giáo dục ấy, thì dù người thiên tư lỗi lạc cũng phải nhạt đi, huống gì
những người tư chất tầm thường. Thực là một thứ giáo dục giết chết nhân cách
vậy".

(Dẫn theo: Vĩnh Sinh,Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á“, tr. 159).
+ Khoa học:
- Không có các thành tựu khoa học tự nhiên
- Chỉ có một số công trình sử học, y học cổ truyền.
IV. Nghệ thuật Việt Nam truyền thống
1. Các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Văn chương
- Hội họa
- Điêu khắc
- Sân khấu dân gian
- Âm nhạc: các làn điệu dân ca
a. Văn chương truyền thống Việt Nam:
Đặc điểm:
- Hai dòng văn học viết bằng chữ Hán và chữ
Nôm cùng song song phát triển.
- Văn chương truyền thống Việt Nam thiên về
văn vần, thơ ca:
 Các thể thơ truyền thống: thơ Đường luật, thơ
Lục bát
 Văn vần: Hịch, Cáo, Phú, Văn tế
b. Hội họa:
Tranh dân gian Đông Hồ:
- Đề tài: phản ánh đời sống sinh hoạt ở nông
thôn
- Tính chất hài hước, vui nhộn.
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong,
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp.

(Bên kia sông Đuống-Hoàng Cầm)


Đấu vật
Vinh hoa Phú quí
Hứng dừa Đánh ghen
Chăn trâu
thổi sáo
Đám cưới chuột
Thầy đồ Cóc
Bản khắc gỗ tranh dân gian Đông Hồ
c. Nghệ thuật sân khấu truyền thống:
- Chèo, múa rối nước: Bắc bộ
- Tuồng: Trung bộ
- Cải lương: Nam bộ.
Sân khấu chèo
Hề chèo
Cheo Trau cau 1.flv
Múa rối nước
Hát tuồng
Hát bội, cải lương
Ngoài ra còn có các làn điệu dân ca truyền

thống đặc trưng của mỗi vùng miền.


Quan họ
Ca trù
2. Đặc điểm của nghệ thuật truyền thống
- Tính tổng hợp
- Tính biểu cảm
 dấu ấn văn hóa nông nghiệp trồng trọt
a. Tính tổng hợp:

+ Nghệ thuật sân khấu:

- Tổng hợp các loại hình ca – múa – nhạc.

- Không có sự phân chia các thể loại bi / hài

 tạo cảm xúc thẩm mỹ tổng hợp cho người xem

(chèo Quan Âm Thị Kính…).


+ Âm nhạc:

Đàn bầu chỉ có một dây


nhưng có thể phát ra đủ
mọi âm thanh với cao
độ, trường độ như ý
muốn.
b. Tính biểu cảm:
+ Âm nhạc:
- Đề tài: tình yêu quê hương, đôi lứa…
- Giai điệu: trữ tình, sâu lắng, tốc độ chậm,
âm sắc trầm, chú trọng luyến láy…
 đàn bầu rất thích hợp để thể hiện tâm
trạng, cảm xúc trầm buồn, sâu lắng.

Se chỉ luồn kim Lý chiều chiều


- Vũ kịch Việt Nam thường gắn với những
động tác tay mềm dẻo, uyển chuyển,
biểu cảm bằng ánh mắt và các động tác
cơ thể.
Chèo Xẩm Xoan
V. Văn hóa giao tiếp
Văn hóa giao tiếp của người Việt bị chi
phối bởi:
- Lối sống nông nghiệp trồng trọt
- Quan niệm Nho giáo
 Dấu ấn nông nghiệp trồng trọt:
+ Tính cộng đồng:
- Coi trọng việc giao tiếp (Lời chào cao hơn
mâm cỗ).

- Thói quen tìm hiểu, quan sát, đánh giá


đối tượng giao tiếp.
+ Ứng xử trọng tình:
- Đặt tình cao hơn lý:
• Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình…
• Yêu nhau chín bỏ làm mười…
- Giữ ý, nhường nhịn, cả nể:
• Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau.
• Học ăn học nói, học gói học mở.
• Một sự nhịn, chín sự lành…
- Thái độ đắn đo, cân nhắc, thiếu tính quyết
đoán trong trong giao tiếp (thích nói vòng vo,
đưa đẩy, bóng gió):
• Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại
nửa mừng nửa lo…
 Dấu ấn Nho giáo:
- Trọng danh dự hơn giá trị vật chất:
• Tốt danh hơn lành áo
• Đói cho sạch, rách cho thơm
• Giấy rách phải giữ lấy lề
• Trâu chết để da, người ta chết để tiếng…
- Coi trọng danh dự sĩ diện:
• Ở đời muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng
anh hùng mà thôi.

• Đem chuông đi đánh nước người, không kêu


cũng đánh ba hồi lấy danh.

• Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp,…


• Tốt khoe, xấu che
• Xấu chàng hổ ai

 Chớ nên: Vạch áo cho người xem lưng


- Tâm lý sợ dư luận, tai tiếng:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ…

 dư luận trở thành một thứ vũ khí có uy


lực để ràng buộc cá nhân với cộng đồng,
duy trì sự ổn định của làng xã.
VI. Tín ngưỡng, phong tục, lễ tết, lễ hội
VI.1. Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng phồn thực
- Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
- Tín ngưỡng thờ Mẫu (sùng bái tự nhiên)
- Tín ngưỡng thờ Tứ Bất tử
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
- Tín ngưỡng thờ Thổ Công (Gia Thần)
VI.2. Phong tục
- Phong tục hôn nhân
- Phong tục tang ma
- Phong tục trong lễ tết, lễ hội.
VI.3. Lễ tết
VI.4. Lễ hội
- Lễ hội tín ngưỡng nông nghiệp
- Lễ hội văn hóa tâm linh
- Lễ hội văn hóa lịch sử
- Lễ hội văn hóa nghệ thuật
Lễ hội dân gian Việt Nam

You might also like