Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 28

Ha Noi University of Pharmacy

Ha Noi University of Pharmacy

KHÁI NIỆM

 Hệ tiểu phân micro là những tiểu phân có kích thước


tính bằng micromet, bao gồm microcapsule (vi nang)
và microsphere (vi cầu).
Ha Noi University of Pharmacy

VI NANG, VI CẦU

 Vi nang và vi cầu khác nhau về cấu trúc: vi cầu có


cấu trúc dạng cốt đồng nhất, còn vi nang là hệ màng
bao có nhân và vỏ riêng biệt.
Ha Noi University of Pharmacy

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM

 Ưu điểm:
 Nâng cao hấp thu dược chất, tăng sinh khả dụng
 Đối với dược chất ít tan, hệ micro làm tăng sự phân tán
dược chất vào môi trường nước nên có khả năng làm tăng độ
hòa tan của dược chất.
 Che giấu mùi vị khó chịu của dược chất, cũng như bảo vệ
dược chất khỏi ảnh hưởng của môi trường.
Cấu trúc của hệ micro giúp hạn chế khả năng bay hơi của cá
dược chất dễ bay hơi hay thăng hoa
Ha Noi University of Pharmacy

ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM

 Ưu điểm:
 Các dược chất có tương kị nhau vẫn có thể kết hợp trong
cùng một viên nén hay nang thuốc
 Hệ micro có khả năng chảy tự do, thuận tiện cho quá trình
đóng nang và dập viên.
Ha Noi University of Pharmacy

NHƯỢC ĐIỂM

 Nhược điểm:
 Quá trình bào chế chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp.
 Sự giải phóng dược chất khỏi vi cầu (hệ cốt), màng bao
không ổn định và không hoàn toàn.
Ha Noi University of Pharmacy

VI NANG

Vi nang là hệ tiểu phân có cấu trúc dạng màng bao, kích
thước từ hàng chục đến hàng nghìn micromet, bao gồm một
vỏ bao quanh nhân dược chất rắn hay lỏng.
Trong ngành dược thường dùng loại vi nang có kích thước
từ 50-100 µm.
Ha Noi University of Pharmacy

THÀNH PHẦN VI NANG


Cấu tạo: Vi nang được cấu tạo bởi hai phần:
-Phần nhân gồm một hoặc hơn một dược chất (ít khi gồm
nhiều dược chất). Dược chất có thể ở dạng rắn, lỏng, nhũ
tương hay hỗn dịch. Ngoài ra có thể thêm các chất phụ nhằm
mục đích ổn định hoặc điều chỉnh tốc độ giải phóng dược
chất.
- Phần vỏ: Thường là các hợp chất cao phân tử có nguồn gốc
thiên nhiên hoặc tổng hợp, có tác dụng tạo màng mỏng, bề
dày từ 0,1µm đến 200µm. Tỷ lệ nhân vỏ biến động trong
khoảng rất rộng từ 1,0-9,9 đến 9,9-0,1. Thông thường khối
lượng của vỏ chiếm khoảng 1-70% so với khối lượng của vi
nang và quyết định phần lớn tính chất của vi nang
Ha Noi University of Pharmacy

THÀNH PHẦN VI NANG


Ha Noi University of Pharmacy

THÀNH PHẦN VI NANG

Vỏ vi nang: vật liệu làm vỏ vi nang thông thường gồm


-Các polyme hòa tan hoặc phân tán trong nước: gelatin, gôm
arabic, PVP…
- Các polyme không tan trong nước: EC, Eudragit…
- Sáp và chất béo: parafin rắn, acid stearic..
- Các tá dược không tan trong dịch vị: Sellac. CAP..
Ngoài ra trong thành phần của vỏ vi nang có thể thêm các
chất màu, các chất làm dẻo hoặc một vài tá dược khác nhau
nhằm cải thiện hoặc kiểm soát quá trình giải phóng.
Ha Noi University of Pharmacy

HÌNH DẠNG VI NANG

Về cấu trúc, hình dạng, vi nang có thể có các loại:


-Vi nang đơn nhân: vi nang phần nhân bên trong chỉ chứa một
khối dung dịch hoặc chất rắn.
- Vi nang đa nhân: vi nang bên trong có nhiều nhân nhỏ
- Vi nang nhiều lớp: vi nang được thiết kế với nhiều lớp bao
khác nhau
Ha Noi University of Pharmacy

ĐẶC ĐIỂM VI NANG

Độ bền cơ học của lớp màng vi nang là một đặc điểm quan
trọng. Lớp màng này phải có độ bền tương đối để bảo vệ
dược chất bên trong. Tuy nhiên, lớp màng này lại không được
quá vững chắc làm ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược
chất ra môi trường bên ngoài
 Kích thước vi nang, độ bền vững và khả năng phóng thích
dược chất có mối quan hệ với nhau. Kích thước hạt càng lớn
thì độ bền vững của hạt càng cao, khả năng bảo vệ dược chất
càng cao, nhưng khả năng phóng thích hoạt chất càng khó.
Ha Noi University of Pharmacy

BÀO CHẾ VI NANG


 Phương pháp bao:
- Có thể bao từ tiểu phân dược chất rắn, từ hạt hay pellet có
kích thước thích hợp.
- Kỹ thuật bao là kỹ thuật bao màng mỏng, được tiến hành
trong nồi bao thông thường.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BAO

 Vi nang bào chế bằng phương pháp bao thường có hình


cầu với vỏ liên tục, kích thước khá lớn (500-2000 µm). Vỏ bao
do được bao lặp đi lặp lại nhiều lần nên khá hoàn thiện.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY


 Thiết bị: phun sấy tầng sôi.
 Tiến hành:
-Phân tán tiểu phân dược chất vào dung dịch vỏ bao (có thể
thêm chất chống dính).
- Phun hỗn dịch trong thiết bị phun sấy.
- Khi dung môi bay hơi, chất bao sẽ bám lên bề mặt tiểu phân
tạo thành lớp vỏ bao.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY

 Đặc điểm:
-Tiến hành tương đối nhanh, tạo ra nhiều vi nang (một nhân
và nhiều nhân).
-Kích thước vi nang phụ thuộc vào kích thước dược chất ban
đầu, nhưng cũng thay đổi trong phạm vi khá rộng do sự kết
dính nhân và vi nang.
-Nếu tiểu phân dược chất to và dung dịch vỏ nang có độ nhớt
cao thì hay gây tắc vòi phun.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY


 Với dược chất dễ tan trong dầu (tinh dầu, chất thơm, chất
màu, vitamin tan trong dầu…):
- Hòa tan nhân trong dầu thực vật (hay dung môi hữu cơ).
- Nhũ hóa dầu vào dung dịch vỏ bao thân nước tạo nhũ tương
D/N. Nguyên liệu bao đồng thời đóng vai trò là chất nhũ hóa
như gôm Arabic, gelatin, tinh bột biến tính.
- Cuối cùng phun sấy và tạo vi nang.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY


 Đặc điểm vi nang:
- Vi nang thường có kích thước từ 10-30µm, trong đó nhân chỉ
chiếm từ 20-30% khối lượng vi nang, vỏ dễ tan trong nước để
giải phóng nhân, nhưng ít ổn định trong quá trình bảo quản.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP PHUN ĐÔNG TỤ


 Áp dụng trong trường hợp nhân là các tiểu phân dược chất
rắn không tan trong vỏ bao là sáp hay chất béo.
 Tiến hành:
- Đun chảy sáp hay chất béo.
- Phân tán dược chất vào hỗn hợp chảy, khuấy đều.
- Phun hỗn hợp vào buồng khí lạnh. Nguyên liệu làm vỏ khi
gặp lạnh sẽ đông rắn bao lấy tiểu phân dược chất.
 Đặc điểm của vi nang
-Tỷ lệ dược chất không cao.
- Khi bảo quản gặp nhiệt độ cao có thể bị chảy
Ha Noi University of Pharmacy

VI CẦU

 Vi cầu là hệ tiểu phân có kích thước giống với vi nang,


nhưng có cấu trúc một khối đồng nhất dạng cốt.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU

 Đối với chất mang là các loại sáp (Carnauba, alcol cetylic,
dầu hydrogen hóa)
+ Đun chảy chất mang: Hòa tan hay phân tán dược chất vào
chất mang
+ Nhũ hóa hỗn hợp chất mang – dược chất vào pha nước
(nước cất, PEG lỏng)
+ Đông rắn vi cầu bằng cách cho thêm pha ngoại ở nhiệt độ
thấp, lọc, rửa, làm khô vi cầu và chọn loại vi cầu có kích thước
thích hợp
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU


 Đối với chất mang là polyester (acid polylactic, acid
polyglycolic): tiến hành điều chế vi cầu bằng phương pháp
bốc hơi dung môi
-Tạo nhũ tương: pha nội có chứa dược chất và chất mang
được nhũ hóa vào pha ngoại là một dung môi không trộn lẫn
có chứa chất nhũ hóa thích hợp.
- Ổn định nhũ tương: khuấy trộn liên tục để nhũ tương hình
thành và ổn định.
- Làm rắn vi cầu: tiếp tục khuấy trộn để pha nội bay hơi hoàn
toàn hình thành các tiểu phân hình cầu rắn phân tán trong pha
ngoại
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU

Tùy thuộc vào bản chất của 2 pha mà vi cầu được tạo thành
dựa trên nhũ tương dầu trong nước hay nước trong dầu
- Nhũ tương dầu trong nước: Vi cầu được tạo thành nhờ sự
kết tụ các phân tử polyme từ nhũ tương D/N. Hòa tan dược
chất và chất mang vào dung môi hữu cơ dễ bay hơi và không
trộn lẫn với nước. Nhũ hóa hỗn hợp trên vào dung dịch nước
có chứa chất nhũ hóa thích hợp. Khuấy trộn để ổn định nhũ
tương và bốc hơi dung môi. Sau khi dung môi bay hơi hoàn
toàn, vi cầu rắn lại. Lọc rửa và sấy khô vi cầu ở nhiệt độ sấy
thích hợp, đảm bảo không ảnh hưởng đến thể chất của vi cầu.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU


Ha Noi University of Pharmacy

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH TẠO VI CẦU

-Dung môi hữu cơ: Việc lựa chọn dung môi chủ yếu phụ thuộc
vào loại polyme được dùng, tiếp đó là các yêu cầu như độc
tính thấp, không trộn lẫn với pha ngoại, nhiệt độ sôi thấp hơn
pha ngoại và khả năng hòa tan dược chất.
- Các chất nhũ hóa: tạo và ổn định nhũ tương trong suốt quá
trình bốc hơi dung môi. Một số chất nhũ hóa còn làm cho nhũ
tương vững bền do làm tăng độ nhớt của môi trường phân tán
trong nhũ tương nhờ khả năng hydrat hóa (natri alginat). Chất
nhũ hóa được lựa chọn tùy thuộc vào kiểu nhũ tương. Nhũ
tương D/N: PVA, gelatin, polysorbat 80, natri alginat. Nhũ
tương N/D: span 40,80, dầu đậu nành.
Ha Noi University of Pharmacy

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH TẠO VI CẦU

- Điều kiện khuấy trộn có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành
giọt nhũ tương. Các thiết bị hay sử dụng là máy siêu âm, máy
khuấy siêu tốc. Các thiết bị này tạo lực nhũ hóa mạnh, lực cắt
lớn và khuấy trộn đồng đều.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU

- Nhũ tương nước trong dầu: Hệ nhũ tương Dầu/Nước nói


trên chỉ thích hợp với các dược chất thân dầu. Việc sử dụng
hệ D/N cho dược chất thân nước sẽ làm giảm hiệu suất do
dược chất bị khuếch tán và giữ lại trong pha nước. Đối với
những dược chất này, việc sử dụng hệ N/D sẽ cho hiệu quả
cao hơn.
Ha Noi University of Pharmacy

PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI CẦU

 Đối với chất mang là albumin: albumin có ưu điểm là có thể


mang dược hàm lượng dược chất khá lớn, nhất là với dược
chất tan trong nước. Vi cầu được điều chế bằng cách biến
tính albumin (do nhiệt độ hoặc do tác nhân hóa học) qua các
bước:
+ Hòa tan albumin và dược chất vào nước
+ Nhũ hóa pha nước vào dầu thực vật tạo nhũ tương N/D
+ Đông vón albumin bằng cách đun nóng (100-170oC) hoặc
cho thêm glutaraldehyde hay butadion, lọc để thu lấy vi cầu

You might also like