Chương-4-NVBTV-SV (1)

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 64

Chương 4

KỸ NĂNG
BIÊN TẬP HÌNH THỨC

GV NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT

1
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Giữ chuẩn mực và sự nhất quán style


book của tờ báo
- Mỗi báo đều có cẩm nang phong cách (style book)
của mình.
- Mỗi báo, thậm chí mỗi số báo có quy định về màu
sắc, kiểu chữ, size chữ đặc trưng cho từng thể
loại.
- Biên tập hình thức chính là giữ gìn và làm nổi bật
phong cách ngôn ngữ và phong cách trình bày
của tờ báo.
2
2. Loại bỏ những sai sót và thừa thải
- Làm sạch những lỗi chính tả, ngữ pháp và những từ
ngữ, chi tiết “vô tích sự” trong tin bài.
- “Ngắn, ngắn và ngắn” là phương châm của báo chí
hiện đại.
- Theo Học viện Báo chí Lille: tin vắn ≤ 60 chữ, tin
ngắn ≤ 150 chữ, tin sâu ≤ 250 chữ; bài ≤ 800 chữ, tít
≤ 12 chữ, sa-pô ≤ 60 chữ, dẫn nhập ≤ 60 chữ, trung
đề ≤ 9 chữ, hộp thông tin ≤ 200 chữ, cửa sổ ≤ 60
chữ…
3
3. Làm cho tin bài trở nên chặt chẽ, sáng
sủa, sắc sảo, dễ hiểu
- V.G Kostormarov: “Ngôn ngữ BC phải thích ứng với
mọi tầng lớp trong công chúng”.
- John Hohenberg: “Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc
bén thêm ý nghĩa của sự kiện”.
- Nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ của giới báo chí Mỹ:
KISS (Keep It Short and Simple).

4
4. Làm nổi bật thể loại và văn phong thể
loại
- TPBC tồn tại trong/bằng những thể loại. Mỗi thể
loại có hệ thống từ vựng, cú pháp, kết cấu và
phong cách trình bày đặc trưng.
- Biên tập tin bài thực chất là làm cho tin bài có
hình dáng và phong cách của một thể loại xác
định, rõ nét. Thể loại nào ra thể loại đó.
 Làm cho hình thức trở nên chuẩn mực và
chuyển tải tối ưu thông điệp của tin bài.

5
II. TỪ NGỮ
1. Yêu cầu đối với từ ngữ
- Từ ngữ trên BC đòi hỏi chính xác, phù hợp thể
loại.
- Truyền thống của BC là dùng từ dung dị, đơn
nghĩa, chủ yếu là danh từ và động từ.
- Luôn tuân thủ style book của tờ báo.
- Chuẩn mực, ngắn gọn, tiện ích và thẩm mỹ là
thứ tự ưu tiên khi biên tập ngôn ngữ, hình thức.

6
2. Kỹ năng biên tập từ ngữ
2.1 Hình dung được lượng chữ của tin bài
- Xác định tin bài bao nhiêu chữ.
- Xác định diện tích (số chữ thường được dành
cho loại tin, bài đó).
 Lên kế hoạch biên tập hợp lý đối với tin bài
- Tin bài dài hơn khung thì cắt.
- Tin bài ngắn hơn khung thì thêm ảnh (hoặc bung
ảnh).

7
2.2 Áp dụng triệt để style book
- Style book luôn nằm trên bàn BTV.
- Dựa vào style book để chỉnh sửa văn bản cho
thống nhất với phong cách ngôn ngữ chung của
tờ báo (viết hoa, viết tắt, viết ngày tháng năm,
viết các đơn vị đo lường, viết số Ả Rập, viết số
La Mã, sử dụng i và y; viết chính trị hay chánh
trị, lãnh vực hay lĩnh vực, sứ mạng hay sứ
mệnh, thịt lợn hay thịt heo, hàng ngàn hay hàng
nghìn, internet hay Internet…).
8
2.3 Mười lỗi từ ngữ thường thấy ở PV
2.3.1 Lỗi morasse
Lỗi morasse do gõ thừa hoặc thiếu ký tự, dấu
cách; gõ sai ký tự, dấu thanh… Nó thường làm
công chúng bực mình, rồi giễu cợt về tin bài.

Ví dụ:
- Thủ tướng Trung Quốc tiếp Thủ tướng Ấn Độ tại lề
đường.
- Làng quê mênh mônh
(Titre, Văn Nghệ, 14/5/2011)
9
2.3.2 Chính tả
- Lỗi chính tả luôn nổi bật trong mắt công chúng.
Ví dụ: Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình.
- Để luyện mắt phát hiện lỗi chính tả, cần làm 2 danh sách:
(1) những từ mình thường viết sai và (2) những từ PV
thường viết sai (thư giãn, nỗi niềm, viển vông, bàng dân
thiên hạ, vô hình trung, phũ phàng, quyến rũ, hũ rượu…)
- Mỗi địa phương, vùng miền mắc một số lỗi chính tả đặc
trưng.
- Đa số PV viết sai chính tả đối với từ nước ngoài.

10
* Mẹo chính tả dấu thanh
- Đối với từ Hán Việt:
Mình Nên Viết Là Dấu Ngã
- Đối với từ láy tiếng Việt:
Em Huyền mang nặng, ngã đau
Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau thế nào?
- Tuy nhiên, hãy luôn thực hiện phương châm: “Hễ
nghi ngờ từ nào thì tra từ điển từ đó”.

11
2.3.3 Dùng từ sai
- Ai cũng có lúc dùng từ sai.
(1) Dùng từ sai do thiếu tính logic trong câu
Ví dụ:
Ở làng Wakadate, cách Tokyo 900km về phía bắc, người
dân trồng nhiều loại gạo có màu sắc khác nhau.
Ngày tôi về quê, mẹ tôi đã mất. Tôi nói với vợ: con tôi nào
có thấy bóng dáng bà ngoại.

12
(2) Dùng từ sai do viết không đúng trật tự của từ
Ví dụ:
điểm yếu hay điểm yếu?; (giặc) Nguyên Mông hay
Mông Nguyên?; Bình cũ rượu mới hay Bình mới rượu
cũ? (tình nhân/nhân tình; nhân thân/thân nhân; công
nhân/nhân công; bộ hạ/hạ bộ…)
(3) Dùng từ sai do không hiểu nghĩa của từ
Ví dụ:
cứu cánh: giúp cho; chính kiến: ý kiến riêng; hỗ trợ: giúp
đỡ; vị tha: tha thứ

13
(4) Dùng từ sai do không hiểu từ loại của từ
Ví dụ:
Lao động và hoàn hảo là nhu cầu của con người.
Hoa cúc đẹp nhưng hoa ngâu thơm hơn.

(5) Dùng từ sai do lẫn lộn với các từ gần nghĩa hoặc
không có nghĩa
Ví dụ:
câu kết/cấu kết; các/những; hay/hoặc; nhân chứng/chứng nhân;
mở rộng/rộng mở; hằng ngày/hàng ngày; vô hình trung/vô hình
chung; qua/thông qua; gồm/bao gồm; nghị định/nghị quyết…

14
(6) Dùng từ sai do không phù hợp đối tượng và
phong cách
- Lẫn lộn về giới tính: tái hôn/tái giá/tục huyền; anh hùng/anh
thư; thành hôn/tân hôn/vu quy; hôn phu/hôn thê…
- Lẫn lộn giữa người với vật: thu hồi/triệu hồi; toàn bộ/toàn
thể…
- Lẫn lộn giữa không gian và thời gian: từ nay/từ đây; lúc
này/lúc đó; nơi/ở/tại/chỗ/tọa lạc…
- Lẫn các từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu
cảm, văn cảnh, lịch sử: con sen/người ở/osin/người giúp
việc; trại cải tạo/trại cải huấn; bộ đội/binh lính/ thượng thư/bộ
trưởng/tổng trưởng…

15
2.3.4 Dùng từ thừa
- Về nguyên tắc, từ nào không có vai trò, ý nghĩa
thì “đục bỏ”.
(1) Thừa từ do viết như nói
Ví dụ:
Mắt của cô ấy xanh biếc;
Các học giả, các nhà kinh tế và các nhà xã hội học;
Đơn cử như Ngô Tất Tố chẳng hạn;
Gia nhập vào tổ chức Đảng;
Đề cập đến vấn đề kinh tế;
Phát hiện ra báu vật ở đáy sông Hàn…

16
(2) Thừa từ do trùng lặp
Ví dụ:
Xin cảm ơn và hậu tạ; mối quan hệ thâm giao; đặt nhiều
câu hỏi chất vấn; quà tặng miễn phí, vị khách được mời,
đại biểu đại diện cho…

(3) Thừa từ do “ngộ chữ”


Ví dụ:
Ấn Độ đã đề ra nhiều hạng mục mua vũ khí chống tàu
ngầm, trong đó có máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-
81 tiên tiến nhất của Mỹ.
- Luôn nhớ: Mỗi sự vật, hiện tượng, trạng thái chỉ có một
từ xác đáng để biểu đạt mà thôi.

17
2.3.5 Dọn sạch từ sáo rỗng
- Đó là những từ có thể mới và hay trước đây
nhưng bây giờ đã cũ, đã mòn, không mang lại
thông tin và cảm xúc.
Ví dụ:
Tệ nạn mọc lên như nấm sau cơn mưa; Ông đã thổi hồn
cho (cát, đá, lát, gỗ…); Địa phương phát triển bền vững;
Vươn lên (từ con cá, con tôm, vườn nhãn…)
- Hãy dùng những từ ngữ, số liệu cụ thể thay cho
các từ sáo rỗng. Show! Don’t tell
18
2.3.6 Bỏ từ trừu tượng hoặc biến chúng thành
từ cụ thể
- Thay những từ Hán Việt có nghĩa rất rộng và khó
hiểu đối với người đọc.

Ví dụ:
bất cập, thân phận, chế định, khởi thủy, quá độ, vấn
nạn, phương tiện giao thông đường thủy, từ trần tại tư
gia, rơi vào vòng lao lý…

19
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên
dùng từ Hán Việt như khi trích dẫn văn bản hay
giữ sự tôn trọng đối với nhân vật và công chúng.
Ví dụ:
- Tổng thống Mỹ cùng phu nhân đến thăm chính thức Việt
Nam;
- Nhiều người vẫn còn thói quen phóng uế bừa bãi dọc
đường ray xe lửa;

20
3.3.7 Dùng từ máy móc
Phân biệt từ dùng trong văn bản hành chính và từ
dùng trong đời sống thường nhật, từ của “nhà
nước” và từ của người dân…
Ví dụ:
phương tiện giao thông đường bộ = xe cộ;
diện tích = rộng;
lợi nhuận = lời;
cá thể động vật = con;
vận chuyển = chở;
tiêu thụ = bán;
di chuyển = đi
Thu hoạch = gặt (lúa)/hái (cà phê)…
21
2.3.8 Bỏ hoặc diễn dịch tiếng lóng và phương
ngữ
- Đó là những từ ngữ mà chỉ một giới, một địa
phương mới hiểu.
- Nếu dùng trong câu trần thuật của PV thì nên
thay bằng những từ ngữ đại chúng.

22
Ví dụ:
- Hùng là đối tượng chuyên xài hàng nóng;
- Vũ được cho là một gay khá nổi ở vũ trường này;
- Lục bình mọc nhóc trên kênh khiến ghe xuồng không
qua lại được; cháy nhà trong kiệt…

- Nếu tiếng lóng, phương ngữ trong câu đối thoại


có tác dụng khắc họa tính cách nhân vật thì nên
giữ lại nhưng phải chú thích ở cuối tin bài.

23
3.2.9 Cẩn thận với thuật ngữ, biệt ngữ
- Đó là những từ chuyên ngành, có nghĩa chặt chẽ.
Ví dụ: chất transfats, bệnh Alzheimer…
- Nên thay hoặc giải thích chúng bằng từ ngữ dễ
hiểu để trong ngoặc đơn.
Ví dụ: chất dầu mỡ sử dụng nhiều lần; bệnh mất trí nhớ của
người già…
- Nếu thuật ngữ quan trọng thì làm một hộp thông tin (box)
và nhờ chuyên gia giải thích cặn kẽ (ODA, DMIZ, ABET,
BOT…)

24
3.2.10 Bỏ hoặc thay thế khẩu ngữ, từ tự chế
- Đó là các từ được nói trong một số ngữ cảnh
hoặc do nhân vật và phóng viên cao hứng “sáng
tạo”.
Ví dụ:
Tổ dân phố đã bình nghị xét được 25 hộ đạt tiêu chuẩn
gia đình văn hóa mới;
Cơ quan chức năng đã phối kết hợp thanh kiểm tra
tình trạng tham nhũng đất đai ở địa phương;

25
III. CÂU
1. Yêu cầu đối với câu
- Sử dụng câu ngắn là truyền thống của báo chí.
- Nếu câu dài thì cũng không nên quá 30 chữ.
- Nhận diện và phân biệt cấu trúc câu (câu đơn, câu
ghép, câu phức).
- Xác định kiểu câu (câu trần thuật, câu kể của tác
giả; câu trích dẫn trực tiếp, câu trích dẫn gián tiếp;
câu đối thoại…).
- Phát hiện câu sai ngữ pháp, sai cấu trúc hoặc sai
chức năng.
26
2. Trật tự thông thường trong câu tiếng
Việt: Trạng ngữ - CN - VN - Bổ ngữ
- Phần lớn câu kể, câu tả bị sai hoặc mơ hồ về ngữ
nghĩa là do không tuân thủ trật từ này.
Ví dụ:
- Biện pháp chống tràn ngập đơn thư khiếu nại tại TP.HCM.
- Hiện nay ở Thừa Thiên Huế vẫn còn số gia đình sinh con
thứ ba cao.
- Giải ngoại hạng Anh chỉ duy nhất có ở Việt Nam trên VTC.

27
- Trong câu nhân - quả thì nguyên nhân xảy ra
trước kết quả xảy ra sau
Cụ thể: “Do A mà (nên) B” chứ không nên “B bởi
(do) A” hoặc “Sở dĩ B vì (do) A”.
Ví dụ: - Do trời mưa nên tôi đến muộn. (+)
- Tôi đến muộn bởi (vì, do) trời mưa. (-)

- Trong câu nghich nhân - quả thì nên viết


“Tuy A nhưng B” không nên viết “B tuy A”.
Ví dụ: - Tuy anh ấy cố gắng rất nhiều nhưng anh ấy vẫn
chưa thành công. (+)
- Anh ấy vẫn chưa thành công, tuy anh ấy (đã) cố
gắng rất nhiều. (-)
28
- Trong câu điều kiện, giả định - kết quả thì
điều kiện, giả định đặt ở vế trước, kết quả,
khả năng đặt ở vế sau.
Cụ thể: nên viết “Nếu A thì B” không nên “B nếu
A”.
Ví dụ:
- Nếu Mỹ đánh bom vào Syria thì Nga sẽ đáp trả mạnh
mẽ. (+)
- Nga sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Mỹ đánh bom vào Syria. (-)

29
3. Chuyển câu quá dài thành câu ngắn
- Câu phức, câu liên kết có chủ ngữ và vị ngữ
khác nhau nên tách thành 2 hoặc 3 câu đơn.
Ví dụ:
- Trận lụt gây ra là do bờ hồ băng bị vỡ và vụ này xảy ra là
do hiện tượng ấm dần lên toàn cầu.
→ Bờ hồ băng bị vỡ khiến trận lụt đổ về. Vụ này xảy ra là
do hiện tượng ấm dần lên toàn cầu.

30
Ví dụ:
- Ông Weigang đã thông báo cho chúng tôi sở dĩ ông đột
ngột trở về như vậy là để kịp dự lễ tang người em ông
và tham dự một cuộc họp rất quan trọng với Liên đoàn
bóng đá Đức dành cho các huấn luyện viên đang làm
việc ở nước ngoài.
→ Ông Weigang cho biết ông đột ngột trở về Đức là để kịp
dự lễ tang người em ông và tham dự một cuộc họp rất
quan trọng với Liên đoàn bóng đá Đức. Cuộc họp này
dành cho các huấn luyện viên đang làm việc ở nước
ngoài.

31
4. Đơn giản hóa câu phủ định rối rắm
- Câu có hai từ phủ định thì nên viết thành câu
khẳng định.
Ví dụ:
- Không một ai phủ nhận rằng không có tiêu cực trong vụ
án này. → Ai cũng công nhận vụ án này có tiêu cực;
- Tòa án tỉnh bác kháng cáo của toà án huyện cho rằng bị
cáo vô tội. →Trái với kháng cáo của tòa án huyện, tòa
án tỉnh cho rằng bị cáo có tội;
- Đừng để tội phạm không sợ công an (?);

32
5. Làm nổi bật ý chính trong câu
- Câu có nhiều vế, nhiều ý thì đưa vế chính, ý
chính lên trước.
Ví dụ: Sau khi giành chức vô địch, anh ấy nhận được nhiều
giấy khen của địa phương kèm theo phần thưởng trị giá
50 triệu đồng tiền mặt. → Anh ấy nhận được phần
thưởng trị giá 50 triệu đồng và nhiều giấy khen của địa
phương sau khi giành chức vô địch.
- Trong các cấu trúc câu: A nhưng (mà) B; Tuy A
nhưng B; Không những A mà còn B… thì A
quan trọng hơn B.
- Chú ý sự đăng đối về từ vựng, nhạc tính và
logic ngữ nghĩa giữa các vế trong các câu phức.
33
6. Tránh câu có nhiều trạng ngữ và thành
phần phụ
- Hai câu nói về một đối tượng thì câu trước phải dùng
danh từ; câu sau nên dùng đại từ.
Ví dụ:
Nhiều người khen cố ấy là một giáo viên giỏi. Dù vậy,
Nguyễn Mai Lan vẫn luôn khiêm tốn.

→ Nhiều người khen Nguyễn Mai Lan là một giáo viên giỏi. Dù
vậy, cô ấy vẫn luôn khiêm tốn.

34
- Làm gọn câu có nhiều trạng ngữ, thành phần
giải thích, thành phần cùng loại.

Ví dụ:
- Trên mạng Internet dấy lên những lời đồn đại Choi Jil
Sil đã cho Ahn, một người bạn của cô, vay tới 2,5 tỷ
won.
→ Trên mạng Internet dấy lên những lời đồn đại Choi Jil
Sil đã cho bạn cô là Ahn vay tới 2,5 tỷ won.

35
7. Sử dụng đúng câu trích dẫn
- Câu trích dẫn trực tiếp phải độc đáo, vừa có thông
tin vừa thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhân vật .
- Câu trích dẫn phải có: bối cảnh hoặc lời giới thiệu;
chủ thể phát ngôn; động từ chỉ sự phát ngôn; và
câu phát ngôn. Các thành phần này phải sắp xếp
linh hoạt.
- Nếu trích dẫn 2 lần lời của một người trong một
đoạn thì lần 1 trích dẫn “thuận”; lần 2 nên trích
dẫn “nghịch”.

36
Ví dụ:
Mở đầu hội thảo, ông Nguyễn Phương Nam, Cục trưởng
Cục Quản lý Cạnh tranh cho biết: “…”;
Đáp trả báo cáo của cục Quản lý cạnh tranh, ông Vũ Văn
Hiến, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình Trả tiền, khẳng định:
“…”…

- Lưu ý:
* Đã dùng “Theo…” thì phải bỏ “cho hay”, “cho biết”,
“nói rằng”...
* Dấu chấm hết đoạn trích nằm ngoài dấu ngoặc kép;
khi trích ngược, dùng dấu ngang (-) trước trước chủ
thể phát ngôn.
37
8. Biến đổi độ dài và cấu trúc câu
- Do thói quen và sở trường, mỗi PV thường chỉ
viết một số kiểu câu và độ dài giống nhau làm
cho tin bài đơn điệu, thiếu nhạc tính.
- Tránh tình trạng tin bài mà chỉ toàn loại câu đơn
và câu ngắn hoặc ngược lại chỉ toàn câu dài và
câu phức. Độ dài của câu và kiểu câu cần đan
xen nhau.

38
- Tránh trích dẫn một kiểu đơn điệu như: ông ấy
nói, bà ấy nói; cô ấy chia sẻ, anh ấy chia sẻ…
- Luôn nhớ: đọc câu lên trong đầu, xem có thuận
tai, suôn sẻ chưa.

39
9. Mẹo biên tập câu
Bước 1: Tìm thành phần chính của câu (CN và VN); xác
định những từ nào là VN; mối quan hệ giữa các từ đó
như thế nào; trong đó động từ nào làm VN cốt lõi.
Bước 2: Nghĩ tới một, hai câu thật đơn giản với động từ cốt
lõi đó.
Bước 3: Tìm ra mối quan hệ giữa động từ cốt lõi với các
động từ còn lại.
Bước 4: Tìm kiểu câu, cấu trúc câu và đặt dấu câu phù hợp
với nội dung chính và mối quan hệ giữa các nội dung
nhỏ trong câu.
Bước 5: So sánh câu vừa biên tập với câu trong bản thảo.
Nếu câu sau không sai ý mà rõ nghĩa hơn (ngắn hơn
càng tốt) so với câu trước là đạt.
40
10. Dấu câu
10.1 Nắm vững cách dùng các dấu câu thông
dụng
- Dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;)
- Dấu hai chấm (:), dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!)
- Dấu chấm lửng (…), dấu dấu ngoặc đơn (), dấu ngoặc
kép (“ ”)
- Dấu gạch ngang (-), dấu hoa thị (*)
- Dấu chấm hỏi, chấm than, dấu ba chấm trong ngoặc
đơn (?), (!), (?!), (…)

41
10.2 Chức năng chung của các dấu câu
- Thể hiện ngữ pháp và kiểu/loại của câu (đúng/sai; câu
đơn/câu phức).
- Giúp phân biệt “lời văn” của tác giả và “lời văn” của nhân
vật; phân biệt câu/đoạn tường thuật trực tiếp và
câu/đoạn tường thuật gián tiếp.
- Giúp xác định ý nghĩa/thông điệp của câu (tránh câu đa
nghĩa, mơ hồ).
- Giúp phân biệt thành phần/ý chính và thành phần/ý phụ
trong câu.
- Giúp biểu hiện xúc cảm của người viết mà không cần
dùng từ ngữ để diễn đạt.

42
10.3 Kiểm tra các dấu câu
- Các dấu câu đã dùng đúng chỗ và đúng chức năng của
nó hay chưa.
- Trong câu/đoạn/bài có thừa, thiếu dâu câu hoặc cần
phải thay đổi dấu câu để nó trở nên mạch lạc, trong
sáng và dễ hiểu hơn không.
- Luôn thận trọng đối với các từ/câu dùng có dấu ngoặc
kép, dấu chấm than, dấu chấm hỏi và dấu ngoặc đơn.
Hãy cố gắng loại bỏ chúng khi có thể!

43
10.4 Vài lưu ý về dấu câu
- Trong câu phức, nên dùng dấu phẩy thay cho từ nối và
phụ từ đứng trước nó để câu văn bớt nặng nề.
- Nên thay dấu chấm phẩy bằng dấu chấm trong những
câu ghép.
- Không dùng dấu hai chấm sau từ “là”.
- Dấu chấm lửng chỉ có 3 chấm!
- Không dùng dấu hỏi trong câu nghi vấn gián tiếp.
- Không dùng dấu ngang dài mà chỉ dùng dấu ngang
ngắn.

44
IV. ĐOẠN
1. Yêu cầu đối với đoạn
- Tin bài cần trình bày thành những đoạn ngắn.
- Mỗi đoạn không quá 5 câu và diễn đạt trọn vẹn
một luận điểm (ý chính).
- Tùy thể loại và dung lượng, tin bài được bố trí
thành nhiều đoạn hay ít đoạn.

45
2. Tính cân đối và logic giữa các đoạn
- Độ dài giữa các đoạn không được quá chênh lệch.
- Ý giữa các đoạn không được trùng nhau.
- Ý giữa các đoạn phải gắn kết, hô ứng, bổ sung
nhau.
- Từ (hay cụm từ) mở đầu mỗi đoạn không được
giống nhau.
- Mỗi đoạn phải có một thông tin trọng tâm, một ý
nghĩa nổi bật.

46
3. Chỉnh sửa các đoạn
- Chú trọng tính liên kết văn bản cả về nội dung
lẫn hình thức.
- Đối với từng đoạn: cần kiểm soát các câu trong
đoạn, xác định đâu là câu mở, đâu là các câu
trung tâm và đâu là câu kết. Các câu này có
liên kết với nhau không?
- Đối với các đoạn trong bài cũng xem xét mối liên
kết giữa chúng. Nội dung có bổ sung, gắn kết
theo một kết cấu nhất quán không? Các từ mở
đầu và kết thúc các đoạn có móc nối với nhau
không?
47
- Những đoạn nghèo ý thì bỏ hoặc ghép vào đoạn
khác.
- Di chuyển các đoạn có cùng loại nội dung ở gần
kề nhau theo trật tự hợp lý (nguyên nhân 1,
nguyên nhân 2; thực trạng 1, thực trạng 2; giải
pháp 1, giải pháp 2…)
- Kiểm tra kỹ các đoạn sau khi thực hiện “cắt, dán”
(cut, paste), để tránh thừa từ, thiếu từ, hoặc
“đầu Ngô mình Sở”.

48
V. BỐ CỤC VÀ KẾT CẤU
1. Yêu cầu đối với bố cục và kết cấu
- Là sự tổ chức các yếu tố bên ngoài và các yếu tố
bên trong của tin bài để nó thành một chỉnh thể
chuyển tải tốt nhất thông điệp của PV.
- Nó chính là cách thức kể một câu chuyện, tường
thuật một sự kiện, trình bày một vấn đề.

49
- BTV phát hiện bố cục và kết cấu của tin bài giống
như huấn luyện viên bóng đá đọc được trận đấu
đang diễn ra trên sân cỏ để kịp điều chỉnh nhân
sự và chiến thuật hợp lý, hiệu quả.

50
2. Đối với tin
- Xem xét các yếu tố 5W+H đã đủ chưa? Xác định
các yếu tố đó nằm ở đâu trong tin.
- Đâu là đoạn mở đầu. Đoạn mở đầu đã đủ ấn
tượng, hấp dẫn và có giá trị như một tin vắn
chưa?
- Đâu là những đoạn nhằm cụ thể hóa hoặc giải
thích thông tin cốt lõi ở đoạn mở đầu.

51
- Đâu là những thông tin bên lề, ít quan trọng.
- Sắp lại cấu trúc tin theo hình tháp ngược hoặc
tháp xuôi.
- Tin vắn bố trí thành một đoạn.
- Tin ngắn bố trí thành 3 hoặc 4 đoạn.
- Tin sâu có thể hơn 4 đoạn

52
3. Đối với bài
- Xem các đoạn đã cân đối, hợp lý chưa?
- Xem kết cấu bài kiểu gì, có vận dụng triệt để
không? (hình tháp ngược, hình tháp xuôi, hình
chữ nhật, đồng hồ cát, song hành, tuyến tính…)

53
- Trật tự các đoạn (các luận điểm) có chặt chẽ
không? (toàn cảnh, cận cảnh, đặc tả; tổng -
phân - hợp; nêu vấn đề, trình bày thực trạng,
phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp; từ cũ
sang mới; từ quá khứ đến hiện tại; ngày xưa và
ngày nay…).
- Chỉnh sửa, cắt dán làm cho bài trở nên sáng rõ,
mạch lạc, nhất quán.

54
VI. VĂN PHONG VÀ THỂ LOẠI
1. Yêu cầu đối với văn phong và thể loại
- Mỗi thể loại có dung lượng, kết cấu, văn phong,
kiểu câu và hình thức trình bày đặc trưng của
nó.
- Cần tuân thủ đặc điểm, yêu cầu của thể loại.
- BTV càng làm rõ thể loại của tác phẩm càng tốt,
sao cho tin ra tin, tường thuật ra tường thuật,
bình luận ra bình luận, tiểu phẩm ra tiểu phẩm…

55
2. Đối với loại tác phẩm thông tấn
- Gồm các thể loại: tin, tường thuật, phỏng vấn,
ghi nhanh…
- Chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, miêu tả, cốt
tái hiện chính xác sự kiện, hiện tượng.
- Ưu tiên câu đơn, dùng từ đơn nghĩa, ít sắc thái
biểu cảm.

56
- Dùng nhiều động từ và danh từ; hạn chế dùng
tính từ, trạng từ.
- Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan.
- Mạch văn nhanh, mạnh.
 Hãy để sự kiện, nhân vật tự lên tiếng.

57
3. Đối với loại tác phẩm ký
- Gồm các thể loại: phóng sự, điều tra, ký chân
dung, tạp văn, tiểu phẩm…
- Bên cạnh câu trần thuật, miêu tả cần có câu
phân tích, đối thoại nhằm khắc họa tính cách,
chân dung tinh thần nhân vật.

58
- Kiểu câu cần linh hoạt, uyển chuyển.
- Từ ngữ đa dạng, có sắc thái biểu cảm.
- Giọng điệu, ngôn ngữ đa thanh.
 Chú trọng chất văn, nhịp điệu, hình ảnh trong câu văn.

- Tác phẩm vừa phải mang lại sự thật vừa gieo được cảm
xúc. Tác phẩm vừa có tính thời sự của báo chí vừa có
tính thẩm mỹ của văn chương.
- Một số trường hợp nên chấp nhận cách viết “trệch
chuẩn” hoặc phá cách của tác giả.

59
4. Đối với loại tác phẩm chính luận
- Gồm các thể loại: bình luận, xã luận, thời luận,
bút chiến, sổ tay…
- Chủ yếu dùng kiểu câu phức hợp nhằm phân
tích, đánh giá, lý giải sự kiện, vấn đề.
- Ưu tiên từ mang nghĩa khái quát, trừu tượng,
thiên về lý tính.

60
- Kết cấu theo kiểu logic hình thức (tam đoạn, diễn
dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp…).
 Chú trọng “cái lý” của tác giả: ý tưởng, tư tưởng
đúng đắn, mới mẻ, độc đáo và lập luận chặt
chẽ, thuyết phục.

61
TÓM TẮT
- Các yếu tố hình thức trong TPBC là phương tiện
thể hiện, chuyển tải nội dung TPBC. Hình thức
làm cho TPBC tồn tại dưới dạng một chỉnh thể.
Nó làm nổi bật nội dung và tăng tính hiệu quả
thông tin của TPBC.
- Biên tập hình thức TPBC là làm cho TPBC đó
trở nên chính xác, ngắn gọn và dễ hiểu; đồng
thời cũng phải làm cho dung lượng, bố cục, kết
cấu, văn phong, kỹ thuật trình bày phù hợp với
nội dung và thể loại của tác phẩm.
62
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

Thảo luận
- Trình bày nhiệm vụ trọng tâm của BTV khi biên tập hình
thức tin bài.
- Đối với từ ngữ, BTV cần tập trung vào những “đối
tượng” nào?
- Đối với câu, BTV cần quan tâm những gì?
- Tại sao văn bản báo chí thường phân đoạn nhiều hơn
so với các loại văn bản khác? Thế nào là một đoạn báo
hợp lý?
- Tin ngắn nên bố cục và trình bày thế nào?
- Bài phỏng vấn nên bố cục và trình bày thế nào?
63
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP

- Phân tích sự khác biệt chính yếu về câu văn và giọng


điệu giữa loại tác phẩm thông tấn và loại tác phẩm ký.

Bài tập
- Sưu tầm những bài báo, đoạn báo có chi tiết không
chính xác về hình thức (từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt, bố
cục, kết cấu...)
- Biên tập một bản thảo có nhiều lỗi về hình thức và kỹ
thuật trình bày thành một tin bài có thể đăng báo được.
- Xác định chỗ không chính xác về hình thức trong các
đoạn báo và biên tập sao cho chuẩn mực.
64

You might also like