Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 62

Chương 5

KỸ NĂNG BIÊN TẬP


CÁC THÀNH PHẦN CỦA TPBC

GV NGUYỄN VĂN HÀ - KHOA BC&TT

1
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Làm cho bài báo trở nên chuẩn mực từ


nhan đề cho đến chú thích
- TPBC là một chỉnh thể phức hợp, được tạo thành
bởi nhiều yếu tố, thành phần khác nhau.
- Xét theo cấu trúc dọc, TPBC gồm những yếu tố
thuộc về nội dung (đề tài, sự kiện, chi tiết, chủ
đề, tư tưởng), những yếu tố thuộc về hình thức
(ngôn ngữ, kết cấu, thể loại, kỹ thuật trình bày).

2
- Xét theo cấu trúc ngang, TPBC gồm nhiều thành
phần, thứ tự từ trên xuống dưới có thể có: trang,
mục, lời tòa soạn, tít, sa-pô, dẫn nhập, trung đề,
chính văn, hộp thông tin, cửa sổ, ảnh và chú thích
ảnh, chú thích toàn bài.
- Trong nhận thức và trong thực tiễn, biên tập báo
chí thường được cho là biên tập TPBC theo chiều
dọc như trình bày ở Chương III và Chương IV.
- Thực ra cần phải biên tập TPBC theo chiều ngang,
tức phải chuẩn mực hóa được các thành phần mà
lẽ ra TPBC đó phải có.

3
2. Nhiều PV viết tốt nhưng không biết
dựng bài
- Do không hiểu biết các thành phần của TPBC nên
nhiều PV không biết trình bày tác phẩm của mình
một cách khoa học, bắt mắt.
- Điều này ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tác
phẩm, khiến nó trở nên vừa thừa vừa thiếu.
- Trường hợp này, rõ ràng cần bàn tay chăm sóc
của BTV để bản thảo ra hình dáng của một
TPBC.
4
3. Nhiều cộng tác viên gửi đến tòa soạn
một văn bản chứ không phải bài báo
- Lượng tin bài đổ về tòa soạn có một phần đáng
kể là của các chuyên gia và cộng tác viên.
- Do họ không phải là nhà báo chuyên nghiệp nên
bản thảo của họ thường là một văn bản word.
- BTV phải dựng một văn bản thành một TPBC với
các thành phần thiết yếu, phù hợp với nội dung,
thể loại và dung lượng của nó.
5
4. Dựng bài là kỹ năng quan trọng của PV
và BTV
- PV chuyên nghiệp phải có hiểu biết và sử dụng
linh hoạt các thành phần của TPBC trong quá
trình tác nghiệp và thể hiện tác phẩm.
- BTV chuyên nghiệp, giỏi nghề phải mang lại
điểm nhấn cho bản thảo bằng việc sử dụng các
thủ pháp dựng bài.

6
5. Căn cứ để biên tập là chuẩn mực
thành phần của tác phẩm báo in
- Về nguyên tắc, PV và BTV phải thuộc lòng yêu
cầu, chức năng, dung lượng của các thành phần
TPBC.
- Đồng thời phải nắm vững yêu cầu, đặc trưng và
các thành phần của các thể loại báo chí.
- Đó là căn cứ quan trọng để có thể viết và biên
tập tin bài tốt.
7
II. TÍT (TITRE)
1. Yêu cầu, chức năng của tít
- Nêu được thông tin cốt lõi của tin bài và thu hút
độc giả.
- Thể hiện được phong cách của tờ báo.
- Có tính thẩm mỹ về nội dung và cách trình bày.
- Phải được “bảo chứng” bằng nội dung của tin
bài.
- Dung lượng tít chính không quá 12 chữ.

8
2. Nguyên tắc chung khi đặt tít
- Đọc một mạch toàn tin bài.
- Tóm tắt nội dung trong một câu, với một chủ ngữ
và một động từ chủ động.
- Loại bớt những từ không quan trọng và thay thế
bằng những từ khác nhau cho đến khi đạt chuẩn
mực (về dung lượng, thành phần và kiểu loại).

9
3. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể
loại
- Bài dưới 800 chữ (gồm cả tin), tít tối đa chỉ 2
thành phần (giới thiệu-chính hoặc chính-bổ
sung).
- Loại tác phẩm thông tấn: nên đặt tít thông tin.
- Loại tác phẩm ký: nên đặt tít gợi ý .
- Loại tác phẩm chính luận: chỉ có tít chính và nên
đặt tít gợi ý (hoặc kết hợp thông tin-gợi ý).
- Lưu ý: Mỗi thể loại lại có cách đặt tít riêng.

10
4. Trình bày
- Các thành phần của tít phải có size và kiểu chữ khác
nhau.
- Tít chính phải nổi bật và có giá trị độc lập.
- Kiểu chữ của tít phải phù hợp trang mục và thể loại
tin bài.
- Tránh ngắt dòng sau giới từ và ở giữa từ có 2 âm
tiết.
- Căn lề trái và nằm gọn trong khuôn bài.
- Nhan đề không có dấu chấm, dấu phẩy ở cuối.

11
5. Những điều cần tránh
- Tít không dính dáng gì đến nội dung (treo dê bán
chó).
- Tít nhỏ hơn nội dung (bán rẻ)
- Tít lớn hơn nội dung (bán mắc)
- Tít có nhiều từ phủ định, từ nghi vấn hoặc từ để
trong ngoặc kép.
- Chơi chữ bằng mọi cách để lôi kéo độc giả.

12
III. SA-PÔ (CHAPEAU)
1. Yêu cầu, chức năng của sa-pô
- Bài trên 800 chữ mới nên có sa-pô.
- Đưa ra bối cảnh, nội dung cốt lõi, hoặc nguyên
nhân xuất hiện của bài báo…
- Làm “mồi nhử” để độc giả đi vào nội dung (phần
chính văn của bài báo).
- Dung lượng thường không quá 60 chữ hoặc
không quá 10% phần chính văn.

13
2. Nguyên tắc viết sa-pô
- Đọc kỹ toàn bài.
- Xác định chủ đề, tư tưởng bài báo.
- Xác định lý do khiến cho độc giả phải đọc bài này
(vì tính thời sự, vì tính bí mật và thú vị của thông
tin, vì tác giả nổi tiếng, vì hoàn cảnh ra đời đặc
biệt...).

14
- Viết một đoạn không quá 5 câu (giới thiệu thông
tin, giới thiệu điểm nhấn, đặt câu hỏi để kích
thích độc giả).
- Chỉnh sửa cho đến khi đạt chuẩn mực.

15
3. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể
loại
- Loại tác phẩm thông tấn: nên viết sa-pô thông tin
(nêu bối cảnh và nội dung cốt lõi).
- Loại tác phẩm ký: nên viết sa-pô gợi ý hoặc sa-
pô hỗn hợp (vừa thông tin vừa gợi ý).
- Loại tác phẩm chính luận không có sa-pô.
Nhưng nếu đó là một diễn đàn thì nên có sa-pô
giới thiệu (tác giả và thái độ, lập trường của tòa
báo).

16
4. Trình bày
- Đặt ở giữa tít và phần chính văn.
- Chữ lớn hơn 1 size so với chữ trong chính văn;
ital hoặc bold; hoặc vừa ital vừa bold.
- Kiểu chữ cần phù hợp trang mục, nội dung, thể
loại.
- Căn lề trái và nằm gọn trong khuôn bài.

17
5. Những điều cần tránh
- Sa-pô và tít cùng loại (tít thông tin thì sa-pô gợi
ý, và ngược lại).
- Lấy đoạn mở đầu (lead) của bài làm sa-pô.
- Sa-pô lạc điệu so với nội dung.
- Sa-pô lớn hơn nội dung.
- Sa-pô “gây sốc ”, có tính áp đặt hoặc coi thường
độc giả.
- Dung lượng sa-pô không cân xứng với dung
lượng bài.
18
VI. DẪN NHẬP (LEAD, INTRO)
1. Yêu cầu, chức năng của dẫn nhập
- Là đoạn mở đầu (không quá 60 chữ) phần
chính văn của TPBC dài trên 800 chữ.
- Dẫn nhập có tác dụng gây ấn tượng hay làm
chất men dẫn dắt người đọc đi vào tác phẩm.
- Trong xu hướng ngắn gọn hiện nay, một số tờ
báo không chú trọng phần dẫn nhập. Nghĩa là
ngay dưới chapeau là intertitre, không có phần
dẫn nhập.
- Đừng nhầm lẫn giữa chapeau và lead trên báo
trực tuyến.
19
2. Nguyên tắc viết dẫn nhập
- Dẫn nhập được viết tối đa trong hai câu và không
quá 60 chữ.
- Dẫn nhập rất đa dạng, linh hoạt, luôn đòi hỏi sự
khéo léo mà tự nhiên.
- Thường có 3 nội dung sau được đưa lên phần
dẫn nhập:
* Bối cảnh của câu chuyện.
* Nhân vật chính của tác phẩm.
* Sự kiện chính hoặc sự kiện khởi đầu của câu
chuyện.
20
3.Cân xứng dung lượng, phù hơp thể
loại
- Bài trên 800 chữ cần có phần dẫn nhập.
- Tác phẩm thông tấn nên dẫn nhập bằng số liệu
hoặc bối cảnh.
- Tác phẩm ký nên dẫn nhập bằng bối cảnh, nhân
vật hoặc tình huống, phương thức tiếp cận của
tác giả về câu chuyện. Chú ý cách dẫn nhập
“nhân cảm” trong các bài viết về thảm họa.
- Tác phẩm chính luận nên dẫn nhập bằng tên sự
kiện, vấn đề và giới hạn, góc nhìn của tác giả.
21
4. Trình bày
- Dùng cùng kiểu và size chữ của phần chính văn.
- Nằm trong phần chính văn nhưng tách bạch giữa
sa-pô và trung đề.

22
5. Những điều cần tránh
- Dẫn nhập quá dài hoặc quá ngắn.
- Dẫn nhập trừu tượng hoặc màu mè.
- Dẫn nhập gây sốc hoặc không ăn nhập với nội
dung tác phẩm.

23
V. TRUNG ĐỀ (INTERTITRE)
1. Yêu cầu, chức năng của trung đề
- Bài trên 800 chữ mới có trung đề.
- Phân cách các ý chính và giữ nhịp cho bài báo.
- Hé lộ các thông tin nổi bật nhất của các đoạn
chính và toàn bài.
- Dung lượng không quá 9 chữ.
- Những chữ ở trung đề phải có trong đoạn chính
văn ngay dưới nó.

24
2. Nguyên tắc đặt trung đề
- Đọc kỹ toàn bài.
- Xác định các ý chính (luận điểm, thông tin) nổi
bật (không quá 4).
- Chọn một câu, từ (cụm từ), con số, hoặc một
hình ảnh, xúc cảm nổi bật nhất của đoạn.
- Chỉnh sửa cho đến khi đạt chuẩn mực.

25
3. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể
loại
- Bài 800 - 1.000 chữ nên có 2 trung đề.
- Bài trên một số báo không quá 4 trung đề.
- Các đoạn dưới trung đề cần cân đối, mỗi đoạn
không quá 500 chữ.

26
- Loại tác phẩm thông tấn nên chọn trung đề thông
tin (con số, câu phát biểu, các sự kiện...).
- Loại tác phẩm ký nên chọn trung đề gợi ý (hình
ảnh, cảm xúc, tính cách - phẩm chất nhân
vật...).
- Loại tác phẩm chính luận thường không có trung
đề.

27
4. Trình bày
- Dùng chữ lớn hơn chữ chính văn 1 size.
- Dùng kiểu chữ thường (normal) và bold.
- Căn lề trái và nằm gọn trong cột của đoạn dưới
nó.
- Không có dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy ở
cuối.

28
5. Những điều cần tránh
- Trung đề là tóm tắt nội dung của đoạn.
- Trung đề trừu tượng.
- Trung đề đơn điệu.
- Trung đề sáo mòn, công thức.
- Chữ của trung đề không có trong đoạn ngay
dưới nó.

29
VI. HỘP THÔNG TIN (BOX)
1. Yêu cầu, chức năng của hộp thông tin
- Bài trên 800 chữ mới có thể có hộp thông tin.
- Thực chất là bài báo ngắn không quá 500 chữ
đính kèm dưới bài báo chính (phần chính văn).
- Chức năng: vừa bổ sung thông tin vừa thay đổi
nhịp điệu, văn mạch của phần chính văn.
- Giúp độc giả hiểu nhiều hơn, sâu hơn nội dung
phần chính văn.

30
2. Nguyên tắc làm hộp thông tin
- Đọc toàn bài xem có cần bổ sung hoặc bỏ bớt
đoạn nào không.
- Khi bài quá dài, thông tin bị tãi ra nhưng những
thông tin ấy có giá trị.
- Khi bài đề cập nhiều nội dung, thông tin quan
trọng nhưng dung lượng ngắn, tải không đủ.

31
- Khi muốn làm rõ một khái niệm, sự kiện, nhân
vật đề cập trong bài.
- Khi có nhiều ý kiến, quan điểm bên lề sự kiện,
nhân vật được đề cập trong bài.
- Khi muốn cập nhật thông tin mới nhất cho bài.

32
3. Những thông tin nên đưa vào hộp
- Chân dung, tiểu sử nhân vật chính trong tác
phẩm.
- Thông tin có tính liệt kê và giống nhau về cách
diễn đạt.
- Một bài phỏng vấn ngắn hay ý kiến khác biệt với
với các ý kiến đề cập trong bài (thường là luồng
ý kiến thứ ba).

33
- Sự kiện, khái niệm quan trọng được nhắc tời
trong bài.
- Diễn tiến chính của sự kiện được đề cập.
- Bổ sung sự kiện hay tình tiết mới vừa phát sinh
khi bài đã biên tập xong.

34
4. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể
loại
- Mỗi bài không có quá 3 hộp thông tin.
- Dung lượng mỗi hộp thông tin không quá 1/5
phần chính văn (không quá 200 chữ)
- Các thể loại: tin, bình luận, xã luận, tiểu phẩm,
tạp văn không có hộp thông tin.
- Các thể loại thường dùng hộp thông tin: tường
thuật, phóng sự, điều tra, ký chân dung, hồ sơ…
35
5. Trình bày
- Luôn có tít và đứng độc lập.
- Đóng khung hoặc tô màu.
- Kiểu chữ khác với phần chính văn (chữ không
chân - Arial).
- Đặt gần đoạn mà nó bổ sung thông tin.
- Các hộp thông tin không đặt liền kề và thẳng
hàng hoặc ngang hàng nhau.

36
6. Những điều cần tránh
- Quá nhiều hộp thông tin hoặc hộp thông tin quá
dài.
- Các hộp thông tin có nội dung tương tự hoặc
cách trình bày giống nhau.
- Nội dung của hộp thông tin đã được làm rõ ở
phần chính văn.
- Nội dung hộp thông tin không liên quan với nội
dung phần chính văn.
37
VII. CỬA SỔ (WINDOW)
1. Yêu cầu và chức năng của cửa sổ
- Bài trên 800 chữ mới có thể có cửa sổ.
- Trưng ra ý tưởng, quan điểm nổi bật nhất của bài
báo.
- Gây chú ý và lôi cuốn độc giả đi vào nội dung bài
báo.
- Hé lộ chủ đề, tư tưởng, giá trị của bài báo.
- Thủ pháp tạo sự cân bằng trong thông tin.

38
2. Nguyên tắc lập cửa sổ
- Đọc kỹ toàn bài và xác định:
* Câu (hay đoạn ngắn) hay nhất của tác giả.
* Câu phát biểu ấn tượng nhất của nhân vật.
* Các ý kiến hay phát biểu đối lập nhau.
* Số liệu, dữ kiện quan trọng nhất.
- Chọn lựa 1-3 câu (hay số liệu, dữ kiện) làm cửa
sổ.

39
3. Các loại cửa sổ
- Cửa sổ “quảng cáo” - trích 1-2 câu đặc sắc của
tác giả.
- Cửa sổ “giới thiệu” - trích 1-2 câu phát biểu độc
đáo của nhân vật.
- Cửa sổ “xung đột” - trích 2 câu đối lập về quan
điểm của hai nhân vật.
- Cửa sổ “điểm nhấn” - trích con số hay dữ kiện
“biết nói”.
40
4. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể
loại
- Dung lượng không quá 60 chữ - một thông điệp
trọn vẹn.
- Mỗi bài không quá 3 cửa sổ.
- Loại tác phẩm thông tấn nên dùng cửa sổ “xung
đột” và “điểm nhấn”.

41
- Loại tác phẩm ký nên dùng cửa sổ “quảng cáo”
và “giới thiệu”.
- Tin, tạp văn, tiểu phẩm và loại tác phẩm chính
luận không có cửa sổ.

42
5. Trình bày
- Độc lập và bắt mắt, thường đi trước đoạn mà nó
được “trích xuất” để làm “mồi nhử” độc giả.
- Chữ lớn hơn phần chính văn 2 size, dùng chữ
màu, không chân.
- Câu của tác giả không để trong ngoặc kép.
- Câu của nhân vật để trong ngoặc kép (lớn) và
ghi tên, chức vụ nhân vật ngay dưới đoạn trích.
- Đặt các câu đối lập ngang nhau và ghi tên, chức
vụ nhân vật dưới mỗi câu.

43
6. Những điều cần tránh
- Câu làm cửa sổ không có hoặc không đúng
nguyên văn trong phần chính văn.
- Cửa sổ quá dài hoặc quá ngắn (không có thông
điệp).
- Chọn câu (đoạn) không đích đáng.

44
VIII. ẢNH VÀ CHÚ THÍCH ẢNH
(PHOTO AND LÉGENDE)
1. Chức năng và yêu cầu
- Ảnh luôn quan trọng đối với cả nội dung lẫn hình
thức của tin bài.
- Ảnh đòi hỏi có tính thời sự, cập nhật, tự nhiên và
được chú thích rõ ràng.
- Ảnh tốt mang lại nhiều thông tin hơn những lời
miêu tả dông dài của tác giả.

45
- Ảnh giúp thay đổi thị giác của người đọc, làm
thoáng bài báo (ảnh minh họa).
- Chú thích ảnh cần có cơ cấu nội dung như một
tin vắn.

46
2. Nguyên tắc sử dụng ảnh
- Ảnh sự kiện tối thiểu 2 tấm (cận cảnh, toàn
cảnh).
- Ảnh hội nghị tối thiểu 3 tấm (người phát biểu
quan trọng nhất hoặc ấn tượng nhất, toàn cảnh
người dự khán và cảnh bên lề hội nghị).
- Ảnh nhân vật tối thiểu 2 tấm (đặc tả và sinh hoạt
nhân vật).

47
- Ảnh phong cảnh tối thiểu 2 tấm (toàn cảnh và
đặc tả nét nổi bật của phong cảnh).
- Ảnh sinh hoạt tối thiểu 3 tấm (thể hiện những
không gian, thời gian, con người đang sinh hoạt
khác nhau).
- Ảnh minh họa cần 1 tấm (có thể lấy ảnh từ
Internet hoặc sách báo).

48
3. Nguyên tắc chú thích ảnh
- Phải cho biết ai (hoặc cái gì), làm gì, ở đâu, khi
nào và nguồn (hoặc tác giả bức ảnh).
- Dung lượng không quá 15 chữ.
- Muốn xác định nhân vật nào thì ghi rõ số thứ tự
vị trí trong ảnh hoặc đặc điểm nhân vật đó.
- Ảnh minh họa thì ghi rõ đó không phải là nhân
vật trong bài và ghi nguồn.

49
4. Cân xứng dung lượng, phù hợp thể loại
- Mỗi tin bài không quá 3 ảnh.
- Tin, phỏng vấn thường dùng 1 ảnh.
- Tường thuật, ghi nhanh, phóng sự, điều tra, ký
chân dung… dùng 2-3 tấm.
- Phỏng vấn chân dung, tiểu phẩm, tạp văn nên dùng
tranh minh họa.
- Bình luận, xã luận không sử dụng ảnh (trừ bài bình
luận về ảnh).

50
5. Trình bày
- Ảnh và chú thích đi liền nhau.
- Ảnh nhân vật quan trọng không bị “gấp mặt”.
- Mắt nhân vật chính hướng về phía nhiều chữ.
- Ảnh trong bài và trong trang không được thẳng
hàng.
- Dòng chú thích nhỏ hơn phần chính văn 2 size;
trong đó chữ “Ảnh:” hoặc “Nguồn” ital, tên tác
giả ảnh hoặc nguồn của ảnh bold.
51
6. Những điều cần tránh
- Nhầm ảnh, nhầm chú thích.
- Dùng ảnh chứng minh nhân dân.
- Ảnh không khớp với nội dung và sắc thái biểu
cảm trong bài.
- Sai họ tên, chức vụ người trong ảnh.
- Không chú thích ảnh nhân vật bằng dấu x.
- Dùng ảnh giả, ảnh ghép, ảnh cũ…

52
- Ảnh thiếu (hay bị cắt ghép) chi tiết quan trọng
được đề cập trong bài.
- Chú thích những điều hiển nhiên.
- Đưa ra những phán đoán hoặc mong muốn chủ
quan của tác giả.

53
IX. BIÊN TẬP TRANG/SỐ BÁO
1. Yêu cầu, chức năng của trang/số báo
- Mỗi trang/số báo là một đơn vị thông tin lớn, có
nội dung, chủ đề riêng, được thể hiện qua các
tin, bài cụ thể.
- Phụ trách trang/số báo thường là trưởng trang,
trưởng ban hay thành viên chủ chốt trong BBT.
Đôi khi BTV cũng được phân công xử lý
trang/số báo.

54
- Trang/số báo đòi hỏi nhất quán về chủ đề, tư
tưởng, style book; đa dạng thể loại, tác giả (bút
danh); và trình bày một cách hài hòa, hợp lý.
- Tin bài trong một trang/số báo không được trùng
lặp chủ đề, thể loại, góc nhìn.
- Mỗi trang/số báo phải có (hoặc cố gắng tạo nên)
1, 2 tin bài “đinh”, nổi bật (vơ-đét, vedette).

55
2. Nguyên tắc xử lý tin bài
- Thứ tự ưu tiên: Tin bài thời sự, “có lệnh viết”
(đặt hàng), của chuyên gia, thuộc công báo…
- Cấu trúc nội dung thông tin: Thời sự, chính trị,
quân sự, ngoại giao, kinh tế, pháp luật, y tế,
giáo dục, văn hóa - nghệ thuật, thể thao, giải
trí…
- Cấu trúc không gian thông tin: Trung ương trước,
địa phương sau; trong nước trước, quốc tế
sau…
56
- Cấu trúc thể loại theo thứ tự: Tin, tường thuật,
phỏng vấn, bình luận, phóng sự, điều tra, ký
chân dung, tiểu phẩm…
- Chú ý tỷ lệ cân đối (4/6 hoặc 5/5) giữa tin và bài.

57
3. Trình bày
- Làm nổi bật tin bài thời sự, nhất là những tin bài
vơ-đét.
- Tít các tin bài không chỉ khác nhau về từ ngữ và
kiểu dạng mà còn khác nhau về size, kiểu chữ
và màu sắc.
- Chú ý cách trình bày phù hợp với nội dung,
dung lượng và thể loại của tác phẩm.

58
4. Những điều cần tránh
- Tin bài không được trùng nhau về nội dung, thể loại và kiểu
tít.
- Tin bài không được trùng nhau về tranh, ảnh, biểu đồ và
tác giả (bút danh).
- Tin bài không được trùng nhau về kiểu chữ và cách dàn
trang.
- Không trộn lẫn tin bài thông tin với tin bài quảng cáo và PR.
- Không để nhan đề các tin bài liền trang chõi nhau hoặc kết
hợp thành một ý tưởng hài hước.

59
TÓM TẮT
- TPBC gồm nhiều thành phần. Mỗi thành phần
có chức năng và cách thức thực hiện khác
nhau.

- Biên tập tin bài không chỉ làm cho bản thảo tốt
hơn về nội dung và hình thức mà còn là dựng tin
bài thành những TPBC chuẩn mực theo thể loại
và phong cách.

- Luôn giữ “con mắt biên tập” khi viết, đọc, xử lý


tin bài báo chí.
60
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP
Thảo luận
- Kỹ năng dựng tin bài là gì? Vì sao BTV nhất thiết phải có
kỹ năng này?
- Trình bày nguyên tắc đặt tít, viết sa-pô, viết lead, giật
trung đề, làm box, làm window, chú thích ảnh.
- Trình bày nguyên tắc biên tập một trang/số báo.

Bài tập
-Sưu tầm tin bài có sai sót về tít hoặc sa-pô, lead, trung đề,
box, window, ảnh, chú thích ảnh… Phân tích những sai sót
đó và biên tập sao cho chuẩn mực.
-Dựng một bản thảo thành một tác phẩm báo chí theo thể
loại với các thành phần thiết yếu.
61
CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ BÀI TẬP
- Dựa vào nội dung bản thảo, dựng thành tin bài chuẩn
mực với những thành phần phù hợp nhất có thể.
- Phân tích ưu điểm và nhược điểm của bản thảo, đề ra
hướng biên tập, thực hành biên tập trên bản thảo bằng
các ký hiệu biên tập, sau đó trình bày thành tin bài hoàn
chỉnh.
- Biên tập 5 bản thảo khác nhau, dựng thành một trang
báo chuẩn mực.

62

You might also like