Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP DI

TRUYỀN MỚI VÀ KHÓ


TRẦN MẠNH HÙNG
THPT CHUYÊN HÀ TĨNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bài tập di truyền là một trong những nhóm bài tập được sử
dụng nhiều trong các đề thi THPT Quốc gia, thi HSG. Đây
là một công cụ hữu ích để kiểm tra, đánh giá năng lực tư
duy của học sinh và được nhiều giáo viên chú trọng sử
dụng.
Do được quan tâm sử dụng nhiều, nên ngày càng có nhiều
dạng bài tập mới, khó gây khó khăn cho giáo viên và học
sinh.
Trong chuyên đề này, tôi xin đưa ra một số dạng bài tập
mới, khó và có ý nghĩa trong việc đánh giá năng lực tư duy
của HS.
1. CÁC BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI
TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: Cho phép lai P: ♂AaBbDd x ♀AaBbDd. Biết rằng trong quá
trình giảm phân của cơ thể đực, có 10% tế bào có cặp Aa không phân li
trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các cặp gen khác phân li
bình thường; trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, có 20% số tế bào
có cặp Aa không phân li trong giảm phân II, giảm phân I bình thường,
các cặp gen khác phân li bình thường.
a) Theo lý thuyết, trong số các hợp tử sinh ra, tỉ lệ hợp tử không mang
đột biến số lượng NST là bao nhiêu?
b) Nếu các hợp tử bị đột biến thể không (2n – 2) không sống được, thì
theo lý thuyết, ở đời con, tỉ lệ hợp tử có kiểu gen AaBbDd là bao nhiêu?
1. CÁC BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI
TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Phương pháp giải:
Do các cặp Bb, Dd đều phân li bình thường nên ta chỉ xét cặp Aa.
P: ♂Aa x ♀ Aa
GF1: 10%(1/2Aa : 1/2O) 20%(1/4AA : 1/4aa : 1/2O)
90%(1/2A : 1/2a) 80%(1/2A : 1/2a)
a) Tỷ lệ hợp tử bình thường chính là tỉ lệ hợp tử có cặp Aa bình thường gồm:
- Các hợp tử tạo ra từ các giao tử bình thường: 90% x 80% = 72%.
- Các hợp tử tạo ra từ các giao tử đột biến: 5% Aa x 10%O + 5%O x 10%
(AA,aa) = 1%
Vậy tỉ lệ hợp tử bình thường là 72% + 1% = 73%.
b)
- Tỷ lệ hợp tử bị đột biến thể không (2n-2) là 5%O x 10%O = 0,5%
- Tỷ lệ cá thể Aa = 45% x 40% x 2 + 5% x 10% = 36,5%
 Tỉ lệ hợp tử AaBbDd = 36,5% x 50% x50% = 9,125%.  Tỷ lệ hợp tử
AaBbDd trong số các hợp tử sống sót là : 9,125% : (100% - 0,5%) = 9,17%.
1. CÁC BÀI TẬP VỀ CƠ CHẾ DI
TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 2: Một cơ thể động vật có kiểu gen tiến hành giảm phân
tạo tinh trùng, biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình
thường, khoảng cách di truyền giữa gen A và gen B là 30 cM.
Theo lí thuyết, xác suất để quá trình giảm phân của một tế bào
sinh tinh bất kì trong cơ thể này xảy ra hoán vị gen là bao
nhiêu?
Phương pháp giải:
Tần số hoán vị gen f = 30%  tỉ lệ tế bào có hoán vị gen trong
tổng số tế bào giảm phân là 60%  Xác suất tế bào này xảy ra
hoán vị gen là 60%
2. BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
Bài 1: Ở một loài lưỡng bội, xét n gen nằm trên một cặp
NST, mỗi gen quy định một tính trạng, có 2 alen, alen trội
lấn át hoàn toàn alen lặn.
a) Cho cá thể có kiểu hình trội về n tính trạng lai phân tích,
có tối đa bao nhiêu phép lai?
b) Cho cá thể có kiểu hình trội về k trong n tính trạng lai
phân tích, có tối đa bao nhiêu phép lai.
2. BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
2. BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
Bài 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, trội hoàn toàn so với
alen a quy định thân thấp. Cho lai giữa hai cây đều có kiểu gen Aa, F 1 thu
được tỉ lệ 65 cây thân cao : 16 cây thân thấp. Biết rằng các giao tử mang
alen a có hiệu suất thụ tinh thấp hơn các giao tử mang alen A, nhưng sức
sống và khả năng sinh giao tử của các cá thể là giống nhau. Nếu hiệu suất
thụ tinh của các giao tử mang alen A bằng 1 thì hiệu suất thụ tinh của các
giao tử mang alen a bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:


Gọi hiệu suất thụ tinh của giao tử a là x  Tỉ lệ giao tử được thụ tinh của
mỗi cá thể Aa là:
A = 0,5/(0,5+0,5x) = 1/(1+x); a = 0,5x/(0,5+0,5x) = x/(1+x)
 Tỉ lệ cá thể aa ở F1 là: [x/(1+x)]2 = 16/81  x/(1+x) = 4/9  x = 0,8
Vậy hiệu suất thụ tinh của giao tử a là 0,8
3. BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Bài 1: Ở một giống vật nuôi, xét một gen nằm trên NST thường có
hai alen là A và a. Trong một trang trại, người ta đếm được số
lượng các cá thể với các kiểu gen tương ứng như sau:
Kiểu gen
AA Aa aa
Số Con đực 200 400 200
lượng
cá thể Con cái 360 720 120

Cho rằng các cá thể trong trang trại đã tập hợp thành một quần thể.
a) Xác định tần số alen A và a của từng giới và của quần thể.
b) Nếu các cá thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì cấu trúc di
truyền của quần thể ở thế hệ F1 như thế nào?
3. BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
3. BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
3. BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
Bài 2: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:
0,3XDY : 0,2XdY : 0,1XDXD : 0,3XDXd : 0,1XdXd.
a) Xác định tần số các alen D và d trong quần thể.
b) Nếu quá trình ngẫu phối xảy ra thì cấu trúc di truyền
của quần thể ở F1 như thế nào?
3. BÀI TẬP DI TRUYỀN QUẦN THỂ
4. BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI
Bài 1: Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của bệnh bạch tạng (một
bệnh phát sinh do đột biến gen lặn) trong một gia đình.

Biết rằng các cá thể 4, 5, 6 chỉ bị đột biến ở một gen duy nhất.
Không phát sinh đột biến mới trong phả hệ. Giải thích sự xuất hiện
kiểu hình da bình thường ở cá thể 8, 9.
4. BÀI TẬP DI TRUYỀN NGƯỜI
Phương pháp giải:
a)
- Các cá thể 5, 6 đều bị bạch tạng  họ đều có kiểu gen
đồng hợp lặn. Tuy nhiên, các cá thể con 8, 9 không bị
bệnh chứng tỏ các cá thể 5, 6 mang đột biến lặn ở hai
gen khác nhau  Tính trạng màu da chịu sự chi phối
của hai gen khác nhau, tương tác theo kiểu bổ trợ.
Quy ước: A-B-: Da bình thường; A-bb, aaB-, aabb: Da
bạch tạng.
- Con của 5, 6 có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh, do
đó, kiểu gen của các cá thể như sau:
Cá thể 5: Aabb; cá thể 6: aaBb
Các cá thể 8, 9 có kiểu gen AaBb không biểu hiện bệnh.
Bài 2: Bệnh P (do một trong hai alen nằm trên NST thường quy định) là một bệnh
di truyền rất hiếm gặp, khoảng 2000 người mới bắt gặp một người mắc. Phả hệ
dưới đây cho thấy kiểu di truyền của bệnh này trong một gia đình. Locus quy định
bệnh chưa được biết. Một nhà tư vấn di truyền muốn biết liệu gen gây bệnh có liên
kết với một gen X nằm trên nhiễm sắc thể số 5 hay không? Gen X có hai là alen 1
và alen 2. Phả hệ cho thấy sự di truyền của bệnh (màu đen chỉ những người mắc
bệnh P) và kiểu gen về gen X.

a) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định?


b) Từ phả hệ, nhà tư vấn di truyền đưa ra giả thuyết gen gây bệnh nằm trên
NST số 5. Em hãy nêu cơ sở khoa học của giả thuyết.
c) Nếu giả thuyết của nhà khoa học là đúng, hãy dựa vào phả hệ để xác định tần
số hoán vị gen.
Phương pháp giải:
a)
Bệnh rất hiếm gặp nhưng tỉ lệ người mắc bệnh trong phả hệ rất cao chứng tỏ bệnh do
gen trội quy định.
b)
Ở thế hệ II và II, tất cả trường hợp người bị bệnh đều mang alen 1 của X, nghĩa là
chúng di truyền cùng nhau  Nhiều khả năng các alen này cùng nằm trên một NST.
c)
- Thế hệ II, người chồng có kiểu gen: A1/a2, người vợ có kiểu gen a1/a1.
- Thế hệ III, dễ dàng nhận thấy chỉ có một cá thể nam vừa mắc bệnh vừa có kiểu gen về
gen X là 12  đây là cá thể mang giao tử hoán vị.
- Số cá thể còn lại đều mang giao tử liên kết.
Có 8 cá thể mang 8 giao tử của người bố, trong đó có 1 cá thể mang giao tử hoán vị
 Tần số hoán vị là 1/8.
KẾT LUẬN
- Các bài tập mới, khó là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm tra, đánh
giá năng lực tư duy của học sinh. Vì thế, trong quá trình giảng dạy
và bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần chú ý sử dụng các dạng
bài tập này để kiểm tra đánh giá học sinh nhằm phát hiện và đánh
giá chính xác năng lực của học sinh mình.

- Các bài tập nêu trên có tính chất đại diện cho các nhóm kiến thức
và các kiểu tư duy khác nhau tuy nhiên đều không vượt quá
chương trình phổ thông, vì thế, đề nghị giáo viên tiếp tục xây
dựng, sưu tầm các bài tập tương tự để làm phong phú thêm các
công cụ trong kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh nhằm nâng cao
hiệu quả giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.

You might also like