Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 187

ÂM NHẠC CHÂU ÂU

THẾ KỶ XX
CÂU HỎI ÔN THI
1-Các yếu tố ảnh hưởng đến âm nhạc thế kỷ XX
2-Đặc điểm nhận diện của mỗi phong cách trong chương trình học
3-Đặc điểm lịch sử phát triển từng phong cách
4-Tên các tác giả là tác phẩm tiêu biểu
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
1-Chiến tranh thế giới
-Trong cùng 1 thế kỷ liên tiếp xảy ra 2 cuộc thế chiến làm thay đổi đời
sống và cách suy nghĩ của mọi người, kể cả giới nghệ thuật.

-Sau chiến tranh thế giới thứ 1, thời đại của chủ nghĩa lãng mạn, chủ
nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa biểu hiện đã chấm dứt.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
-Văn hóa âm nhạc của giai cấp tư sản quí tộc châu Âu bắt đầu suy tàn.
Việc sử dụng âm nhạc để tuyên truyền, quảng cáo cũng mở rộng từ Thế
chiến thứ nhất.

-Từ thập niên 1940 trở đi, radio phổ biến khắp nơi. Âm nhạc được thu
vào băng, đĩa, phát hành rộng rãi. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh giữa
nhạc sống và nhạc băng đĩa. Một hiện tượng chưa từng xảy ra trước đó.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
-Chiến tranh thế giới làm cho thể loại ca khúc tuyên truyền phát triển
phục vụ lợi ích chính trị. Từ đó phát triển loại hình các ban nhạc đại
chúng khắp toàn cầu.

2-Ý thức tìm đường hướng khác với truyền thống

-Phong cách chiết trung

-Neoclassic
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
-Thế kỷ 20, các nhà soạn nhạc đã khám phá những hình thức và âm
thanh mới, thách thức các quy tắc âm nhạc cổ điển. Họ sử dụng các hợp
âm biến đổi, hợp âm mở rộng trong nhạc jazz Bebop thời kỳ 1940.

-Các nhạc sĩ thử nghiệm các phong cách âm nhạc mới, hợp nhất các thể
loại (ví dụ: sự kết hợp giữa nhạc jazz và nhạc rock cuối thập niên 1960).
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
-Thập niên 1960 và 1970, có guitar điện và hệ thống khuếch âm cho
phép các ban nhạc tổ chức các buổi hòa nhạc lớn, đông khán giả.

-Các thiết bị, nhạc cụ điện tử và kỹ thuật số mới được sử dụng. Thập
niên 1980, một số phong cách âm nhạc, nhạc khiêu vũ điện tử, nhạc
gia đình, được tạo ra bằng nhạc cụ điện tử và trống điện tử.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
3-Xu hướng trở về khái niệm ban đầu, âm nhạc là âm thanh
được nghệ thuật hóa:

Music concrète (âm nhạc cụ thể) soạn nhạc từ thu âm và xử lý


các âm thanh được thu.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
4-Thời đại điện tử, thông tin toàn cầu

Năm 1877, người ta phát minh ra phonograph. Năm 1892, máy


ghi âm gramophone ra đời. Năm 1919- 1920, máy radio ra đời.
Năm 1955 bắt đầu có kỹ thuật ghi âm multitrack recording cho
phép trộn âm và ghi đè nhiều lớp âm thanh lên nhau, hỗ trợ
nhiều cho các thể loại nhạc pop, rock.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
Các kỹ thuật này cũng tạo ra các thể loại âm nhạc kinh điển mới
như Musique concrète (1949) và acousmatic (1955).

-Vào những năm 1970, các nhạc sĩ hip hop người Mỹ gốc Phi bắt
đầu sử dụng record turntable như một nhạc cụ, tạo ra các hiệu
ứng "cào" (scratching).
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
-Các loại đĩa compact cassettes, compact discs phổ biến vào
năm 1983. Giữa thập niên 1990 bắt đầu có công nghệ ghi âm
kỹ thuật số.
-Các phương tiện thu âm và thông tin đại chúng ngày càng
phát triển làm gia tăng số lượng người thưởng thức âm nhạc.
Người ta có thể nghe nhiều loại nhạc khác nhau trên khắp thế
giới thông qua các phương tiện truyền thông và băng đĩa.
-Phương tiện giao thông phát triển cũng thúc đẩy sự lan rộng
của các phong cách âm nhạc trên thế giới.
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ÂM NHẠC THẾ KỶ XX
5-Kết nối với đời sống và với các ngành khác

Âm nhạc liên quan đến triết học (Cage: kinh Dịch)

-Âm nhạc kết nối xã hội (radio, nhạc phim, nhạc music box)

-Yếu tố con người trong âm nhạc (John Cage, 4’33’’, gồm 3


chương được diễn không có nốt nhạc)
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Âm nhạc kinh điển thế kỷ 20 không có phong cách thống trị. Các
nhạc sĩ đã tạo ra nhiều phong cách âm nhạc khác nhau.

-Cuối thế kỷ XIX, phong cách âm nhạc Lãng mạn lâm vào bế tắc. Đồng
thời, có sự xuất hiện của các phong cách âm nhạc như: chủ nghĩa Ấn
tượng (Impressionism), Tân cổ điển (Neoclassicism), chủ nghĩa Hậu
Lãng mạn (Postromanticism), chủ nghĩa Hiện đại (Modernism)…
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Đầu thế kỷ XX, nhiều nhạc sĩ tiếp nối phong cách âm nhạc Lãng mạn. Các
hình thức hòa tấu phổ biến thời kỳ trước vẫn được duy trì như dàn nhạc
giao hưởng, concerto, tứ tấu đàn dây.

-Gustav Mahler, Jean Sibelius là những nhạc sĩ đã sử dụng các hình thức
giao hưởng truyền thống. Một số nhà phê bình cho rằng tác phẩm của
Schoenberg hoàn toàn nằm trong truyền thống Lãng mạn muộn của
Wagner và Brahms.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Bên cạnh đó, các nhạc sĩ đầu thế kỷ XX muốn thoát khỏi truyền thống
âm nhạc cổ điển. Từ đó xuất hiện quan điểm “đa ngôn ngữ” về cấu trúc,
kỹ thuật và biểu hiện. Những nhạc sĩ như Gustav Mahler, Richard Strauss,
Jean Sibelius đã khai thác triệt để phong cách Hậu Lãng mạn trong các
giao hưởng. Phong cách Ấn tượng, dẫn đầu là Claude Debussy, cũng phát
triển ở Pháp. Âm nhạc của Maurice Ravel viết theo nhiều phong cách
khác nhau.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Tại Vienna, Arnold Schoenberg đã phát triển âm nhạc vô điệu tính vượt
khỏi phong cách âm nhạc Biểu hiện đầu thế kỷ XX. Sau đó, ông đưa ra kỹ
thuật 12 âm, được các học trò của ông là Alban Berg và Anton Webern
phát triển. Loại nhạc này cũng được các nhạc sĩ về sau (bao gồm Pierre
Boulez) kế thừa. Những tác phẩm cuối đời của Stravinsky đã sử dụng kỹ
thuật 12 âm. Scott Bradley cũng sử dụng kỹ thuật này cho nhạc phim hoạt
hình Tom và Jerry.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Trào lưu Musique Concrète và nhạc điện tử đều được phát


triển trong thế kỷ XX.

-Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism) bắt đầu muộn, có thể được
coi là sự chuyển tiếp từ thời hiện đại sang hậu hiện đại.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ÂM NHẠC THẾ KỶ XX

-Âm nhạc dân gian (Five Variants of Dives, Lazarus của


Vaughan Williams, A Somerset Rhapsody của Gustav Holst) và
Jazz (Gershwin, Leonard Bernstein, La création du monde của
Darius Milhaud) cũng là những yếu tố âm nhạc quan trọng
thời kỳ này.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất đã có một số tác giả và tác phẩm
dự báo cho thời kỳ âm nhạc mới của thế kỷ XX. Schoenberg đã sáng tác
theo phong cách atonal vào đầu năm 1908. Nhạc sĩ Ý Luigi Russolo
(1885-1947) theo khuynh hướng Vị lai, đã thử nghiệm “âm nhạc tiếng
ồn” vào năm 1913 với tác phẩm L’arte dei Rumori (The Art of Noises).
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Cũng năm 1913, tác phẩm Mùa xuân thần thánh của Stravinsky được
công diễn. Các tác phẩm Orchesterstück op. 6,4 (1911) của Anton
Webern và Marsch từ 3 Orchesterstücke op. 6 (1914) của Alban Berg
cũng là những tác phẩm dự báo cho thời kỳ âm nhạc mới.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Nhiều nhạc sĩ đã tham gia quân đội trong chiến tranh như Hindemith, Hanns Eisler
(1898-1962), Anton Webern (1883-1945), Jacques Ibert (1890-1962), Albert
Roussel (1869-1937), Myaskovsky, nghệ sĩ piano Walter Gieseking (1895-1956),
nghệ sĩ violin Fritz Kreisler (1875-1962), Paul Wittgenstein (1887-1961) - một nghệ
sĩ piano và anh trai của nhà triết học nổi tiếng; ông mất tay phải ở Mặt trận phía
Đông - nhạc trưởng Fritz Busch (1890-1951). Schoenberg, Alban Berg (1885-1935)
cũng được đưa vào quân đội. Ravel trở thành tài xế xe tải ở mặt trận Verdun ở tuổi
bốn mươi.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Trong cuộc chiến, trên chiến trường và trong các nhà tù vẫn tồn tại các
hợp xướng nghiệp dư và các dàn nhạc. Những người lính và tù nhân tự
chế tạo nhạc cụ bằng nón lính, gỗ và dây. Nhiều nhạc sĩ biểu diễn âm
nhạc cho các sĩ quan cao cấp và trong các buổi hòa nhạc tại nhà. Máy
phonograph đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cảm xúc giữa gia
đình và tiền tuyến với những bài hát như It’s a Long Way to Tipperary.
Người ta tẩy chay âm nhạc của các nhạc sĩ ở nước thù địch.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Ở Anh và Pháp, người ta không trình diễn tác phẩm của Richard
Wagner (1813-1883). Ở Áo, các vở opera của các nhà soạn nhạc người
Ý như Puccini bị cấm. Tên Giuseppe Verdi (1813-1901) bị sửa thành
"Joseph" Verdi trên các chương trình. Edward Elgar (1857-1934) đã viết
1 oratorio chống Đức: Linh hồn của nước Anh (The Spirit of England).
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Trong thời gian thế chiến 1, đã có nhiều dàn nhạc tổ chức đi lưu diễn ở
nước ngoài. Chính phủ Áo đã mời Budapest Philharmonic đến Vienna vào
tháng 11/1915, Dàn nhạc Opera Prague vào tháng 11/1917, Dàn nhạc
Hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman vào tháng 1/1918, Berlin Philharmonic với
Arthur Nikisch (1855-1922) vào tháng 3/1918. Tháng 7/1917, Vienna
Philharmonic đã lưu diễn ở Thụy Sĩ cùng với Felix Weingartner (1863-
1942)
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Một số tác phẩm âm nhạc ra đời trong thế chiến thứ nhất. Edward
Elgar đã viết Carillon cho giọng ca và dàn nhạc để ủng hộ cuộc kháng
chiến của Bỉ tháng 12/1914. Sau đó là bản Polonia sáng tác cho buổi
hòa nhạc của Quỹ nạn nhân Ba Lan, công diễn tại Nhà hát Nữ hoàng ở
Luân đôn. Max Reger sáng tác tác phẩm Eine Vaterländische Overtüre
(A Patriotic Overture) dài 15 phút, tặng cho quân đội Đức.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Các nhà soạn nhạc như Alban Berg, Gustav Holst, Maurice Ravel đã
tham gia trong quân đội và sống sót, nhưng các tác phẩm của họ thể
hiện nỗi kinh hoàng từ cuộc chiến. Những tác phẩm tiêu biểu phản ánh
bi kịch của cuộc chiến có Cello Concerto của Elgar, Pastoral Symphony
của Vaughan Williams, The Planets của Holst, early Piano Quartet của
Bliss (sáng tác trong suốt cuộc chiến Somme), War Elegy của Gurney.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhiều nhà soạn nhạc rất nổi tiếng của cuối thế
kỷ trước đã chết hoặc gần chết như Gustav Mahler (1860-1911), Alexander
Scriabin (1872-1915), Claude Debussy (1862-1918), Giacomo Puccini (1858-1924).
Một số nhạc sĩ đã qua thời kỳ sáng tạo đỉnh cao của họ như Richard Strauss (1864-
1949), Maurice Ravel (1875-1937), Jean Sibelius (1865-1957), Sergei Rachmaninov
(1873-1943),.. Trường phái Lãng mạn suy tàn. 2 khuynh hướng âm nhạc mới nổi
lên là âm nhạc 12 âm của Schoenberg và chủ nghĩa âm nhạc tân cổ điển của
Stravinsky.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

-Giai cấp tư sản quí tộc suy tàn kéo theo sự suy tàn của văn hóa hòa nhạc cao
cấp. Các buổi hòa nhạc của giới bình dân phát triển mạnh sau chiến tranh.

-Nhiều nhạc sĩ đã thiệt mạng trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhà soạn
nhạc người Anh George Butterworth đã bị bắn năm 1916 và ông chỉ để lại
một số ít tác phẩm. Nhà soạn nhạc người Đức Rudi Stephan bị giết bởi một
tay bắn tỉa Nga tại Tarnopol ở Ukraine. Nhạc sĩ người Scotland Cecil Coles
cũng thiệt mạng ở mặt trận phía Tây trong chiến tranh.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

-Trong thời kỳ hậu chiến, nhạc pop Mỹ ảnh hưởng mạnh đến nhiều mặt
trong âm nhạc nghệ thuật châu Âu. Đầu năm 1917, các nhạc sĩ da đen
thuộc sư đoàn bộ binh Hồi giáo Harlem Hellfighters đã chơi nhạc jazz
"chính hiệu" ở Paris dưới sự chỉ huy của James Reese Europe (1881-
1919) mang đến cảm giác tuyệt vời. Nhạc jazz được nhiều nhạc sĩ đưa
vào các tác phẩm kinh điển.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

-Nhiều nhạc sĩ sáng tác ở thể loại ragtime như Debussy, Stravinsky. Thập niên 1920,
các điệu nhảy của Mỹ như Boston và shimmy đã trở thành mốt ở châu Âu. Các nhà
soạn nhạc nổi tiếng như Ravel, Darius Milhaud (1892-1974), Erwin Schulhoff (1894-
1942), Stravinsky và Paul Hindemith (1895-1963) cũng sử dụng nhạc blues và jazz.

-Liên bang Xô viết ra đời cũng tạo nên hiện tượng âm nhạc mới với sự xuất hiện
của các nhạc sĩ như Dmitri Shostakovich (1906-1975), Nikolai Myaskovsky (1881-
1950).
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Một trong những tác phẩm đáng chú ý sau chiến tranh thế giới thứ nhất
là bản giao hưởng thanh xướng Morning Heroes của Arthur Bliss tôn vinh
người anh tài năng của ông (Francis Kennard Bliss) đã chết trong chiến
tranh. Các tác phẩm khác có bản Oration cho cello và dàn nhạc của Frank
Bridge (1930), bản Cantata Donna nobis pacem (Grant Us Peace) của
Vaughan Williams (1936), 3 khúc ngẫu hứng cho piano tay trái của Bridge
được viết năm 1918 cho Douglas Fox
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Cảm xúc về chiến trường đã mang đến thể loại giao hưởng mới. Tác
phẩm điển hình là Những khoảnh khắc âm nhạc (Musical Times) của Cecil
Barber, tác giả đã có thời gian trải nghiệm trên mặt trận phía Tây. Trong
tác phẩm, các âm sắc khác nhau được nổi lên rõ ràng, có tiếng đạn rít,
súng bắn tỉa, molto staccato. Người ta cũng thấy những âm thanh đó
vang lên trên nền bộ gõ quái dị trong khúc Sao hỏa (từ tác phẩm The
Planets) của Holst, sáng tác năm 1914 - 1916.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

-Trong nhiều tác phẩm, người ta nghe thấy âm điệu của khúc diễu hành bị
bóp méo hoặc mang màu sắc đe dọa như trong tiểu phẩm đầu tiên của Ba
tiểu phẩm cho tứ tấu dây (Three Pieces for String Quartet) của Stravinsky,
trong tiểu phẩm thứ 3 của Ba tiểu phẩm cho dàn nhạc (Three Orchestral
Pieces) của Alban Berg.

-Một số các nhạc sĩ khác cũng sáng tác về chiến tranh thế giới thứ nhất có
Ruggero Leoncavallo, Valentin Valentinov, Maurice Ravel.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Sau Thế chiến thứ nhất, nhiều nhạc sĩ bắt đầu trở về quá khứ để lấy cảm
hứng và viết các tác phẩm dựa trên các yếu tố âm nhạc cổ điển (hình
thức, hòa âm, giai điệu, cấu trúc). Loại nhạc này gọi là Tân cổ điển
(Neoclassicism). Các tác giả điển hình có Igor Stravinsky với Pulcinella và
Symphony of Psalms, Sergei Prokofiev với Classical Symphony, Ravel với
Le Tombeau de Couperin, Paul Hindemith với Symphony Mathis der
Maler.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ NHẤT

Các nhà soạn nhạc người Ý như Francesco Balilla Pratella và Luigi Russolo đã phát
triển chủ nghĩa Vị lai trong âm nhạc (Futurism). Phong cách này thường cố gắng tái
tạo âm thanh hàng ngày và đặt chúng trong bối cảnh "Tương lai". Điển hình có “Âm
nhạc máy” của George Antheil (bắt đầu với bản Sonata thứ hai của ông: Chiếc máy
bay) và Alexander Mosolov (nổi tiếng nhất là tác phẩm Xưởng đúc sắt). Người ta
thấy việc sử dụng Microtones xuất hiện trong các tác phẩm của Charles Ives, Julián
Carrillo, Alois Hába, John Foulds, Ivan Wyschnegradsky, Harry Partch và Mildred
Couper.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Khi Thế chiến II nổ ra, công nghệ truyền thông đã lan rộng ra hầu hết thế giới.
Radio và máy ghi âm cho phép các tác phẩm âm nhạc được phổ biến. Âm
nhạc trở thành phương tiện tuyên truyền của các phe tham gia chiến tranh.
Các bài hát yêu nước của Nga và Nhật lan tràn khắp nơi. Stalin bố trí cho Giao
hưởng số 7 của Shostakovich được trình diễn ngay trong hàng ngũ quân thù.
Đức quốc xã nghiêm cấm các tác phẩm âm nhạc của chủ nghĩa hiện đại, chủ
nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa biểu hiện. Họ chỉ đề cao nghệ thuật âm nhạc Đức.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

-Thời này tại Mỹ, các loại nhạc Jazz, swing và ban nhạc có âm thanh lớn
phát triển. Từ sau thế chiến thứ 2 có sự bùng nổ âm nhạc đại chúng trên
toàn thế giới. Âm nhạc điện tử phát triển vượt bực theo đà phát triển
công nghệ điện tử và công nghệ thông tin toàn thế giới.

Trong những thập niên 1940 và 50, các nhạc sĩ, đặc biệt là Pierre Schaeffer,
bắt đầu ứng dụng công nghệ vào âm nhạc theo phong cách Musique
Concrète.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Thuật ngữ âm nhạc điện tử sau đó được đặt ra để chỉ tất cả các hình
thức âm nhạc liên quan đến băng từ, máy tính, tổng hợp, đa phương
tiện, các thiết bị và kỹ thuật điện tử khác. Âm nhạc điện tử trực tiếp sử
dụng âm thanh điện tử trong một buổi biểu diễn (không phải âm thanh
được xử lý trước).
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Điển hình là tác phẩm Cartridge Music của John Cage. Âm nhạc quang
phổ (Spectral music) (Gérard Grisey và Tristan Murail) được phát triển
từ âm nhạc điện tử, sử dụng các phân tích về phổ âm thanh (môi
trường âm thanh) để tạo ra âm nhạc. Cage, Berio, Boulez, Milton
Babbitt, Luigi Nono, Edgard Varèse đều sáng tác âm nhạc điện tử.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

-Từ đầu thập niên 1950, Cage đã đưa các yếu tố “tùy cơ” vào âm nhạc
của mình. Âm nhạc Quá trình (Process music, Karlheinz Stockhausen
Prozession, Aus den sieben Tagen; Steve Reich Piano Phase, Claps Music)
xây dựng một quy trình cụ thể cho tác phẩm mà kết quả không thể đoán
trước. Thuật ngữ Process music cũng được sử dụng để mô tả các thể loại
âm nhạc được sáng tác khác với khái niệm ban đầu về nó hoặc phong
cách khác biệt, hoặc kết hợp các thành phần độc đáo, mới.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Trong thời kỳ sáng tác ban đầu, Igor Stravinsky và Sergei Prokofiev
đặc biệt bị thu hút bởi chủ nghĩa Nguyên thủy (Primitivism), điển
hình là các tác phẩm Rite of Spring, Chout. Âm nhạc của tác giả
Nga khác, nhất là Dmitri Shostakovich, phản ánh chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Chủ nghĩa dân tộc (Nationalism) cũng là một phương tiện biểu đạt
quan trọng trong âm nhạc đầu thế kỷ XX. Nước Mỹ đầu thế kỷ XX
bắt đầu xuất hiện phong cách âm nhạc kinh điển Mỹ với Charles
Ives, John Alden Carpenter, George Gershwin.
BƯỚC NGOẶC THẾ CHIẾN THỨ HAI

Trong khoảng 25 năm cuối thế kỷ XX, chủ nghĩa Chiết trung và
Polystylism trở nên quan trọng. Các yếu tố này, cũng như phong cách
Tối giản (minimalism), Phức tạp mới (New Complexity), Đơn giản mới
(New Simplicity), xuất hiện đầy đủ trong các tác phẩm âm nhạc thời kỳ
này.
CHỦ NGHĨA CHIẾT TRUNG (ECLECTICISM)

Khái niệm:

Chủ nghĩa chiết trung trong âm nhạc là việc sử dụng có ý thức các
phong cách xa lạ với tính cách của nhà soạn nhạc hoặc phong cách từ
thời kỳ đã qua.

-Âm nhạc chiết trung cũng có thể là những tác phẩm tự do phóng tác
trên các mô hình khác nhau từ 1 nguyên bản có trước
CHỦ NGHĨA CHIẾT TRUNG (ECLECTICISM)

-Tác phẩm được nhận diện là âm nhạc chiết trung có thể kết hợp nhiều
phong cách khác nhau (ở thời kỳ khác nhau, truyền thống dân tộc khác
nhau…)

-Các tác phẩm thể hiện chủ nghĩa chiết trung là: Symphony No.9 của
Shostakovich, Symphony số 1 của Mahler, Sinfonia của Berio…
TÂN CỔ ĐIỂN
1-Nhận diện:

-Quay lại thẩm mỹ gắn liền với khái niệm "chủ nghĩa cổ điển": trật
tự, cân bằng, rõ ràng, tinh tế và kiềm chế cảm xúc.

-Chống lại chủ nghĩa cảm xúc không kiềm chế, bác bỏ các yếu tố
cường điệu và vô hình của chủ nghĩa Lãng mạn muộn.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Giảm biên chế dàn nhạc, đặt trọng tâm vào tiết tấu và cấu trúc
tương phản, thay thế hòa âm công năng cổ điển bằng sự mở rộng
công năng, mở rộng điệu tính hoặc vô điệu tính và tập trung vào
“âm nhạc tuyệt đối”, trái ngược với âm nhạc có chương trình của
trường phái Lãng mạn.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Về kỹ thuật cấu trúc hình thức và chủ đề, âm nhạc tân cổ điển
thường lấy cảm hứng từ âm nhạc của thế kỷ 18; cảm hứng từ
canon thời Cổ điển, Baroque hoặc trước đó. Âm nhạc lấy cảm
hứng từ Baroque đôi khi được gọi là nhạc tân Baroque.
TÂN CỔ ĐIỂN

2-Lịch sử:

-Đã có những tiền thân quan trọng từ thế kỷ 19 là các tác phẩm cải biên từ
các tác phẩm trước để gợi về quá khứ: À la Chapelle Sixtine (1862) của
Franz Liszt, Holberg Suite (1884) của Edvard Grieg, Divertissement từ tác
phẩm The Queen of Spades (1890) của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, Piano Suite
in the Old Style (1897) và Max Reger's Concerto in the Old Style (1912) của
George Enescu…
TÂN CỔ ĐIỂN

-Tân cổ điển là phong cách âm nhạc ra đời giữa hai cuộc chiến
tranh thế giới. Nó có hai dòng phát triển: ở Pháp (một phần xuất
phát từ ảnh hưởng của Erik Satie, được Igor Stravinsky phát triển)
và Đức (xuất phát từ quan điểm New Objectivity (khách quan mới)
của nhạc sĩ Ý Ferruccio Busoni, được Paul Hindemith phát triển).
TÂN CỔ ĐIỂN

-Chủ nghĩa tân cổ điển trở thành dòng nhạc cơ bản của Stravinsky vào thập
niên 1920. Bước đột phá đầu tiên vào phong cách tân cổ điển của Igor
Stravinsky bắt đầu từ năm 1919/20, khi ông sáng tác vở ballet Pulcinella,
sử dụng các chủ đề mà ông nghĩ là của Rachel Battista Pergolesi. Sau đó là
các tác phẩm Octet for winds, Concerto Dumbarton Oaks, Concerto in D,
Symphony of Psalms, Symphony in C, Symphony in Three Movements,
opera-oratorio Oedipus Rex, ballets Apollo và Orpheus.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Chủ nghĩa tân cổ điển của Stravinsky đã đạt đến đỉnh cao trong vở
opera The Rake's Progress… Chủ nghĩa tân cổ điển của Stravinsky
ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà soạn nhạc người Pháp Darius
Milhaud, Francis Poulenc, Arthur Honegger và Bohuslav Martinů.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Pulcinella như một tiểu thể loại chuyển soạn các tác phẩm
Baroque, bao gồm Scarlattiana của Alfredo Casella (1927), Tổ khúc
Pháp của Poulenc, Ancient Airs và Dances and Gli uccelli của
Ottorino Respighi (Simms 1986, 462), Dance Suite của Richard
Strauss chuyển soạn từ Những tiểu phẩm cho đàn phím của
François Couperin.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Một nhánh của chủ nghĩa Tân cổ điển Đức đã được phát triển bởi Paul
Hindemith, tác giả của nhiều tác phẩm thính phòng, dàn nhạc, opera
theo kiểu đối vị, chromatic (điển hình là tác phẩm Mathis der Maler).

-Phong cách Tân cổ điển được chào đón ở châu Âu và Mỹ khi Nadia
Boulanger (nữ nhạc sĩ Pháp thế kỷ XX) quảng bá những ý tưởng âm
nhạc dựa trên sự hiểu biết của cô về âm nhạc của Stravinsky.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Các tác giả tân cổ điển đáng chú ý của Tây Ban Nha có Manuel de
Falla, Roberto Gerhard, các thành viên của Generación de la
República (còn có tên Generación del 27), gồm: Julián Bautista,
Fernando Remacha, Salvador Bacarisse, and Jesús Bal y Gay.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Richard Strauss đưa các yếu tố tân cổ điển vào âm nhạc của mình, đáng
chú ý nhất là trong tổ khúc dàn nhạc Le bourgeois gentilhomme Op. 60,
bản sớm nhất được viết năm 1911, bản muộn nhất viết năm 1917.

-Ottorino Respighi cũng là một trong những tiền thân của chủ nghĩa tân
cổ điển với Ancient Airs và Dances Suite No. 1 của ông, sáng tác vào
năm 1917. Ông lấy cảm hứng sáng tác từ âm nhạc Ý thế kỷ 16 và 17.
TÂN CỔ ĐIỂN

-Các tác phẩm điển hình của phong cách Tân cổ điển: giao hưởng
Cổ điển của Prokofiev, Pulcinella của Stravinsky, giao hưởng Mathis
der Maler của Paul Hindemith, tác phẩm của Darius Milhaud. Le
Tombeau de Couperin của Maurice Ravel thường được xem là Tân
Baroque.
ẤN TƯỢNG
1-Nhận diện

Trường phái Ấn Tượng truyền đạt những ấn tượng xảy ra nhanh chóng
trong cuộc sống. Nó thể hiện những cảm giác chủ quan, tâm trạng,
tình cảm, suy nghĩ của nhạc sĩ với cuộc sống. Nhạc sĩ Ấn Tượng cảm
thụ cuộc sống bằng cặp mắt của họa sĩ, mang tính lạc quan.

-Tác phẩm thường phản ánh các hiện tượng thiên nhiên.
ẤN TƯỢNG

-Kỹ thuật âm nhạc Ấn Tượng chú trọng việc pha màu sắc, thay đổi màu sắc
liên tục với thẩm mỹ tinh tế.

-Các nhạc sĩ xóa nhòa giai điệu, cấu trúc hình thức, âm sắc, hòa âm... Họ tạo
hình bằng âm thanh.

-Âm nhạc Ấn tượng vẫn xác định điệu tính. Các nhạc sĩ Ấn tượng chống lại
việc chromatic hóa giai điệu và hòa âm (họ thường dùng điệu thức diatonic).
ẤN TƯỢNG

-Họ sử dụng nhiều hợp âm nghịch, chồng âm nhiều nốt (hợp âm 7, 9,


11). Tác phẩm thường sử dụng lối hoà âm đối chiếu, để cạnh nhau.

-Phối khí Ấn tượng khai thác màu âm từng loại nhạc cụ (họ ưa thích bộ
gõ) và kỹ thuật pha màu sắc các nhạc cụ với nhau.

-Sắc thái thường chỉ ở mp, p, pp. Kỹ thuật trille của bộ dây được khai
thác triệt để (ảnh hưởng đến thế hệ nhạc sĩ sau này).
ẤN TƯỢNG

-Debussy sử dụng các điệu thức ngũ cung châu Á, các điệu thức diatonique
cổ, điệu thức toàn cung. Ông chú trọng âm nhạc dân gian châu Á. Ông cho
rằng nhạc châu Á gây ấn tượng bởi sự kỳ lạ, cần thám hiểm. Ông nhận thấy
âm nhạc châu Á coi trọng màu sắc chiều ngang hơn sự hòa hợp chiều dọc.

-Giai điệu âm nhạc Debussy có khi bị bóp méo đến mức quái dị, bị xóa nhòa.
Có lúc ông sử dụng những giai điệu dân gian rất cổ xưa. Có lúc ông sử dụng
một giai điệu dân gian nguyên bản nhưng phối hòa âm rất phức tạp.
ẤN TƯỢNG

-Càng đi vào thế kỷ XX, trường phái Ấn Tượng càng sa sút, làm mờ
giai điệu dần đến mức không còn giai điệu.

-Từ chỗ để ý quá nhiều đến màu sắc mà không chú ý công năng,
các nhạc sĩ đã làm cho giai điệu trở thành vô điệu tính.
ẤN TƯỢNG
2-Lịc sử:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các mâu thuẫn xã hội dẫn tới các cuộc
thế chiến lần thứ nhất và lần thứ hai. Trường phái âm nhạc Lãng mạn
lâm vào tình trạnh bế tắc, không còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ xã hội.
Thời này, trong văn học, nghệ thuật xuất hiện trường phái Tượng trưng.
Trường phái này diễn tả sự cảm nhận rất chủ quan về thực tại, có khi là
những cảm nhận méo mó.
ẤN TƯỢNG

Người ta thấy xuất hiện nhiều khuynh hướng âm nhạc mới, trong
đó có âm nhạc Ấn Tượng. Trường phái này ra đời ở Pháp cuối
thập niên 90 của thế kỷ XIX. Từ “Ấn tượng” xuất phát từ nghệ
thuật hội họa của nhóm họa sĩ Pháp Claude Monet (1840-1926),
Edgar Degas (1834-1917), Pierre Auguste Renoir (1841 – 1919),
Camile Pisaro (1830-1903)…
ẤN TƯỢNG

“Ấn tượng” có thể xuất phát từ bức tranh của hoạ sĩ Monet triển lãm ở
Paris năm 1874. Bức tranh có tên “Ấn tượng mặt trời lúc bình minh”
(Impression un soleil levant).

- Trường phái Ấn tượng (Impressionism) được Claude Debussy bắt đầu


ở Pháp, chống lại sự phấn khích cảm xúc và chủ đề sử thi của trường
phái Lãng mạn Đức (Wagner).
ẤN TƯỢNG

-Theo quan điểm của Debussy, nghệ thuật là một trải nghiệm cảm xúc hơn
là trí tuệ hay đạo đức. Ông kêu gọi các nhạc sĩ tìm về phong cách âm nhạc
của những nhạc sĩ bậc thầy ở Pháp thế kỷ 18 với sự quyến rũ, như một "ảo
mộng của các giác quan“.

-Nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái Ấn Tượng là Claude Debussy (Pháp),
Maurice Ravel (Pháp), Karol Szymanowsky (Ba lan), Ottorino Respighi (Ý),
Manuel de Falla (Tây ban nha).
ẤN TƯỢNG

Ngoài ra có các nhạc sĩ khác như: Albert Roussel, Isaac Albéniz, Paul
Dukas, Charles Martin Loeffler, Charles Griffes, Frederick Delius, Cyril
Scott. Nhiều nhà soạn nhạc Pháp tiếp tục ngôn ngữ của trường phái Ấn
tượng trong suốt thập niên 1920 và sau đó, bao gồm Albert Roussel,
Charles Koechlin, André Caplet, Olivier Messiaen.
ẤN TƯỢNG

-Các nhà soạn nhạc ngoài châu Âu như Tōru Takemitsu và các nhạc sĩ nhạc
jazz như Duke Ellington, Gil Evans, Art Tatum, Cecil Taylor cũng bị ảnh hưởng
mạnh ngôn ngữ âm nhạc Ấn tượng.

-2 thể loại sáng tác nổi bật của Debussy là tác phẩm cho piano và tác phẩm
cho dàn nhạc. Tác phẩm cho piano của ông đa số là tiểu phẩm tiêu đề. Tiêu
biểu có liên khúc piano "Những bức tranh khắc gỗ" (1903), liên khúc piano
"Góc nhi đồng" (1908), 24 prélude, tác phẩm "Trắng và đen" cho 2 piano.
ẤN TƯỢNG

Ông có những tác phẩm dàn nhạc nổi bật như: giao hưởng Biển (3
chương: Biển từ rạng sáng đến trưa, Sóng biển đùa giỡn, Cuộc đối
thoại của gió và biển), prélude Giấc nghỉ trưa của thần Điền dã, các bản
nocturne.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Nhận diện:

Chủ nghĩa biểu hiện là một trào lưu thẩm mỹ hiện đại bắt nguồn từ nước Đức
đầu thế kỷ XX, trong thơ và hội họa. Đặc điểm tiêu biểu của nó là trình bày thế
giới chỉ từ góc độ chủ quan, bóp méo thế giới một cách triệt để, tạo hiệu ứng
cảm xúc nhằm gợi lên tâm trạng hoặc ý tưởng.

Các nghệ sĩ biểu hiện tìm cách thể hiện ý nghĩa của trải nghiệm cảm xúc hơn là
miêu tả thực tế.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Chủ nghĩa biểu hiện mang tính cường điệu, thô, bóp méo, giả tưởng,
chói tai, bạo lực. Phong cách này có trong các nghệ thuật: kiến trúc, hội
họa, văn học, sân khấu kịch nghệ, múa, phim ảnh, âm nhạc.

-Sự nhấn mạnh của Chủ nghĩa biểu hiện về quan điểm cá nhân và chủ
quan là đặc trưng như một phản ứng đối với các phong cách khác như
chủ nghĩa thực chứng, Chủ nghĩa Tự nhiên, Chủ nghĩa Ấn tượng.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

-Theodor Adorno cho rằng phong trào biểu hiện trong âm nhạc tìm cách "loại
bỏ tất cả các yếu tố thông thường của âm nhạc truyền thống, mọi thứ cứng
nhắc về mặt công thức". Âm nhạc biểu hiện tìm kiếm "sự trung thực của cảm
giác chủ quan mà không ảo tưởng, ngụy trang hoặc uyển ngữ".

-Yếu tố hài hòa trong âm nhạc bị loại bỏ. Âm nhạc biểu hiện thường rất
nghịch, sắc thái rất tương phản, cấu trúc thay đổi liên tục, giai điệu và hòa
âm "méo mó", giai điệu góc cạnh với những bước nhảy xa.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

-Các tác giả thường sử dụng các âm khu ngoài cùng của nhạc cụ. Họ
thường tiến đến vô điệu tính. Kỹ thuật 12 âm của trường phái Vienne
mới là điển hình của phong cách biểu hiện.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Lịch sử

Tiền thân quan trọng của chủ nghĩa biểu hiện là Richard Wagner (1813 - 1883),
Gustav Mahler (1860 - 1911) Richard Strauss (1864 - 1949). Trường phái biểu hiện
phát triển như một nhánh của trường phái Tiên phong trước chiến tranh thế giới thứ
nhất. Nó phổ biến suốt thời kỳ Cộng hòa Weimar (1918 - 1933), nhất là ở Berlin.

-Âm nhạc biểu hiện có lẽ xuất hiện lần đầu trong âm nhạc của Schoenberg vào năm
1918 để diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ trong âm nhạc.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Trường phái biểu hiện chia làm 3 thời kỳ:

.Đầu thế kỷ XX: Schönberg, Scriabin, Ives, Stravinsky, Hindemith,


Prokofiev, Honegger, Bartók

.Thời kỳ trường phái Vienne mới: khoảng 1907 – 1912, có các


nhạc sĩ Webern, Berg, Schönberg, Busoni

.Thời kỳ sau: từ 1914 và kết thúc bằng âm nhạc serial 12 âm.


BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Đến cuối thập niên 1920, phong cách biểu hiện mơ hồ được thay thế
bởi phong cách cá nhân hơn của Neue Sachlichkeit và Tân Cổ điển Đức.
Như các phong cách khác, phong cách Biểu hiện bị Đức quốc xã kỳ thị.
đã nhận được sự xem xét lại một cách thông cảm sau Thế chiến II.
BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)

Tác giả, tác phẩm

Ba tác giả tiêu biểu của âm nhạc biểu hiện là Arnold Schoenberg (1874–1951)
(Pierrot lunaire), Anton Webern (1883–1945) ((5 tiểu phẩm dàn nhạc, op.10), Alban
Berg (1885–1935) (Concerto violon, Secession Quartet) của trường phái Vienne mới.
Các tác giả khác có mối quan hệ với trường phái biểu hiện là Ernst Krenek (1900–
1991) (Symphony số 2, 1922), Paul Hindemith (1895–1963) (Die junge Magd, Op.
23b, 1922, phổ 6 bài thơ của Georg Trakl), Igor Stravinsky (1882–1971) (Three
Japanese Lyrics, 1913)…
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)
Nhận diện

Serial là phương pháp sáng tác âm nhạc sử dụng chuỗi cao độ, tiết tấu,
âm sắc, sắc thái hoặc những yếu tố khác của âm nhạc. Phương pháp
này thường được dùng trong âm nhạc vô điệu tính (nhưng phương
pháp serial không nhất thiết phải vô điệu tính). Series không phải chuỗi
âm thanh liên tiếp nhau theo trình tự, nhưng nó cũng có hệ thống cấp
bậc riêng.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)
Căn bản của kỹ thuật 12 âm là chuỗi thứ tự nốt thuộc gamme
chromatic, các âm có tầm quan trọng như nhau. Có 4 nguyên tắc:
-Phải đủ cả 12 cao độ của gamme chromatic
-Không có cao độ nào được lặp lại
-Có thể có 4 kiểu trình bày là gốc (Prime), ngược hướng (Retrograde),
đảo ảnh (Inversion), ngược hướng và đảo ảnh (Retrograde-Inversion).
-4 kiểu biến đổi trên có thể được bắt đầu ở bất cứ bậc nào trong thang
chromatic, có thể dịch giọng. (ví dụ: đảo ảnh dịch giọng lên nửa cung ký
hiệu là I1, chủ đề gốc dịch giọng lên nửa cung là P1…)
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)
Prime

Retrograde

Inversion

Retrograde inversion
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

Phương pháp serial chính thức xuất hiện trong các tác phẩm sử dụng kỹ
thuật 12 âm của Arnold Schoenberg trong khi các nhạc sĩ đương thời
cũng thiết lập serialism như cấu trúc của tư duy post-tonal (hậu điệu
tính). Kỹ thuật 12 âm loại 1 sắp xếp 12 nốt trong thang âm chromatic, tạo
thành các chuỗi có tổ chức về giai điệu, hòa âm, tiến trình cấu trúc và các
biến thể của 1 tác phẩm. Loại 12 âm này còn gọi là Dodecaphony (của
Arnold Schoenberg).
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

Đôi khi serial loại 1 (dodecaphone) được áp dụng cho vừa cao độ, vừa ít
nhất 1 yếu tố khác của âm nhạc. Chuỗi nốt cơ bản đầu tiên có thể theo
những luật lệ khắc khe, ví dụ như trong chuỗi, mỗi nốt (trong chuỗi 12
âm của 1 quãng 8) chỉ được sử dụng 1 lần, mỗi quãng chỉ được sử dụng 1
lần, không được tạo cảm giác hợp âm thuận (hợp âm ba trưởng, thứ)…
Các nhạc sĩ theo trường phái Weber đã viết những tác phẩm mở rộng kỹ
thuật serial.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Loại serial thứ hai cũng theo bộ nhưng không nhất thiết theo thứ tự
chuỗi chính xác và có thể mở rộng kỹ thuật đến trường độ, âm sắc và
sắc thái.

-Ý tưởng serial cũng được ứng dụng trong hội họa, kiến trúc, văn học.

-Serial cũng là triết lý sống, cách kết nối tư tưởng con người với thế
giới, tạo ra sự hoàn thiện trong ứng xử.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

2-Lịch sử

Tiền thân của kỹ thuật 12 âm là các tác phẩm vô điệu tính tự do từ


1908 – 1923. Cũng là tiền thân của dodecaphony là những tác phẩm
serial không phải dodecaphony (nondodecaphonic serial composition)
của các nhạc sĩ Alexander Scriabin, Igor Stravinsky, Béla Bartók, Carl
Ruggles…
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Người sử dụng kỹ thuật 12 âm đầu tiên là nhà sáng tác người Áo


Josef Matthias Hauer. Ông đã xuất bản cuốn “Qui luật 12 âm” năm
1919.

-Năm 1923, Arnold Schoenberg (1874 - 1951) đã phát triển phiên


bản kỹ thuật 12 âm của riêng mình (dodecaphony), cùng với các
nhạc sĩ trường phái Vienne mới.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

Ở kỹ thuật dodecaphony, mỗi âm trong 12 âm của thang âm


chromatic có số lần vang lên bằng nhau trong 1 tác phẩm, không
có âm nào quan trọng hơn âm nào, dẫn đến vô điệu tính. Một số
nhạc sĩ như Aaron Copland và Igor Stravinsky lúc đầu phản đối
dodecaphony nhưng sau đó cũng áp dụng trong tác phẩm của
mình.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Schoenberg diễn tả hệ thống này là phương pháp sáng tác với 12 âm chỉ liên quan
đến nhau. Nó thường được coi là kiểu cấu trúc serialism. Về sau, các nhạc sĩ khác đã
phát triển mở rộng phương pháp serial, nhưng Schoenberg là mốc đầu tiên quan
trọng nhất.

-Kỹ thuật serial được sử dụng rộng rãi vào thập niên 1950, được các nhà soạn nhạc
như Milton Babbitt, Luciano Berio, Pierre Boulez, Luigi Dallapiccola, Ernst Krenek,
Riccardo Malipiero, Igor Stravinsky, phát triển. Một số nhạc sĩ đã mở rộng kỹ thuật
serial ra các yếu tố khác ngoài cao độ.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Âm nhạc serial, âm nhạc không xác định của John Cage và âm nhạc ngẫu
nhiên của Werner Meyer-Eppler có ảnh hưởng rất lớn sau thế chiến thứ hai.

-Sau chiến tranh, những người sử dụng serial đầu tiên là René Leibowitz
(1947) ở Pháp, sau đó là Humphrey Searle ở Anh, Zwölftontechnik và
Reihenmusik ở Đức. Nhạc sĩ người Mỹ Milton Babbitt đã viết các tác phẩm có
tích hợp yếu tố serial: 3 tác phẩm cho piano (1947), Tác phẩm cho 4 nhạc cụ
(1948), Tác phẩm cho 12 nhạc cụ (1948).
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Stockhausen, Goeyvaerts, Pousseur đã phát triển một cấu trúc serial


bác bỏ các chuỗi lặp lại đặc trưng của kỹ thuật 12 âm để xóa bỏ dấu vết
chủ đề.

-Sau chiến tranh thế giới thứ 2, nhạc sĩ Nga Igor Stravinsky đã sử dụng
serial như chuỗi nốt không có ý nghĩa tiết tấu và hòa âm.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Sau khi gặp Robert Craft và các nhà soạn nhạc trẻ khác, Stravinsky bắt
đầu có ý thức nghiên cứu âm nhạc của Schoenberg, Webern và các nhà
soạn nhạc sau này, và bắt đầu cải biến các kỹ thuật của họ trong tác phẩm
của mình, ví dụ kỹ thuật serial được sử dụng ít hơn 12 nốt. Trong suốt
thập niên 1950, ông đã sử dụng các kỹ thuật có liên quan đến tác phẩm
Messiaen, Webern và Berg. Các tác phẩm không hoàn toàn là serial
nhưng có những yếu tố của serial.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Năm 1955, nhà lý thuyết George Perle đã mã hóa hệ thống 12 âm và


cuốn sách Serial Composition and Atonality (1962) của ông trở thành
cuốn sách căn bản về âm nhạc serial của Schoenberg, Berg, Webern.
Serial trong tiết tấu, sắc thái và các yếu tố khác trong âm nhạc có thể
thấy trong tác phẩm của Olivier Messiaen và các học trò của ông như
Karel Goeyvaerts, Boulez.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Các nhạc sĩ serial tìm cách tránh sự lặp lại và đối xứng trong cấu trúc
tác phẩm, và làm việc với một số yếu tố hạn chế.

-Thập niên 1960, serial tiếp tục phát triển ở Mỹ. Nhà soạn nhạc người
Mỹ Scott Bradley, học trò của Schoenberg, nổi tiếng với các bản nhạc có
sử dụng serial cho các phim: Tom & Jerry và Droopy Dog.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

Tác giả, tác phẩm:

-Có 2 khái niệm phân biệt là general serialism (phong cách âm nhạc 12 âm châu
Âu sau chiến tranh thế giới II) và multiple serialism (serial phát triển ở Mỹ).

-Các nhạc sĩ sử dụng 1 trong 2 hoặc cả 2 kiểu serial trong sáng tác: Arnold
Schoenberg, Anton Webern, Alban Berg, Karlheinz Stockhausen, Pierre Boulez,
Luigi Nono, Milton Babbitt, Elisabeth Lutyens, Charles Wuorinen, Jean Barraqué.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Các nhạc sĩ khác có yếu tố serial trong vài tác phẩm hoặc vài phần của
tác phẩm: Béla Bartók, Luciano Berio, Benjamin Britten, John Cage,
Aaron Copland, Olivier Messiaen, Arvo Pärt, Walter Piston, Ned Rorem,
Alfred Schnittke, Ruth Crawford Seeger, Dmitri Shostakovich, Igor
Stravinsky.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Trong thập niên 1960, Pousseur đã tiến một bước xa hơn, áp dụng bộ
gồm phần cơ bản và các biến thể được định trước. Tác phẩm điển hình
là tác phẩm cho dàn nhạc lớn Couleurs croisées (Crossed Colours,
1967), trình bày các biến đổi trên bài hát long trọng We Shall Overcome
(Chúng ta sẽ chiến thắng), tạo ra một chuỗi các kiểu biến đổi khác
nhau, khi thì là chromatic, nghịch tai, khi thì diatonic, thuận tai.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Trong opera Votre Faust (Your Faust, 1960–68) Pousseur đã sử dụng


nhiều mẫu khác nhau, xếp chúng thành thang âm theo serial để mang
lại sự gắn kết và trật tự cho tác phẩm. Các nguyên tắc này để tránh âm
nhạc giọng điệu, vượt qua các điểm cấm của truyền thống âm nhạc cổ
điển.
ÂM NHẠC 12 ÂM (SERIALISM MUSIC)

-Stockhausen sử dụng phương pháp serial để tích hợp nhiều nguồn âm


nhạc từ các mẫu thu âm, âm nhạc dân gian, âm nhạc truyền thống trên
thế giới vào tác phẩm âm nhạc điện tử Telemusik (1966) và từ bài quốc
ca trong Hymnen (1966–67).
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

1-Nhận diện

Phong cách lập thể đã góp phần hình thành phong cách nghệ thuật Vị lai ở
Ý. Âm nhạc Vị lai từ chối truyền thống, giới thiệu những âm thanh thử
nghiệm lấy cảm hứng từ máy móc. Phong cách Vị lai chú trọng tốc độ,
công nghệ, tuổi trẻ, sự mãnh liệt, các đối tượng như xe hơi, máy bay và
thành phố công nghiệp. Nó tôn vinh sự hiện đại và nhằm giải phóng nước
Ý khỏi sức nặng của quá khứ.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

-Các biểu hiện của âm nhạc Vị lai là: piano chuẩn bị (lên dây lại và đặt thêm
các công cụ vào sát dây đàn trong piano), tích hợp phong cách serial, mở
rộng kỹ thuật thanh nhạc, ký hiệu nốt theo kiểu đồ họa, ngẫu hứng, phong
cách Tối giản.

- Những nghệ sĩ tiêu biểu cho phong cách này là Filippo Tommaso Marinetti
(nói), Umberto Boccioni (điêu khắc), Carlo Carrà (hội họa), Gino Severini (hội
họa), Giacomo Balla (hội họa), Luigi Russolo (âm nhạc).
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

2-Lịch sử

-Futurism là một trào lưu nghệ thuật đầu thế kỷ 20, có trong hội họa, điêu
khắc, gốm sứ, thiết kế đồ họa, thiết kế công nghiệp, thiết kế nội thất, thiết kế
đô thị, nhà hát, điện ảnh, thời trang, dệt may, văn học, âm nhạc, kiến trúc,
ẩm thực.

-Futurism là một trào lưu nghệ thuật của Ý ra đời vào năm 1909, xuất phát từ
nhạc sĩ Filippo Tommaso Marinetti.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

- Nhạc sĩ Francesco Balilla Pratella tham gia phong trào Vị lai từ năm 1910
với tác phẩm Tuyên ngôn của các nhạc sĩ tương lai (Manifesto of Futurist
Musicians). Với tác phẩm này, ông đã lôi cuốn giới trẻ, trong đó có
Marinetti.

- Pratella đã đạt giải thưởng với tác phẩm mang phong cách Vị lai La Sina
d’Vargöun, được biểu diễn thành công tại Teatro Communale, Bologna vào
tháng 12/1909.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)
-Nội dung kêu gọi của ông là:
.Sinh viên tránh xa nhạc viện, nghiên cứu độc lập
.Thành lập nhóm phê bình âm nhạc độc lập với các học giả và nhà
phê bình
.Không tham gia các cuộc thi không hoàn toàn mở rộng
.Giải phóng khỏi quá khứ âm nhạc kinh viện
.Xem ca sĩ như bất kỳ thành viên nào khác trong nhóm nhạc (ca sĩ
không giữ vị trí chủ chốt nữa)
.Để các tác giả opera tự do viết
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

- Luigi Russolo (1885 - 1947) là một họa sĩ người Ý và là nhạc sĩ tự học.


Năm 1913, ông viết cuốn Nghệ thuật của tiếng ồn. Russolo và anh trai
của mình, Antonio, đã sử dụng các nhạc cụ mà họ gọi là
"intonarumori", đó là các máy tạo tiếng ồn cho phép người biểu diễn
tạo ra và kiểm soát cao độ, sắc thái của một số loại tiếng ồn khác nhau.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)
-Cuốn Nghệ thuật của tiếng ồn xếp tiếng ồn thành 6 loại:
.Tiếng gầm, tiếng sấm, tiếng nổ, tiếng rú, tiếng đánh mạnh, tiếng ầm ầm
(Roars, Thunderings, Explosions, Hissing roars, Bangs, Booms)
.Tiếng huýt gió, tiếng xèo xèo, thở ra
.Tiếng xì xào, thì thầm, lầm bầm, lẩm nhẩm, róch rách
.Tiếng rít, tiếng cào cửa kiếng, xào xạc, vo ve, tiếng nổ lốp đốp, tiếng cọ xát
.Tiếng ồn thu được bằng cách đập vào kim loại, gỗ, da, đá, gốm…
.Tiếng động vật, tiếng người, kêu la, thét lên, rên rỉ, cú kêu, chó tru, tiếng
thở của người sắp chết, tiếng nức nở.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

-Russolo và Marinetti đã tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên theo phong cách Vị lai,
hoàn toàn với intonarumori, vào tháng 4/1914 (gây sóng gió trong giới phê bình)

-Phong cách Vị lai nhanh chóng được các nhạc sĩ Nga chấp nhận.

.Mặc dù rất ít tác phẩm của các nhạc sĩ Futurism được trình diễn ngày nay, nhưng
ảnh hưởng của Futurism đối với sự phát triển âm nhạc thế kỷ 20 là rất lớn. Chủ
nghĩa Vị lai ảnh hưởng đến các trào lưu Art Deco, Constructivism, Surrealism,
Dada, Precisionism, Rayonism, Vorticism.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

3-Tác giả, tác phẩm

-Các nhạc sĩ theo phong cách Futurism có: các nhạc sĩ Ý Silvio Mix, Nuccio
Fiorda, Franco Casavola, Pannigi (tác phẩm Ballo meccanico biểu diễn với 2 xe
máy, 1922), các nhạc sĩ Nga Artur Lourié, Mikhail Matyushin, Nikolai Roslavets.

-Sergei Prokofiev, Maurice Ravel, Igor Stravinsky, Arthur Honegger, George


Antheil, Leo Ornstein, Edgard Varèse là những nhà soạn nhạc tiêu biểu trong
nửa đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng phong cách Vị lai.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

-Vào đầu thế kỷ 20, âm nhạc của nhạc sĩ Charles Ives kết hợp các truyền
thống Mỹ, châu Âu, phong cách bản địa và nhà thờ, đồng thời sử dụng
các sáng tạo trong nhịp điệu, hòa âm, hình thức. Kỹ thuật của ông bao
gồm việc sử dụng đa giọng điệu, đa tiết tấu, các cụm âm sắc, các yếu tố
aleatoric, một phần tư cung.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

-Edgard Varèse đã viết những tác phẩm rất nghịch, sử dụng những âm
thanh khác thường, khuynh hướng Vị lai. Ông là người tiên phong trong
việc sử dụng các công cụ và nguyên liệu âm nhạc điện tử mới.

-Ferruccio Busoni đã có một số yếu tố Vị lai trong tác phẩm. Intonarumori


của Russolo ảnh hưởng đến Stravinsky, Honegger, Antheil, Edgar Varèse. Ở
Pacific 231, Honegger đã bắt chước âm thanh của đầu máy hơi nước.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

-Tác phẩm Steel Step của Prokofiev cũng có những yếu tố Vị lai. George
Antheil thể hiện trong âm nhạc chủ nghĩa cấp tiến nghệ thuật của thập
niên 1920. Niềm đam mê với máy móc của ông thể hiện rõ trong
Airplane Sonata, Death of the Machines, tác phẩm 30 phút Ballet
mécanique.
ÂM NHẠC VỊ LAI (FUTURISM MUSIC)

Tác phẩm viết cho nhóm nhạc cụ gõ gồm 3 xylophones, 4 trống bass, 1
tam-tam, ba cánh quạt máy bay, bảy chuông điện, còi báo động, 2 nghệ
sĩ piano sống và 16 piano máy. Đây là tác phẩm đầu tiên đồng bộ hóa
máy móc với người đàn và khai thác sự khác biệt giữa những gì máy
móc và con người có thể diễn tấu.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

1-Nhận diện

Đây là thể loại âm nhạc sử dụng những mẫu âm nhạc hạn chế đến mức
tối thiểu. Đặc trưng của loại nhạc này là các mẫu âm nhạc (mệnh đề âm
nhạc hoặc đơn vị nhỏ hơn) được lặp đi lặp lại đều đều, thuận tai. Nó có
sự thay đổi qua từng giai đoạn, dẫn tới loại nhạc gọi là “âm nhạc giai
đoạn” hay kỹ thuật theo qui trình tuân theo qui tắc nghiêm ngặt.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Nó theo cách tiếp cận không mục đích, không tường thuật, không tiêu
biểu, tập trung vào tiến trình phát triển nội tại của âm nhạc.

-Tom Johnson, một trong số ít nhà soạn nhạc tự nhận mình là nhạc sĩ
âm nhạc tối giản, tuyên bố là người đầu tiên sử dụng từ này với tư cách
nhà phê bình âm nhạc mới cho The Village Voice. Ông mô tả "chủ nghĩa
tối giản" như sau:
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

“Ý nghĩa của sự tối giản rộng hơn nhiều so với suy nghĩ của nhiều
người. Theo định nghĩa, nó bao gồm bất kỳ bản nhạc nào sử dụng các
chất liệu hạn chế: các bản nhạc chỉ sử dụng một vài nốt nhạc, chỉ sử
dụng một vài từ, được viết cho các nhạc cụ rất hạn chế về cao độ,
chẳng hạn như cymbals cổ, bánh xe đạp, hoặc ly whisky.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

Đó có thể là những tác phẩm với tiếng dập đùng đùng trong 1 khoảng
thời gian dài, những bản ghi âm tiếng nước sông, suối, các tác phẩm di
chuyển theo vòng tuần hoàn vô tận. Nó có thể là tác phẩm với các cao
độ giới hạn giữa nốt C và D (trong vòng 1 cung). Nó có thể là tác phẩm
rất chậm đến mức chỉ 2 hay 3 nốt trong 1 phút.”
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Theo phong cách này, tác phẩm bị tước bỏ những đặc điểm cơ bản
nhất của nó, âm nhạc thường mang tính lặp lại. Ví dụ In C của Terry
Riley (1964), một tác phẩm theo kiểu aleatoric, trong đó nhạc sĩ chọn
lựa những câu ngắn từ một danh sách tập hợp và chơi một số lần tùy ý,
trong khi nốt “đô” là những móc đơn lặp lại.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Tác phẩm Piano Phase của Steve Reich (1967, viết cho hai piano) và
Tiếng trống (1970- 71, viết cho bộ gõ, giọng nữ và piccolo) sử dụng kỹ
thuật “giai đoạn”, trong đó, câu nhạc được 1 người diễn tấu với nhịp độ
không đổi, đàn cùng lúc với một người khác đàn tốc độ nhanh hơn một
chút. Hiệu quả là 2 người đàn lệch nhịp nhau, tiếp tục diễn tấu lặp lại
đến khi họ trùng nhau.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Tác phẩm tối giản thường liên tục, không chia đoạn. Michael Nyman cho
rằng chủ nghĩa tối giản được thực hiện bởi serialism và chủ nghĩa không xác
định (indeterminism).

2-Lịch sử

Trường phái này xuất hiện ở trung tâm New York thập niên 1960, ban đầu
được xem như hình thức âm nhạc thử nghiệm gọi là New York Hypnotic
School.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Từ "tối giản" có lẽ được sử dụng lần đầu tiên liên quan đến âm nhạc vào
năm 1968 bởi Michael Nyman, người đã đưa ra công thức cho âm nhạc
tối giản trong chương trình giải trí do Charlotte Moorman và Nam June
Paik ở ICA trình bày, trong đó bao gồm một buổi biểu diễn Springen của
Henning Christiansen và một số tác phẩm không xác định. Nyman mở
rộng định nghĩa về âm nhạc tối giản trong cuốn sách Experimental Music:
Cage and Beyond (1974).
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

3-Tác giả, tác phẩm

Những nhạc sĩ đầu tiên ở Mỹ theo trường phái này là La Monte Young,
Terry Riley, Steve Reich, and Philip Glass. Các nhạc sĩ châu Âu có Louis
Andriessen, Karel Goeyvaerts, Michael Nyman, Howard Skempton,
Gavin Bryars, Steve Martland, Henryk Górecki, Arvo Pärt and John
Tavener.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

Các nhạc sĩ theo phong các tối giản nổi bật là John Adams, Louis
Andriessen, Philip Glass, Steve Reich, Terry Riley, La Monte Young.

-Các nhạc sĩ khác có sử dụng phong cách này là Michael Nyman,


Howard Skempton, John White, Dave Smith and Michael Parsons.

-Các nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi theo phong cách tối giản có liên quan
đến nhạc jazz có John Lewis và Julius Eastman.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Một trong những tác phẩm tối giản đầu tiên là November của Dennis
Johnson (1959), tác phẩm dành cho piano độc tấu kéo dài khoảng sáu
giờ. Nó có nhiều yếu tố liên quan đến chủ nghĩa tối giản như: điệu thức
diatonic, các mệnh đề âm nhạc lặp lại, âm nhạc phát triển theo tiến trình,
thời lượng dài. Các tác phẩm của La Monte Young 1960 sử dụng âm
lượng rất lớn và các kỹ thuật ngoài âm nhạc như "vẽ đường thẳng và đi
theo" hoặc "tạo ra lửa".
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

Năm 1963, Riley viết 2 tác phẩm âm nhạc điện tử Mescalin Mix và The
Gift, sử dụng độ trễ của băng từ, đưa yếu tố lặp lại vào âm nhạc tối
giản. Năm 1964, tác phẩm In C của Riley đã thành công trong việc xây
dựng cấu trúc giai điệu lặp đi lặp lại. Tác phẩm được sắp xếp cho bất kỳ
nhóm nhạc cụ hoặc giọng ca nào.
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

-Vào năm 1965 và 1966, Steve Reich đã sáng tác ba tác phẩm (It's Gonna Rain
và Come Out cho băng từ, Piano Phase cho nhạc sống) đưa ra ý tưởng di
chuyển lệch, cho phép hai mệnh đề âm nhạc hoặc mẫu âm thanh giống hệt
nhau được phát ở tốc độ hơi khác nhau, lặp lại và từ từ lệch nhau.

-Bắt đầu từ năm 1968 với tác phẩm 1 + 1, Philip Glass đã viết một loạt các tác
phẩm âm nhạc theo tiến trình (hình thức dựa trên các trình tự như 1, 1 2, 1 2
3, 1 2 3 4).
ÂM NHẠC TỐI GIẢN (MINIMALISM)

Những tác phẩm này bao gồm Two Pages, Music in Fifths, Music in
Contrary Motion và những tác phẩm khác. Âm nhạc Glass bị ảnh hưởng
Ravi Shankar và âm nhạc Ấn Độ. Ông nhận ra rằng trong nhạc phương
Tây, yếu tố thời gian được chia từ lớn đến nhỏ; Người Ấn Độ và các nền
văn hóa khác lấy các đơn vị nhỏ và xâu chuỗi chúng lại với nhau.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
1-Nhận diện

-Aleatoric music là thể loại nhạc thế kỷ XX, có tổng thể xác định nhưng chi tiết
mang yếu tố ngẫu nhiên, thể hiện trong quá trình sáng tác hoặc trong quá
trình biểu diễn.

-Thuật ngữ này được nhà soạn nhạc người Pháp Pierre Boulez nghĩ ra để mô
tả các tác phẩm mà người biểu diễn được trao một số quyền tự do nhất định
về trật tự và sự lặp lại của các phần trong một tác phẩm.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
-Người biểu diễn có thể được yêu cầu sắp xếp lại thứ tự các phần trong
tác phẩm hoặc có thể tấu cùng lúc các phần theo ý mình. Bản nhạc có
thể chỉ ra những chỗ người biểu diễn phải ứng tấu hoặc thậm chí bao
gồm cử chỉ sân khấu. Những yêu cầu như vậy làm phát sinh các ký hiệu
mới, bao gồm các dấu ngoặc bao quanh một khoảng bị bôi đen, gợi ý
cao độ và trường độ của đoạn ngẫu hứng.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
-Một số tác giả không phân biệt âm nhạc có yếu tố ngẫu nhiên và âm nhạc
không xác định. Có thể chia thành 3 nhóm:

(1) Sử dụng sự ngẫu nhiên để tạo một tác phẩm xác định: Yếu tố
ngẫu nhiên chỉ được sử dụng khi sáng tác. Tác phẩm điển hình là Music of
Changes (1951) của John Cage. Ông lựa chọn thời lượng, nhịp độ, sắc thái,
chuỗi nốt hoặc nhóm nốt nên được sử dụng và thời gian xuất hiện chính
xác của chúng bằng cách sử dụng Kinh Dịch.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Iannis Xenakis đã sử dụng các lý thuyết xác suất để xác định một số
khía cạnh vi mô trong tác phẩm Pithoprakta (1955 - 1956). Tác phẩm
này có bốn phần, có các thuộc tính về cấu trúc và thời gian như
glissandi và pizzicati. Các đoạn nhạc trong tác phẩm được nhà soạn
nhạc thiết kế và kiểm soát trong khi các chi tiết tùy thuộc vào các
nguyên tắc toán học.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
(2) Cấu trúc di động: yếu tố ngẫu nhiên có trong quá trình biểu
diễn. Tác giả ghi các mẫu âm nhạc, nhưng sự sắp xếp các mẫu này thì
tùy người diễn. Klavierstück XI (1956) của Karlheinz Stockhausen có 19
mẫu âm nhạc được diễn viên tùy ý sắp xếp. Tác phẩm Available forms II
(1962) của Earle Brown yêu cầu người chỉ huy quyết định thứ tự các
mẫu âm nhạc khi biểu diễn.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
(3) Không xác định nốt nhạc mà sử dụng các ký hiệu đồ họa, chữ
viết: loại này có mức độ không xác định cao nhất. Ký hiệu nốt nhạc có
thể được thay thế bằng hình ảnh hoặc ký tự chữ viết. Tác phẩm
December 1952 của Earle Brown ghi các đường ngang và hình chữ nhật
có độ dài và độ dày khác nhau biểu thị âm lượng, độ ngân dài và cao
độ.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Tác phẩm Intersection No. 2 (1951) cho piano solo của Morton Feldman
có trường độ được biểu thị bằng các ô vuông xem theo chiều ngang;
cao độ với 3 mức cao, trung, trầm được biểu thị bằng 1 đến 3 ô vuông
xếp dọc. Imaginary Landscape No. 4 (1951) của John Cage được viết
cho mười hai máy radio.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Mỗi radio có hai người điều khiển, một người điều khiển tần số, một
người điều khiển âm lượng. John Cage ghi chú chỉ dẫn tỉ mỉ trên tổng
phổ về sự chuẩn bị cho radio và các thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên
ông không thể khống chế hiệu quả âm thanh vang lên. Điều này phụ
thuộc vào điều kiện không gian, thời gian, cảm xúc… của lần biểu diễn.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
2-Lịch sử - Tác giả, tác phẩm

Tiền thân của aleatoric có thể là Trò chơi xúc xắc âm nhạc (Musikalische
Wurfelspiele), phổ biến vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Trò chơi
này gồm một chuỗi ô nhịp âm nhạc, mỗi ô có vài biến thể; sự chọn lựa
chuỗi ô nhịp nào dựa trên việc ném các hột xúc xắc.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Nghệ sĩ người Pháp Marcel Duchamp đã sáng tác hai tác phẩm từ năm
1913 đến 1915 có yếu tố may rủi. Một trong số đó là Erratum Music 3 bè,
viết năm 1934. Một trong những tác giả aleatoric đầu tiên tại Mỹ là
Charles Ives, đầu thế kỷ XX. Henry Cowell đã áp dụng các ý tưởng của Ives
trong thập niên 30, trong các tác phẩm như Mosaic Quartet (tứ tấu số 3,
1934), cho phép người biểu diễn sắp xếp các đoạn nhạc theo một số trình
tự khác nhau.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Cowell đưa ra những chỉ dẫn cho các biến thể trong tác phẩm. Thỉnh
thoảng ông có dấu hiệu chỉ dẫn người diễn tấu ngẫu hứng một đoạn
ngắn với nhịp tự do. Sau Cowell có nhạc sĩ Mỹ Alan Hovhaness với tác
phẩm Lousadzak (1944) đã dùng thủ pháp tương tự Cowell, trong đó có
những mẫu nhạc ngắn khác nhau được tác giả hướng dẫn lặp lại nhiều
lần với tốc độ tự chọn, không cần phối hợp ăn ý với nhóm hòa tấu.
ÂM NHẠC NGẪU NHIÊN
(ALEATORY MUSIC)
Witold Lutosławski với tác phẩm Jeux Vénitiens (1960- 1961), trong đó cao
độ và tiết tấu được ghi đầy đủ nhưng sự phối hợp các đoạn trong hòa tấu
là yếu tố tùy cơ.

-Các tác phẩm tiêu biểu cho phong cách Ngẫu nhiên có: Music of Changes
(1951) cho piano và Concert cho piano và dàn nhạc (1958) của nhạc sĩ Mỹ
John Cage, Klavierstück XI (1956; Keyboard Piece XI) của nhạc sĩ Đức
Karlheinz Stockhausen.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
1-Nhận diện

Music Concrète (âm nhạc cụ thể) là loại nhạc sử dụng âm thanh được thu để
làm nguyên liệu sáng tác. Âm thanh thường được sửa đổi thông qua việc áp
dụng các hiệu ứng âm thanh, kỹ thuật xử lý băng từ, lắp ráp các mẫu âm
nhạc. Nguyên liệu có thể là bản thu tiếng nhạc cụ, giọng người, âm thanh
trong thiên nhiên hoặc sự tổng hợp các loại âm thanh này một cách sáng tạo,
hoặc các âm thanh kỹ thuật số được tạo trên máy computer.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Loại nhạc này không bị giới hạn trong các quy tắc âm nhạc thông
thường về giai điệu, hòa âm, tiết tấu, loại nhịp… Nó khai thác nguồn
nguyên liệu nghe, có nghĩa là nhận dạng âm thanh thường có thể bị che
khuất một cách cố ý hoặc không được kết nối với nguồn phát ban đầu.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
2-Lịch sử

Năm 1928, nhà phê bình âm nhạc André Cœuroy đã viết trong cuốn sách
Toàn cảnh âm nhạc đương đại (Panorama of Contemporary Music) cho rằng
“Trong thời gian không xa, một nhà soạn nhạc sẽ có thể biểu diễn thông qua
ghi âm, âm nhạc được sáng tác riêng cho máy hát" . Năm 1931, Boris de
Schloezer cũng bày tỏ ý kiến rằng người ta có thể viết cho máy hát hoặc cho
thiết bị không dây giống như chơi đàn piano hoặc violin.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Không lâu sau, nhà lý thuyết nghệ thuật người Đức Rudolf Arnheim đã
thảo luận về tác dụng của việc ghi âm microphonic trong một bài tiểu luận
có tên "Radio" (1936). Trong đó, ý tưởng về vai trò sáng tạo cho phương
tiện ghi âm đã được giới thiệu và Arnheim tuyên bố rằng: "Khám phá lại
tính chất âm nhạc của âm thanh trong tiếng ồn, ngôn ngữ; sự phối hợp âm
nhạc, tiếng ồn, ngôn ngữ để có tác phẩm âm nhạc, đó là một trong những
nhiệm vụ nghệ thuật chính của đài phát thanh”.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Đầu thập niên 1940, nhà soạn nhạc người Pháp Pierre Schaeffer đã đặt
những cơ sở đầu tiên cho phong cách sáng tác Music Concrète, khác
với elektronische Musik "thuần túy" (chỉ dựa trên việc sử dụng âm
thanh được tạo ra bằng điện tử). Năm 1942, ông gia nhập nhóm
Jacques Copeau và các học trò và bắt đầu hành trình khám phá âm
nhạc radio trong tổ chức Studio d'Essai de la Radiodiffusion nationale.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Studio này ban đầu hoạt động như một trung tâm cho phong trào
kháng chiến của đài phát thanh Pháp. Tháng 8/1944, Studio làm các
chương trình phát sóng đầu tiên ở Paris giải phóng. Chính tại đây,
Schaeffer bắt đầu thử nghiệm các kỹ thuật radio mới bằng cách sử
dụng các công nghệ âm thanh thời đó. Những sáng tạo của Schaeffer
được thông tin qua cuộc gặp mặt với các nam ca sĩ.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Việc sử dụng microphone và radio đóng vai trò quan trọng trong việc
truyền cảm hứng và củng cố quan niệm của Schaeffer về sáng tác dựa
trên âm thanh. Một ảnh hưởng quan trọng khác đối với sáng tạo của
Schaeffer là điện ảnh, kỹ thuật thu âm và dựng phim. Năm 1948,
Schaeffer chính thức khởi xướng "nghiên cứu về tiếng ồn" tại Câu lạc bộ
d'Essai. Ngày 5/10/1948, kết quả thử nghiệm ban đầu của ông đã được
công bố tại một buổi hòa nhạc ở Paris.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Năm tác phẩm dành cho máy ghi âm (được gọi chung là Cinq études de
bruits) bao gồm Étude violette (Nghiên cứu về màu tím) và Étude aux
chemins de fer (Nghiên cứu với đường sắt), đã được trình bày. Đến
năm 1949, tác phẩm sáng tác của Schaeffer được biết đến công khai với
tên gọi musique concrète.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Schaeffer cho rằng “…Thay vì ghi chú những ý tưởng âm nhạc trên giấy
với các biểu tượng của solfege và giao phó việc thực hiện chúng cho các
nhạc cụ, vấn đề là thu thập âm thanh cụ thể, bất cứ nơi nào chúng đến
và trừu tượng hóa các giá trị âm nhạc mà chúng có khả năng chứa
đựng”.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Sáng tạo của Schaeffer dẫn đến việc thành lập Groupe de Recherches de
Musique Concrète (GRMC) của Pháp, gồm những nhạc sĩ nổi tiếng như:
Pierre Henry, Luc Ferrari, Pierre Boulez, Karlheinz Stockhausen, Edgar
Varèse, Iannis Xenakis. Từ cuối thập niên 1960 trở đi, đặc biệt là ở Pháp,
thuật ngữ acousmatic (musique acousmatique) bắt đầu được sử dụng để
chỉ các tác phẩm truyền thông cố định sử dụng kỹ thuật của music
concrète và nhạc sống (live sound spatialisation).
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Một nhạc sĩ quan trọng khác của music concrète là Halim El-Dabh. Khi
còn là học sinh ở Cairo vào đầu những năm 1940, nhà soạn nhạc Ai Cập
Halim El-Dabh bắt đầu thử nghiệm "nhạc băng từ" bằng máy ghi âm
phức tạp. Ông đã ghi lại âm thanh của một buổi lễ zaar cổ xưa. Tại
phòng thu của Đài phát thanh Trung Đông, ông đã xử lý bản ghi âm này
bằng cách sử dụng tiếng vang, điều khiển điện áp và thu âm lại.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Các tác phẩm dựa trên kết quả băng từ mang tên The Expression of
Zaar, được trình bày năm 1944 tại một sự kiện triển lãm nghệ thuật ở
Cairo. Công việc sáng tác ban đầu của ông không được biết đến rộng rãi
ngoài Ai Cập vào thời điểm đó. Cuối thập niên 1950, công việc của El-
Dabh được công nhận tại Trung tâm âm nhạc điện tử Columbia-
Princeton.
ÂM NHẠC CỤ THỂ
(MUSIC CONCRÈTE)
Các tác phẩm tiêu biểu theo phong cách music concrete là Symphonie pour
un homme seul (1950, Symphony cho 1 người), Etude aux chemans de fer
của Schaeffer (Concerto đầu máy xe lửa, nguyên liệu là đoạn thu tiếng tàu
lửa ở Paris: âm thanh của 6 đầu máy hơi nước, tiếng tàu đi trên đường ray
và tiếng tàu tăng tốc), Pierre Henry and Déserts (1954, cho băng từ và nhạc
cụ) và Poème électronique (được trình diễn bởi 400 loa lớn, năm 1958 tại
hội chợ quốc tế Brussels) của nhạc sĩ Mỹ gốc Pháp Edgard Varèse.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
1-Nhận diện

Phong trào Lãng mạn mới có biểu hiện cảm xúc trở về phong cách Lãng
mạn thế kỷ XIX, chống lại chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự nhiên, hoặc
chủ nghĩa hiện đại tiên phong ở nhiều thời điểm từ khoảng năm 1840
đến nay. Lãng mạn mới là thuật ngữ bắt nguồn từ lý thuyết văn học vào
đầu thế kỷ 19.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
Trong âm nhạc, nó được Richard Wagner sử dụng lần đầu tiên trong bài
báo chính trị năm 1851 của ông "Oper und Drama", như một từ miệt
thị chủ nghĩa Lãng mạn của Hector Berlioz và Giacomo Meyerbeer từ
1830 trở đi mà ông coi là tiền thân của chủ nghĩa Lãng mạn thật sự. Từ
Lãng mạn mới được sử dụng bởi các nhà sử học về ý tưởng để chỉ âm
nhạc từ năm 1850 trở đi, đặc biệt là tác phẩm của Wagner.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
Tên gọi "neo" chỉ âm nhạc nửa sau thế kỷ 19 với phong cách Lãng mạn
bị chi phối bởi chủ nghĩa thực chứng, khi văn học và hội họa chuyển
sang chủ nghĩa hiện thực và ấn tượng. Cuối thế kỷ XX, thuật ngữ Tân
lãng mạn chỉ sự thẩm thấu cảm xúc cao độ trong âm nhạc. Nó liên quan
đến giai điệu tròn trịa, thể hiện cảm xúc chân thành kiểu mới, không
thổi phồng.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
2-Lịch sử

Trong thời kỳ sau khi thống nhất nước Đức năm 1871, chủ nghĩa tự
nhiên đã bác bỏ văn học lãng mạn như một sự sai lệch, lý tưởng của
thực tế. Chủ nghĩa tự nhiên được coi là không có khả năng lấp đầy
khoảng trống của sự tồn tại hiện đại.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
Các nhà phê bình như Hermann Bahr, Heinrich Mann, Eugen Diederichs
đã phản đối chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa duy vật dưới biểu ngữ
"chủ nghĩa lãng mạn mới", yêu cầu định hướng lại văn hóa đáp ứng
"khao khát ý nghĩa và nội dung của cuộc sống" có thể thay thế những
mảnh vỡ của kiến thức hiện đại với một cái nhìn toàn diện.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
"Chủ nghĩa lãng mạn mới" chỉ các nhạc sĩ Đức trong phong trào Neue
Einfachheit tồn tại trong thời gian ngắn vào cuối thập niên 1970, đầu
thập niên 1980. Giữa thập niên 1970, chủ nghĩa lãng mạn mới đã được
cho là có trong chủ nghĩa hậu hiện đại, tân bảo thủ (neoconservative),
đặc biệt là ở Đức, Áo, Hoa Kỳ, với các nhà soạn nhạc như Wolfgang
Rihm, George Rochberg.
TÂN LÃNG MẠN
(NEOROMANTICISM)
3-Tác giả, tác phẩm

-Trong thế kỷ XX, các nhà soạn nhạc như John Adams và Richard
Danielpour đã được xếp là phong cách tân lãng mạn.

-Các tác giả tân lãng mạn tại Hoa Kỳ có David Del Tredici, Ellen Taaffe
Zwilich, Virgil Thomson, Nicolas Nabokov, Howard Hanson. Tại Pháp có
Douglas Moore Francis Poulenc, Henri Sauguet.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
1-Nhận diện

Âm nhạc điện tử là âm nhạc sử dụng các nhạc cụ có gắn điện, nhạc cụ kỹ


thuật số và công nghệ âm nhạc dựa trên mạch điện. Nhạc cụ có gắn điện
gồm những thành phần cơ học như dây đàn, thùng đàn, búa đàn… và các
thành phần điện như micro, amply, loa. Nhạc cụ có gắn điện có thể là
telharmonium (Một loại đàn organ điện tử thời kỳ đầu được phát triển
bởi Thaddeus Cahill), Hammond organ, guitar điện.
Telharmonium
Hammond organ
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
-Các thiết bị như theremin (một nhạc cụ điện tử được điều khiển mà không
có sự tiếp xúc vật lý của người diễn), synthesizer, computer có thể tạo ra âm
thanh điện tử.

-Âm nhạc băng từ bao gồm bất kỳ tác phẩm nào được tạo bằng băng từ bằng
cách sử dụng các âm thanh điện tử hoặc âm thanh đã được chỉnh sửa và lắp
ráp thông qua các kỹ thuật trộn, ghép, thay đổi tốc độ, đảo băng, cuộn (loop)
băng, tiếng vang và phản hồi của băng từ, sửa đổi điện tử.
Theremin
Synthesizer
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
-Tác phẩm âm nhạc điện tử trong phòng thu là sự trộn các nguyên vật liệu âm
thanh để tạo sản phẩm băng đĩa có thể phát lại về sau.

-Âm nhạc máy tính là ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động âm
nhạc, chẳng hạn như sáng tác có sự trợ giúp của máy tính, công cụ âm thanh
âm nhạc kỹ thuật số. Âm nhạc máy tính khác với các hình thức khác là sử
dụng các chương trình hoặc phần mềm để kiểm soát quá trình và biểu diễn
âm thanh dưới dạng một chuỗi các số được gọi là mẫu.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Âm nhạc điện tử diễn sống có sự phối hợp với các nhạc cụ điện tử và
các thiết bị kèm theo, sử dụng MIDI (Musical Instrument Digital
Interface: giao diện nhạc cụ kỹ thuật số). Biểu diễn hòa tấu âm nhạc
điện tử liên quan đến bất kỳ thiết bị nào tương tác với người diễn, âm
nhạc được phát ra với kỹ thuật khuếch đại âm thanh qua nhiều loa.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
2-Lịch sử

Các thiết bị điện tử đầu tiên sử dụng trong biểu diễn âm nhạc đã xuất
hiện vào cuối thế kỷ 19. Ngay sau đó, các nhà tương lai học (futurists)
người Ý đã khám phá những âm thanh không được coi là âm nhạc. Vào
đầu thế kỷ 20, sự thử nghiệm với các thiết bị điện tử mới nổi đã dẫn
đến sự ra đời các nhạc cụ điện tử đầu tiên. Các nhạc cụ này được sử
dụng trong các cuộc trình diễn đại chúng.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Khán giả được thưởng thức những tác phẩm làm lại thay vì là những tác
phẩm mới cho nhạc cụ. Telharmonium đã tổng hợp chính xác âm thanh
của các nhạc cụ trong dàn nhạc. Nó giành được sự quan tâm của công
chúng và đạt hiệu quả thương mại qua việc quảng bá nhạc điện thoại.
Ferruccio Busoni khuyến khích tác phẩm âm nhạc microtonal (tính cao độ
nhỏ hơn nửa cung) cho nhạc cụ điện tử. Ông dự đoán việc sử dụng máy
móc trong âm nhạc trong tương lai.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Những người theo thuyết Vị lai như Francesco Balilla Pratella và Luigi
Russolo bắt đầu sáng tác nhạc với tiếng ồn để gợi lên âm thanh của máy
móc. Họ dự đoán sự mở rộng về âm sắc bởi các thiết bị điện tử trong bản
“tuyên ngôn” The Art of Noises (nghệ thuật của tiếng ồn).

Công nghệ ghi âm thời kỳ đầu phát triển song song với nhạc cụ điện tử.
Phương tiện đầu tiên để ghi và tái tạo âm thanh được phát minh vào cuối
thế kỷ 19 với máy ghi âm cơ học.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Máy ghi âm đã trở thành một vật dụng gia đình phổ biến và đến thập niên
1920, các nhà soạn nhạc đã sử dụng chúng để phát các bản ghi ngắn trong
các buổi biểu diễn.

Cuối thập niên 1920, các nhạc cụ điện tử đã được sử dụng trong các dàn
nhạc. Hầu hết các nhạc sĩ thường viết các phần âm nhạc cho theremin
thay thế bộ dây. Theremin, Ondes Martenot và Trautonium được sản xuất
và bán ra thị trường vào đầu thập niên 1930.
Ondes Martenot
Trautonium
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Các nhà soạn nhạc Tiên phong (Avant-garde) chỉ trích việc sử dụng các nhạc
cụ điện tử chủ yếu cho các mục đích thông thường. Các loại nhạc cụ có thể
mở rộng cao độ (nhỏ hơn nửa cung) được các nhạc sĩ như Charles Ives,
Dimitrios Levidis, Olivier Messiaen và Edgard Varèse khai thác. Percy
Grainger đã sử dụng theremin để loại bỏ hoàn toàn cao độ xác định, trong
khi các nhà soạn nhạc người Nga như Gavriil Popov coi nó là nguồn tiếng
ồn trong sáng tạo âm nhạc tiếng ồn (acoustic noise music).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Thập niên 1920, 1930, các nhạc cụ điện tử và tác phẩm cho nhạc cụ điện
tử xuất hiện. Thập niên 1940, xuất hiện kỹ thuật băng từ magné. Các
nhạc sĩ có thể tạo ra âm nhạc băng từ và biến đổi tốc độ và các yếu tố
khác của băng ghi âm để tạo ra thể loại âm nhạc băng từ ở Pháp và Ai cập
thập niên 1940. Musique concrète xuất hiện ở Paris năm 1948, dựa trên
việc chỉnh sửa và sắp xếp, nối kết các đoạn ghi âm thanh tự nhiên và âm
thanh công nghiệp.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Âm nhạc được sản xuất chỉ từ máy phát điện tử xuất hiện lần đầu tiên ở Đức vào
năm 1953. Âm nhạc điện tử cũng được tạo ra ở Nhật Bản và Hoa Kỳ bắt đầu từ thập
niên 1950. Một phát triển mới quan trọng là sự ra đời của computer. Tác phẩm âm
nhạc sử dụng thuật toán (algorithmic) với computer được trình diễn lần đầu vào
thập niên 1950.

Vào thập niên 1960, Mỹ và châu Âu đi tiên phong trong âm nhạc điện tử biểu diễn
sống. Nhạc cụ điện tử Nhật Bản bắt đầu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp âm
nhạc.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Nhạc dub Jamaica nổi lên như một hình thức âm nhạc điện tử phổ biến.
Đầu thập niên 1970, monophonic Minimoog synthesizer và máy đánh
trống của Nhật đã làm âm nhạc điện tử với synthesizer trở nên phổ biến.
Cũng từ thập niên 1970, âm nhạc điện tử ảnh hưởng mạnh đến nhạc pop
với việc sử dụng polyphonic synthesizers, trống điện tử, máy đánh trống,
bàn điều khiển âm thanh trong các thể loại nhạc như: disco, krautrock,
new wave, synth-pop, hip hop, EDM.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Thập niên 1980, âm nhạc điện tử chiếm ưu thế trong nhạc pop với sự
phụ thuộc lớn hơn vào synthesizer, áp dụng máy đánh trống có lập
trình (Roland TR-808) và bass synthesizer (TB-303). Đầu thập niên 1980,
kỹ thuật số trên synthesizer như Yamaha DX7 trở nên phổ biến. Một
nhóm nhạc sĩ và nhà kinh doanh âm nhạc đã phát triển Musical
Instrument Digital Interface (MIDI).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Âm nhạc được sản xuất bằng điện tử thịnh hành trong giới nhạc
pop từ thập niên 1980. Âm nhạc điện tử đương đại có nhiều thể
loại từ nhạc nghệ thuật thử nghiệm đến nhạc pop (như nhạc khiêu
vũ điện tử).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Sáng tác âm nhạc điện tử thời kỳ đầu có liên quan đến hoạt động của
Groupe de Recherches Musices, ORTF ở Paris, quê hương của musique
concrète, phòng thu Norderndeutscher Rundfunk (NWDR) ở Cologne
(các sáng tác ở đây tập trung vào âm nhạc điện tử), Trung tâm âm nhạc
điện tử Columbia-Princeton tại New York (nơi nhạc băng từ, nhạc sống
điện tử và nhạc máy computer đều phát triển).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Nhạc cụ điện tử biểu diễn thực hành bắt đầu xuất hiện vào đầu thập
niên 1900. Đầu TK XX, nhiều nhạc cụ điện tử (Theremin organ, Ondes
Martenot organ và Hammond organ) đã được phát minh.

Năm 1949, ở Cologne, 2 người tiên phong về âm nhạc điện tử là nhạc sĩ


Herbert Eimert và nhà vật lý Werner Meyer-Eppler. Họ sáng tạo dựa
trên âm thanh được tạo ra bằng điện tử, đặc biệt là sóng hình sin.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Phần lớn các bản nhạc điện tử sử dụng kết hợp âm thanh được ghi lại và
âm thanh được tổng hợp hoặc xử lý, vượt qua cách tiếp cận của Schaeffer
và Eimert. Tác phẩm điển hình là Gesang der Jünglinge của Karlheinz
Stockhausen, 1955 - 1956.

Các nhạc sĩ bắt đầu sáng tác phổ biến âm nhạc điện tử sau Thế chiến thứ
hai ở châu Âu và Bắc Mỹ. Từ thập niên 1960, âm nhạc điện tử đã gắn liền
với sản phẩm nhạc cụ điện tử dùng trong thương mại.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Các sản phẩm này được tạo theo nhóm đơn vị âm thanh bị sửa đổi và âm thanh được
tạo ra, bằng cách sử dụng nguyên tắc điều khiển điện áp (voltage control) để xác định
tham số âm thanh (sound parameters).

Công nghệ kỹ thuật số được ứng dụng trên tất cả các mặt của kỹ thuật âm thanh và
âm nhạc, bao gồm ghi âm kỹ thuật số trên Compact Disc (CD), CD-ROM and Digital
Audio Tape (DAT), xử lý tín hiệu số, tín hiệu qua đường truyền internet. Trước đây có
định dạng nối 2 kênh âm thanh (stereo). Nhưng hiện nay định dạng đa kênh (multi-
channel) đang phổ biến.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Kỹ thuật âm nhạc điện tử được sử dụng cho cả hai loại nhạc thương
mại và nghệ thuật. Trước đây, nó thường được thực hiện tại các phòng
thu âm multi-track. Về sau nó được thực hiện ở các trường đại học,
phòng thu tư nhân, các đài phát thanh quốc gia ở châu Âu. Các phòng
thu Canada đầu tiên được thành lập tại Đại học Toronto (1959) bởi
Myron Schaeffer, tại Đại học McGill (1964) bởi Istvan ANHALT.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Hiện nay tại hầu hết các khoa âm nhạc ở các đại học đều có phòng thu.
Hugh LE CAINE của NRC là người tiên phong quan trọng nhất của âm
nhạc điện tử ở Canada. Ông thiết kế và chế tạo nhiều thiết bị chuyên
dụng cho các nhà soạn nhạc và người biểu diễn, trong đó có thiết bị
tổng hợp âm thanh đầu tiên, Sackbut (1945).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Ngoài các trường đại học, âm nhạc điện tử được quảng bá ở nhiều
trung tâm Canada bởi các nhóm như Association pour la création et la
recherche Électroacoustiques du Québec (ACREQ) ở Montréal, Music
Gallery và Canadian Electronic Ensemble (CEE) ở Toronto, Vancouver
New Music và Western Front Lodge ở Vancouver, cũng như nhiều nhà
soạn nhạc, nghệ sĩ biểu diễn, CBC và đài phát thanh cộng đồng.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
3-Tác giả, tác phẩm

Năm 1930, Paul Hindemith và Ernst Toch đã sáng tác một số tác phẩm
bằng cách sắp xếp và điều chỉnh tốc độ các bản ghi âm của nhạc cụ và
giọng hát. Bị ảnh hưởng bởi những kỹ thuật này, John Cage đã sáng tác tác
phẩm Imaginary Landscape No.1 (1939) bằng cách điều chỉnh tốc độ của
các đoạn ghi âm. Các nhạc sĩ bắt đầu thử nghiệm công nghệ âm thanh cho
phim.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
-Các đoạn âm thanh có thể ghép lại với nhau như trong các bản thu
của Tristan Tzara, Kurt Schwitters, Filippo Tommaso Marinetti, Walter
Ruttmann và Dziga Vertov.

-Âm thanh còn có thể được tạo ra và chỉnh sửa bằng kỹ thuật đồ họa.
Tác phẩm của Halim El-Dabh có lẽ là ví dụ sớm nhất về nhạc băng từ
(ghi trên đĩa vòng).
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Expression of Zaar của El-Dabh, lần đầu tiên được trình bày tại Cairo, Ai
Cập năm 1944, là tác phẩm đầu tiên sử dụng các kỹ thuật giống như
musique concrete ở Paris.

Năm 1959, El-Dabh sáng tác tác phẩm Leiyla and the Poet tại Trung tâm
âm nhạc điện tử Columbia-Princeton và ông trở nên nổi tiếng.
ÂM NHẠC ĐIỆN TỬ
(ELECTROACOUSTIC MUSIC)
Tác phẩm phối âm Williams Mix của nhà soạn nhạc Hoa Kỳ John Cage là ví
dụ điển hình về nhạc băng từ. Đầu tiên, Cage tạo bản tổng phổ 192 trang.
Trong suốt một năm, 600 âm thanh đã được lắp ráp và ghi lại. Từng mảnh
đoạn băng được sắp xếp trên tổng phổ. Sau đó, các đoạn cắt được ghép
thành một trong tám băng, hoàn thành vào ngày 16/1/1953. Buổi trình
diễn ra mắt tác phẩm 4'15 " diễn ra tại Đại học Illinois, Urbana ngày
21/3/1953.

You might also like