CHƯƠNG I - LTTCTT

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HCM
KHOA NGÂN HÀNG

MÔN HỌC
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(THEORY OF FINANCE AND MONEY)
CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
(OVERVIEW OF FINANCE AND MONEY)

2
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1. ĐẠI CƯƠNG TIỀN TỆ

2. ĐẠI CƯƠNG TÀI CHÍNH

3
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ


Phương thức trao đổi trực tiếp

 Phương thức này đòi hỏi phù hợp về thời gian, địa điểm trao đổi, và giá trị sử
dụng của vật phẩm trao đổi.

4
1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ


Phương thức trao đổi gián tiếp

 Tiết kiệm chi phí trao đổi, đẩy nhanh quá trình trao đổi, nâng cao hiệu quả sản xuất
xã hội.

 Vật được chấp nhận làm môi giới trung gian trong trao đổi và làm phương tiện thanh
toán các khoản nợ được gọi là tiền tệ. 5
1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ

1.1.2. Sự phát triển của tiền tệ

tiền
Bút tệ điện
Tiền tử
giấy
Kim
loại
Hóa quý
tệ
6
1.2. BẢN CHẤT VỀ TIỀN TỆ

1.2.1. Khái niệm về tiền tệ

 Tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt, độc quyền giữ vai trò là vật
ngang giá chung để phục vụ cho quá trình trao đổi và lưu thông hàng
hóa (Marx, 1962).

 Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán
để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ (Mishkin,
2001).
1.2. BẢN CHẤT VỀ TIỀN TỆ

1.2.2. Bản chất của tiền tệ

 Tiền tệ thực chất cũng chỉ là một loại hàng hóa, nhưng nó đã tách ra
khỏi thế giới hàng hóa và trở thành một loại hàng hóa đặc biệt.

 Thuộc tính hàng hóa của tiền tệ:


 Giá trị

 Giá trị sử dụng


1.3. CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ

Căn cứ vào
Căn cứ vào giá
tính vật chất
trị của tiền tệ
của tiền tệ

Dấu hiệu giá


Tiền thực Tiền mặt Tiền ghi sổ
trị

9
1.4. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

1.4.1. CHỨC NĂNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ

Tiền tệ thực hiện chức năng đo lường giá trị khi tiền được sử dụng
để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hóa khác

10
1.4. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

1.4.1. CHỨC NĂNG PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI


Tiền tệ là phương tiện trao đổi khi tiền tệ làm môi giới trung gian cho quá trình
trao đổi. Khi tiền tệ làm phương tiện trao đổi, sự vận động của tiền tệ có thể gắn
liền với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự chuyển dịch quyền sở hữu
hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác.

11
1.4. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

1.4.1. CHỨC NĂNG PHƯƠNG TIỆN TÍCH LŨY

Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện tích lũy giá trị khi tiền tệ
tạm thời trở về trạng thái nằm im để dự trữ giá trị, thực hiện các chức
năng trao đổi trong tương lai.

12
1.5. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ

1.5.1. GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TÍNH HIỆU QUẢ CỦA NỀN KINH
TẾ

Tiền tệ làm giảm chi phí giao dịch, thúc đẩy quá trình sản xuất và
trao đổi hàng hóa từ đó làm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế.

13
1.5. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ

1.5.2. CÔNG CỤ TÍCH LŨY VÀ TẬP TRUNG VỐN CHO XÃ HỘI

Tiền tệ giúp các chủ thể trong nền kinh tế thực hiện mục tiêu tích
lũy tập trung vốn đễ dàng tiện lợi, phục vụ nhu cầu mở rộng tái sản xuất
và chi tiêu.

14
1.5. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ

1.5.3. GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÁC QUAN HỆ KINH TẾ


QUỐC TẾ

Tiền tệ trở thành công cụ hữu ích giúp một quốc gia mở rộng
quan hệ kinh tế của mình ra thế giới, đồng thời thu hút các nguồn lực
thế giới vào quốc gia mình.

15
1.5. VAI TRÒ CỦA TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ

1.5.4. CÔNG CỤ QUẢN LÝ KINH TẾ VĨ MÔ

Tiền tệ được sử dụng làm công cụ để xây dựng các chính sách
kinh tế vĩ mô như: chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách
kinh tế đối ngoại và chính sách tiền tệ, thông qua đó mà đạt được các
mục tiêu của nền kinh tế.

16
1.6. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.6.1. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ


Chế độ tiền tệ là toàn bộ những qui định mang tính pháp luật về hình thức tổ
chức lưu thông tiền tệ của một nước trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông
tiền tệ được kết hợp một các khác nhau (Marx, 1964).

Nội dung chế


độ tiền tệ

Phương tiện Cơ chế pháp


Đơn vị tiền tệ Cơ chế đúc tiền
tiền tệ hành tiền giấy
17
1.6. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.6.2. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

 Chế độ song bản vị


Là chế độ tiền tệ trong đó hai kim loại (vàng và bạc) được sử dụng đồng thời
làm bản vị và có khả năng thanh toán vô hạn định trong phạm vi quốc gia và
giữa các quốc gia.

Các chế độ song bản vị:

 Chế độ bản vị song song

 Chế độ bản vị kép. 18


1.6. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.6.2. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

 Chế độ đơn bản vị


Là chế độ tiền tệ trong đó một thứ kim loại (vàng hoặc bạc) được sử dụng làm bản vị.

Các chế độ đơn bản vị bao gồm:

 Chế độ bản vị bạc

 Chế độ bản vị vàng cổ điển

 Chế độ bản vị vàng mới (chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị vàng hối đoái)
19
1.6. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.6.2. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

 Chế độ ngoại tệ bản vị

Là chế độ tiền tệ trong đó một nước qui định đơn vị tiền tệ của mình theo một
ngoại tệ nhất định.

Các chế độ ngoại tệ bản vị:

 Chế độ tiền tệ theo khu vực

 Chế độ bản vị đô la Mỹ

 Chế độ tiền tệ tập thể 20


1.6. CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ
Các chế độ
tiền tệ

Chế độ song Chế độ đơn Chế độ ngoại


bản vị bản vị tệ bản vi

Chế độ bản vị Chế độ bản vị Chế độ bản vị Chế độ bản vị Chế độ tiền tệ
song song bạc vàng cổ điển vàng mới theo khu vực

Chế độ bản vị Chế độ bản vị Chế độ bản vị


kép vàng thoi đô la Mỹ

Chế độ bản vị Chế độ tiền tệ


hối đoái vàng tập thể
21
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

1.7.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH

Tài chính là tổng thể các quan hệ kinh tế, gắn liền với việc phân
phối tổng sản phẩm quốc dân và các nguồn lực tài chính thông qua việc
tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế -
xã hội nhất định.

22
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

1.7.2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH

 Sự ra đời và phát triển của quan hệ hàng hóa – tiền tệ đã dẫn tới
sự ra đời của tài chính

 Các thể chế nhà nước với các quyền lực chính trị đặc thù điều
chỉnh các quan hệ kinh tế - tiền tệ

23
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

2.1.3. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH

 Tài chính thể hiện thông qua những mối quan hệ kinh tế gắn liền
với sự vận động của tiền tệ nhằm phân phối lại các nguồn lực tài
chính.

24
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

2.1.4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH

 CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI

 Phân phối tài chính là sự phân chia tổng sản phẩm quốc dân theo
những tỷ lệ và xu hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm
tích tụ, tập trung vốn để đầu tư phát triển kinh tế và thỏa mãn các
nhu cầu chung của nhà nước, xã hội và cá nhân.

 Gồm có: phân phối lần đầu, phân phối lại.


25
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

2.1.4. CÁC CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH

 CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC

 Giám đốc tài chính là quá trình theo dõi, kiểm soát và đánh giá các
mối quan hệ kinh tế gắn với quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc
dân dưới hình thái giá trị.

 Mục đích là đảm bảo sự lành mạnh của các quan hệ kinh tế, phát
huy tiềm năng của đất nước, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
26
1.7. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

2.1.5. VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH

 Công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân

 Công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế

27
1.8. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ

1.8.1. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

 Hệ thống tài chính là tổng thể các bộ phận tài chính với các luồng vận động của
các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau nhưng có mối liên hệ tác động
lẫn nhau theo những qui luật nhất định nhằm hình thành và sử dụng các quỹ tiền
tệ của các chủ thể kinh tế xã hội.

 A financial system consists of institutional units and markets that interact,


typically in a complex manner, for the purpose of mobilizing funds for
investment and providing facilities, including payment systems, for the
financing of commercial activity (IMF, 2006) 28
1.8. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ

1.8.2. THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH


Các chủ
thể kinh
tế
Cơ sở hạ
Tài sản
tầng tài
tài chính
chính Hệ thống
tài chính

Thị
Định chế
trường tài
tài chính
chính
29
1.9. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

1.9.1. KHÁI NIỆM

 Chính sách tài chính quốc gia là tổng thể các chính sách kinh tế vĩ
mô điều tiết sự vận động của các dòng vốn tiền tệ và các nguồn lực
tài chính, qua đó tác động vào các hoạt động của nền kinh tế theo
định hướng của nhà nước.

 Chính sách tài chính bao gồm: chính sách tài khóa, chính sách tiền
tệ, chính sách đối với thị trường tài chính và chính sách tỷ giá.
30
1.9. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

1.9.2. MỤC TIÊU

 Khai thác mọi nguồn lực tài chính sẵn có trong nền kinh tế để đẩy
mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

 Ngăn ngừa nguy cơ lạm phát, ổn định sức mua đồng tiền.

 Tăng cường an sinh và thực hiện công bằng xã hội.

 Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thống nhất, đáp ứng yêu cầu
phát triển và hội nhập.
31

You might also like