Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Bài 3

Dẫn nhập
BLDS đầu tiên là của Pháp (1804) chỉ ghi nhận một chủ
thể duy nhất: cá nhân;
Kế tiếp, BLDS Đức (1900) và Nhật (1898) có thêm chủ
thể khác: Pháp nhân;
Pháp luật Trung Quốc còn thừa nhận hai chủ thể khác là
« Hộ sản xuất thủ công, hộ kinh doanh và hộ nông dân”
và “tổ hợp tác của các cá nhân”;
Việt Nam: BLDS 2005 thừa nhận ít nhất 04 chủ thể là cá
nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác nhưng BLDS
2015 đã có thay đổi.
Trong các chủ thể, cá nhân là chủ thể đầu tiên: tồn tài
đầu tiên và làm phát sinh chủ thể khác.
I: Cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự


Năng lực hành vi dân sự
Giám hộ cá nhân
Tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố cá
nhân mất tích, chết
1) Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân
Khái niệm
- Khoản 1, Điều 16 BLDS;
- Nội dung: « khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự”.
Đặc điểm
- Không phải là “quyền” hay “nghĩa vụ” mà chỉ là “khả
năng” có quyền, nghĩa vụ.
- Không là thuộc tính tự nhiên mà được pháp luật quy
định.
- Phụ thuộc vào từng nước.
- Phụ thuộc vào từng thời kỳ.
- Luật quy định (xem Điều 18, BLDS).
1) Năng lực pháp luật dân sự của
cá nhân
Thời điểm bắt đầu
- Nguyên tắc: khoản 3, Điều 16;
- Ngoại lệ: thừa kế.
Thời điểm chấm dứt
- Cá nhân chết;
- Lưu ý đối với cá nhân vắng mặt, mất tích.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự
- Quyền nhân thân (có môn tự chọn)
- Các quyền khác
2) Năng lực hành vi dân sự
của cá nhân
Khái niệm
- Điều 19, BLDS
- Nội dung: Khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Mức độ năng lực hành vi dân sự
- Chưa đủ 6 tuổi (Điều 21)
- Đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi (Điều 21)
- Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Điều 21)
- Đủ 18 tuổi (Điều 20): đầy đủ (ở Nhật là 21 tuổi)
2) Năng lực hành vi dân sự
của cá nhân
Mức độ năng lực hành vi dân sự
- Ngoại lệ: Bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự (cần có
đồng ý của đại diện) hay hạn chế năng lực hành vi dân
sự (cần đồng ý của đại diện trừ sinh hoạt hàng ngày).
- BLDS 2015 thêm trường hợp cá nhân có khó khăn về
nhận thức, làm chủ hành vi (lưu ý về mối quan hệ và
phạm vi năng lực hành vi dân sự: khoản 2 Điều 57 và
khoản 2 Điều 58)
3) Giám hộ cá nhân
Khái niệm (Điều 46):
- Nhiều người chưa đủ hay không đủ khả năng để
nhận thức và điều khiển hành vi của mình (ít tuổi
hay tâm thần). Do đó, cần có giám hộ.
- Mục đích của giám hộ: chăm sóc, giáo dục, bảo vệ
quyền lợi của người được giám hộ.
Chế định giám hộ:
- Ai là người được giám hộ, người giám hộ?
- Người giám hộ có quyền và nghĩa vụ gì?
- Khi nào thay đổi người giám hộ, chấm dứt giám hộ ?
- Lưu ý: BLDS 2015 tăng ý chí của người được giám
hộ trong xác định người giám hộ
4) Tìm kiếm người vắng mặt,
tuyên bố cá nhân mất tích, chết
• Tìm kiếm người vắng mặt: Điều kiện, hệ
quả pháp lý
• Tuyên bố cá nhân mất tích: Điều kiện, hệ
quả, quay trở lại mặc dù đã có quyết định
của Tòa án
• Tuyên bố cá nhân chết: Điều kiện, hệ quả,
quay trở lại dù đã có quyết định của Toà
án
5. Trường hợp hộ gia đình và tổ
hợp tác tham gia vào giao dịch
• Không còn là chủ thể
• Từng cá nhân thành viên tham gia (trực tiếp
hay đại diện)
• Nghĩa vụ được bảo đảm bởi tài sản chung,
nếu không có hay không đủ thì liên đới
• Phần của từng thành viên: thoả thuận hay
theo quy định còn nếu ko thì theo phần
bằng nhau
II- Pháp nhân
Khái niệm pháp nhân
Điều kiện thừa nhận pháp nhân
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
Hoạt động của pháp nhân
Quan hệ giữa pháp nhân với chủ thể khác
Các yếu tố lý lịch của pháp nhân
Cải tổ, chấm dứt pháp nhân
I- Khái niệm pháp nhân
Không có định nghĩa nhưng rất phổ biến như Trường đại
học, Mặt trận tổ quốc VN, Công ty, Hội phật giáo...
Chủ thể hư cấu, không do tự nhiên mà do con người tạo
ra;
Lần đầu tiên ở Việt Nam (thế kỷ 19) và hiện nay trong
BLDS;
Lý do xuất hiện chủ thể pháp nhân
II- Điều kiện có tư cách pháp
nhân (Điều 74 BLDS)
Là một tổ chức
Được thành lập hợp pháp
Có cơ cấu tổ chức
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
Lưu ý phân loại pháp nhân (cách phân loại và hệ quả
của phân loại)
III- Năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân
Khái niệm
- Nội dung: khả năng có quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86)
- Thay đổi: trước và sau sửa đổi
Bắt đầu và chấm dứt
- Bắt đầu: thời điểm được thành lập như CTTNHH từ khi được cấp
giấy chứng nhận thành lập
- Chấm dứt: Chấm dứt pháp nhân
Lưu ý: BLDS có quy định về NLHVDS đối với cá nhân nhưng
không có quy định đối với pháp nhân (quan điểm khác nhau)
IV- Hoạt động của pháp nhân
Cơ quan điều hành
- Bắt buộc
- Thẩm quyền: điều lệ hoặc quyết định thành lập
Đại diện
- Sự cần thiết (vì PN là hư cấu)
- Theo pháp luật và theo ủy quyền
- Hệ quả pháp lý: Pháp nhân chịu trách nhiệm về
hành vi của người đại diện (sẽ nghiên cứu cụ
thể trong phần sau)
IV- Hoạt động của pháp nhân
(tiếp)
Chi nhánh
- Khái niệm: Phụ thuộc và có thể có nhiều chi nhánh (vd như Ngân
hàng)
- Không có tư cách pháp nhân: Kiện pháp nhân chứ ko kiện chi
nhánh và điều lệ không thể quy định khác
- Pháp nhân chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh (tuyển
dụng nhân viên, gây thiệt hại cho người thứ ba)
Văn phòng đại diện
- Khái niệm: Phụ thuộc và có thể có nhiều vpđd (vd như Ngân hàng)
- Không có tư cách pháp nhân
- Pháp nhân chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh (như
đối với chi nhánh)
Bộ phần không là chi nhánh, văn phòng đại diện
- Không có quy định
- Trong thực tiễn
V- Quan hệ giữa pháp nhân với
chủ thể khác
Không chịu trách nhiệm thay cho thành viên
- Quy định:
- Ví dụ: Giám đốc vay tiền với tư cách cá nhân
Thành viên không chịu trách nhiệm thay cho
pháp nhân
- Nguyên tắc: Ví dụ, giám đốc vay tiền cho công
ty với tư cách đại diện
- Ngoại lệ: pháp luật quy định khác như công ty
hợp danh
VI- Các yếu tố lý lịch của pháp
nhân
Tên Bắt buộc
- Bằng tiếng Việt
- Ý nghĩa: Cá biệt hóa pháp nhân
Trụ sở
- Nơi đặt cơ quan điều hành (Trường Luật?)
- Ý nghĩa: Tập trung các hoạt động, tống đạt, thẩm quyền
của Tòa án...
Địa chỉ liên lạc
- Trụ sở
- Có thể có địa chỉ liên lạc khác như văn phòng đại diện,
chi nhánh...
VII- Cải tổ, chấm dứt pháp nhân
• Xem Giáo trình

You might also like