Bai 5_Thoi han va thoi hieu

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 5

1) Thời hạn
 Khái niệm
 Cách tính thời hạn
 Thời điểm bắt đầu
 Thời điểm kết thúc
2) Thời hiệu
 Khái niệm (pháp luật thành luật)
 Các loại thời hiệu (4 loại)
 Cách tính và áp dụng thời hiệu
 Thời gian không tính vào thời hiệu
 Bắt đầu lại thời hiệu
Ví dụ về thời hiệu hưởng quyền
 Bất động sản 550m2 đất toạ lạc tại ổ
1 cụm 1 Phú Thượng thuộc quyền sở
hữu của cụ Ngọ (chết năm 1957) và
cụ Kẹo. Từ năm 1960 ông Nghênh đã
đứng tên, lúc này cụ Kẹo còn sống và
các con cụ Kèo không phản đối. Năm
2002 ông Nghênh đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
 Được hưởng quyền sở hữu không?
Ví dụ về thời hiệu miễn trừ
nghĩa vụ
 Theo điểm đ và e, khoản 1, Điều 237, Luật thương
mại sửa đổi, « thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn
thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp
sau đây : Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời
hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh
doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận ;
Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện
tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng,
kể từ ngày giao hàng ».
 Đây có là thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ không? Xem ví
dụ sau
Ví dụ về thời hiệu miễn trừ
nghĩa vụ (tiếp)
 Công ty M nhận làm dịch vụ logistics
để vận chuyển một số hàng hóa của
Công ty S đến khách hàng. Khách
hàng của công S đã nhận được hàng
ngày 1/6/2006. Một năm sau, vào
đầu tháng 6/2007, Công ty S khiếu
nại với Công ty M là một nửa số hàng
được giao bị hư hỏng do vận chuyển
và đòi Công ty M bồi thường.
Ví dụ về cách tính thời hiệu
 Công ty D có tranh chấp với Công ty P và được Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết. Ngày 28/9,
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có công văn số
gửi Công ty D, Công ty P và kèm theo Quyết định
Trọng tài do Hội đồng trọng tài giải quyết vụ kiện.
Ngày 11/10, Công ty P ký nhận công văn trên và
nhận Quyết định Trọng tài do Hội đồng trọng tài giải
quyết vụ kiện. Không đồng ý với quyết định trọng tài,
Công ty P làm “Đơn khởi kiện vụ án yêu cầu hủy
quyết định trọng tài » nộp tại Tòa án nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh ngày 13/11.
Ví dụ về cách tính thời hiệu
(tiếp)
 Công ty P có làm đơn đúng thời hạn không ? Biết rằng
ngày 10 và 11/11 là ngày lễ và thứ bảy và theo quy
định, « trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận
được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý
với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Toà
án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng
tài, để yêu cầu huỷ quyết định trọng tài ».
 Câu trả lời có khác không khi ngày 13/11 Công ty P
gửi đơn qua bưu điện và ngày 15/11 Tòa án mới nhận
được đơn?

You might also like