Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 37

MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – TUẦN 11

Hình thức: OFFLINE


CẤU TRÚC BÀI HỌC

Chương 7: Luật Dân sự Việt Nam (tiếp)

3. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự


3.1. Chế định quyền sở hữu
3.2. Chế định quyền thừa kế
MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể:
1. Hiểu được các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu,
trên cơ sở đó hiểu được nguyên tắc giải quyết tranh chấp sở hữu trên
thực tiễn.
2. Nắm được các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thừa
kế. Biết cách chia thừa kế trong những tình huống cụ thể.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Để học tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Đọc trước Bài giảng:


Chương 7: Luật dân sự mục 3: Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự. Mục
3.1. Chế định quyền sở hữu, Mục 3.2. Chế định quyền thừa kế.
2. Làm bài tập được giao trên LMS.
3. Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh viên liên hệ với giảng viên qua địa chỉ
email: ttthang@uneti.edu.vn để được hỗ trợ.
Chương 8: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM (tiếp)

3. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự

3.1. Chế định quyền sở hữu

3.1.1. Khái niệm quyền sở hữu: (Điều 158 Bộ luật dân sự 2015)
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

3.1.2. Nội dung quyền sở hữu


 Quyền chiếm hữu
 Quyền sử dụng
 Quyền định đoạt
 Quyền chiếm hữu
Điều 179 BLDS 2015:
Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của
người không phải là chủ sở hữu.
Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn
cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với
tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị
chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác
đánh rơi, bỏ quên; gia súc bị thất lạc…
Ví dụ: Thuê nhà để ở có quyền quản lý căn nhà đó; mượn điện thoại để
gọi điện, nhắn tin có quyền nắm giữ chiếc điện thoại đó; thuê truyện
về nhà đọc có quyền quản lý cuốn truyện đó trong một thời gian thỏa
thuận; ...
• Các trường hợp chiếm hữu đối với tài sản

CHIẾM HỮU

Ngay tình và không ngay tình


Hợp pháp
(Điều 180, 181 BLDS)

- Ngay tình: là việc chiếm hữu mà


• Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản của người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng
mình mình có quyền đối với tài sản đang
• Người được chủ sở hữu ủy quyền, chiếm hữu. Ví dụ: được tặng tài sản do
trao quyền người khác lừa đảo mà có…
• Chiếm hữu thông qua một giao - Không ngay tình: là việc chiếm hữu
dịch dân sự hợp pháp mà người chiếm hữu biết hoặc phải
• Chiếm hữu với tài sản vô chủ, biết rằng mình không có quyền đối với
đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu chìm tài sản đang chiếm hữu. Ví dụ: mua tài
đắm và động vật thất lạc sản biết rõ là do người khác trộm cắp
mà có…
 Quyền sử dụng
Điều 189. Quyền sử dụng
Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi
tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa
thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
• Chủ thể có quyền sử dụng đối với tài sản
 Điều 190. Quyền sử dụng của chủ sở hữu
Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác.
 Điều 191. Quyền sử dụng của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thỏa
thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Công dụng là tính năng vốn có của tài sản
VD: Con bò kéo xe
Sức kéo là công dụng của con bò

Lợi tức là khoản thu được từ


việc khai thác tài sản
Hoa lợi là sản vật tự nhiên tài VD: Tại Lagi – Bình Thuận có
sản mang lại dịch vụ dạo biển bằng xe bò.
VD: Con bê là hoa lợi từ con

 Quyền định đoạt
Điều 192. Quyền định đoạt
Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
• Chủ thể có quyền định đoạt đối với tài sản
 Điều 194. Quyền định đoạt của chủ sở hữu
Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở
hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp
với quy định của pháp luật đối với tài sản.
 Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu
Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ
quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.
Điều 196. Hạn chế quyền định đoạt
1. Quyền định đoạt chỉ bị hạn chế trong trường hợp do luật quy định.
2. Khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của
Luật di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua.
Trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định
theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu
tiên mua cho các chủ thể đó.
Ví dụ: Chủ sở hữu con bò có quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng và quyền định đoạt đối với tài sản của mình

Quyền chiếm hữu


Quản lý trực tiếp và gián
tiếp đối với con bò

Quyền sử dụng
Đem con bò đi kéo xe
(công dụng)
Lấy sữa, bê con từ con bò
(hoa lợi)
Thu tiền từ việc cho thuê
con bò (lợi tức)
Quyền định đoạt
Bán con bò
Giết con bò lấy thịt
3. Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự

3.2. Chế định quyền thừa kế

3.2.1. Khái niệm quyền thừa kế

Quyền thừa kế là một chế định của


Luật Dân sự, là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch
chuyển tài sản của người chết cho
người khác.
3.2.2. Một số quy định chung về thừa kế

Điều 609. Quyền thừa kế


Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Điều 613. Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước
khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là
cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Một số quy định khác về người thừa kế:


- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản
trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác
(khoản 1 Điều 615 BLDS).
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối
nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác
(khoản 1 Điều 620 BLDS).
- Người không được quyền hưởng di sản (Điều 621 BLDS)
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có
quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che
giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của
người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu
người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ
hưởng di sản theo di chúc.
Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.

Thời điểm, địa điểm mở thừa kế (Điều 611 BLDS)


1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
- Chết tự nhiên: do già yếu, bệnh, tai nạn, bị tử hình...
- Chết do Tòa án tuyên bố:
+ Sau 2 năm không có tin tức, không ai biết còn sống bị tuyên bố mất tích, 3
năm sau khi có quyết định tuyên bố mất tích bị tuyên bố chết;
+ Sau chiến tranh 5 năm không có tin tức, không quay về;
+ Sau thiên tai (bão, lũ,...) 2 năm không quay về, không có tin tức còn sống.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có
toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Câu hỏi tình huống những quy định chung về thừa kế

Ông A kết hôn với bà B sinh được 2 người con là C và D. Năm 2019, ông A
chết do bị bệnh nặng để lại di sản là 1.600.000 đồng. Giải quyết tình huống
trong những trường hợp sau:
Giả sử:
1.Ông A viết di chúc để lại cho vợ và các con một nửa tài sản, cho tổ chức
SOS Hà Nội phần nửa tài sản còn lại, nhưng anh C bị tai nạn giao thông chết
trước ông A 2 tháng.
2.Biết ông A chết, ông H là bạn hàng của ông A đến đòi gia đình ông A phải
thanh toán số nợ là 2.000.000.000 đồng (có hợp đồng hợp pháp).
3.Do không đồng ý với việc ông A lập di chúc để lại di sản thừa kế cho tổ
chức SOS Hà Nội nên anh D có xô xát với ông A dẫn đến ông A bị thương
tích 11% sức khỏe, anh D bị kết án 12 tháng cải tạo không giam giữ. Sau khi
được xóa án tích anh D rất ân hận về hành vi của mình nên chăm sóc tận tình
lúc ông A bệnh nặng. Trước khi chết ông A viết di chúc để lại toàn bộ tài sản
cho anh D và bà B.
3.2.3. Các hình thức thừa kế
3.2.3.1. Thừa kế theo di chúc
Khái niệm: Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển di sản từ người chết
cho những người còn sống theo ý chí của người chết khi họ còn sống
 Di chúc: là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình
cho người khác sau khi chết.
 Hiệu lực: Tại thời điểm mở thừa kế.

 Người có quyền lập di chúc:


- Người thành niên;
- Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi được
lập di chúc bằng văn bản (phải được
sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người
giám hộ hợp pháp).
3.2.3.1. Thừa kế theo di chúc

 Điều kiện hiệu lực của di chúc:


- Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, cưỡng ép;
- Di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

 Quyền của người lập di chúc (Điều 626 BLDS):


Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
3.2.3.1. Thừa kế theo di chúc
 Hình thức của di chúc:
- Di chúc miệng: (Điều 629, 630 BLDS)
Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các
nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản.
+ Di chúc miệng: Do ít nhất hai người làm chứng ghi chép lại và cùng ký.
Phải công chứng hoặc chứng thực sau 5 ngày.
+ Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống,
minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

- Di chúc bằng văn bản (Điều 628 BLDS) bao gồm:


1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
3.2.3.1. Thừa kế theo di chúc

Điều 634: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì
có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di
chúc, nhưng phải có ít nhất là 02 người làm chứng.
- Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những
người làm chứng;
- Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc
và ký vào bản di chúc.
- Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định
về nội dung di chúc và người làm chứng cho việc lập di chúc.
- Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc
hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa
(Điều 631 BLDS).
 Người làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632 BLDS):
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau
đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
 Người không được công chứng, chứng thực di chúc (Điều 637 BLDS):
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã không
được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật;
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

 Nguyên tắc chia thừa kế theo di chúc: Chia theo sự định đoạt của di
chúc.
3.2.3. Các hình thức thừa kế

3.2.3.2. Thừa kế theo pháp luật

Khái niệm: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện
và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

 Các trường hợp chia thừa kế theo


pháp luật (Điều 650 BLDS)

 Diện thừa kế: Là phạm vi những


người được hưởng di sản thừa kế.

 Hàng thừa kế: Là thứ tự người được


hưởng thừa kế.
3.2.3.2. Thừa kế theo pháp luật
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập
di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
 Diện thừa kế:
- Quan hệ hôn nhân: vợ, chồng
- Quan hệ huyết thống: cha, mẹ với con, cụ, ông bà với cháu chắt…
- Quan hệ nuôi dưỡng: cha, mẹ nuôi với con nuôi
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người
chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt
ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật:
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở
hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
3.2.3.2. Thừa kế theo pháp luật
Do điều kiện lịch sử nên pháp luật Việt Nam đã có các quy định để khắc phục
hậu quả khi chia thừa kế như sau:
+ Những người có nhiều vợ trước ngày trước ngày 13/01/1960 thì khi chồng chết
các vợ được hưởng thừa kế hoặc khi các vợ chết thì chồng được hưởng thừa kế.
+ Do bối cảnh đặc biệt, nước ta có giai đoạn bị chia cắt bởi 2 miền Nam – Bắc, cán
bộ chiến sỹ miền Nam tập kết ra Bắc đã có vợ ở miền Nam, sau lại kết hôn với
người khác ở miền Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất quan hệ hôn nhân với
người vợ ở miền Bắc vẫn được thừa nhận. Do vậy, khi chồng chết các vợ được
hưởng thừa kế hoặc khi các vợ chết thì chồng được hưởng thừa kế.
+ Đối với miền Nam, một người có nhiều vợ trước ngày 25/03/1976 mà việc kết
hôn sau không bị hủy bằng bản án có hiệu lực của Tòa án thì tất cả những người
vợ đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất và ngược lại.
- Con riêng
- Con ngoài giá thú
- Con nuôi
- Cháu nuôi không được hưởng thừa kế ông bà nội, ngoại nuôi ở hàng thừa kế thứ
hai mà chỉ được hưởng thừa kế thừa kế thế vị nếu cha, mẹ nuôi chết trước hoặc
chết cùng thời điểm với ông bà nuôi. (Điều 651, 652, 653 BLDS)
TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
A kết hôn với B sinh ra C và D.
A B D kết hôn với H sinh ra N. C
sinh ra M.
D chết để lại di sản thừa kế là
1.000.000.000 đồng và lập di
C D H chúc cho M và N mỗi người
100.000.000 đồng?
(1.000.000.000 đồng) 1. Xác định hàng thừa kế của
D?
M N 2. Chia thừa kế trong tình huống
(100.000.000 đồng) (100.000.000 đồng) trên?
Gợi ý:
1. Hàng thừa kế của D: Hàng 1: A, B, H, N. Hàng 2: C, Hàng 3: M
2. Chia thừa kế:
- Chia thừa kế theo di chúc: M và N mỗi người được 100.000.000 đồng.
- Phần còn lại 800.000.000 đồng không định đoạt trong di chúc chia thừa kế theo pháp
luật cho A, B, H, N mỗi người được 200.000.000 đông.
Kết quả: A, B, H mỗi người được 200.000.000 đồng, N được 300.000.000 đồng và M
được 100.000.000 đồng.
3.2. Chế định quyền thừa kế

3.2.4. Một số quy định khác về thừa kế

Điều 652. Thừa kế thế vị


Trường hợp con của người để lại di sản
chết trước hoặc cùng một thời điểm với
người để lại di sản thì cháu được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu
được hưởng nếu còn sống; nếu cháu
cũng chết trước hoặc cùng một thời
điểm với người để lại di sản thì chắt
được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ
của chắt được hưởng nếu còn sống.
TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ

A kết hôn với B sinh ra 2 con là C và D.


(1.000.000.000 đồng) D bị bệnh chết trước A. A chết để lại di sản là
1.000.000.000 đồng và lập di chúc cho M
A B 100.000.000 đồng.
Hãy chia di sản thừa kế của A?

Gợi ý:
- M được hưởng thừa kế 100.000.000 đồng
C D
theo di chúc của A.
- Phần còn lại 900.000.000 đồng chia thừa kế
theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất của A
là B,C và D. Tuy nhiên, D chết trước A nên M
và N cùng nhau thế vị D hưởng di sản thừa kế
M N của A.
(100.000.000 đồng) Kết quả: B và C mỗi người được hưởng
300.000.000 đồng, M 250.000.000 đồng, N
150.000.000 đồng.
3.2.4. Một số quy định khác về thừa kế
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di
sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế
theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp
luật, trong trường hợp họ không được người lập
di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao
động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng
đối với người từ chối nhận di sản theo quy định
tại Điều 620 hoặc họ là những người không có
quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1
Điều 621 của Bộ luật này.
Tóm tắt Điều 644 BLDS:
Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (trừ những người từ
chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản) là :
1. Cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ (chồng), con đẻ, con nuôi chưa thành
niên
2. Con đẻ, con nuôi đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
Nếu:
- Không được người lập di chúc cho hưởng thừa kế;
- Được hưởng thừa kế ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
Thì được hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật.
TÌNH HUỐNG MINH HOẠ VỀ THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC

A B
Gợi ý:
Hàng thừa kế thứ nhất của C gồm 7 người: A,
C D B, D, M, N, P, Q.
(2.100.000.000 Trong di chúc C truất quyền thừa kế của D và
đồng) để lại toàn bộ tài sản cho M, N, P, Q nhưng
theo quy định tại Điều 644 BLDS thì những
người sau có quyền được hưởng thừa kế
M N P Q không phụ thuộc nội dung di chúc của C đó
là: A, B và D (C không cho D hưởng di sản
(tâm (mất khả (16 thừa kế của mình chứ không phải D không có
thần) năng tuổi) quyền hưởng thừa kế theo pháp luật).
lao động) Vậy, A, B và D mỗi người được hưởng:
A kết hôn với B sinh ra C. 2.100.000.000/7= 300.000.000 x2/3=
C kết hôn với D sinh ra M, N, P, Q 200.000.000 đồng.
C chết để lại di chúc truất quyền Còn M, N, P, Q mỗi người được hưởng:
thừa kế của D và cho các con 2.100.000.000 – (200.000.000x3) =
hưởng toàn bộ tài sản. Hãy chia di 1.500.000.000/4 = 375.000.000 đồng.
sản thừa kế trong tình huống trên?
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Điền từ vào chỗ trống: “…………… là tổng hợp các quy phạm pháp
luật về việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản”
a. Quyền thừa kế
b. Quyền sở hữu
c. Quyền công dân
d. Quyền và nghĩa vụ dân sự

2. A thuê nhà tại Hà Nội để ở và học tập. Cho biết tư cách chiếm hữu
của A với ngôi nhà do A thuê?
a. A là chủ sở hữu
b. A chiếm hữu hợp pháp do chiếm hữu thông qua một giao dịch dân
sự hợp pháp
c. A chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình
d. A chiếm hữu bất hợp pháp nhưng không ngay tình
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

3. Quyền sử dụng là?


a. Quyền chỉ định người hưởng di sản thừa kế của chủ sở hữu
b. Quyền nắm giữ, quản lý tài sản
c. Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
d. Quyền chuyển giao hoặc từ bỏ quyền sở hữu của chủ sở hữu

4. C mua trên mạng một chiếc điện thoại nhưng không biết người bán đã
trộm cắp điện thoại và bán cho C. Cho biết tư cách chiếm hữu của C?
a. C là chủ sở hữu
b. C chiếm hữu hợp pháp do chiếm hữu thông qua một giao dịch dân sự
hợp pháp
c. C chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình
d. C chiếm hữu bất hợp pháp nhưng không ngay tình
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

5. Người hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật là?
a. Là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với
người để lại di sản
b. Những người được người chết chỉ định hưởng di sản thừa kế
c. Cá nhân còn sống hoặc đã thành thai, tổ chức còn tồn tại tại thời điểm
mở thừa kế
d. Con người, động vật đều có khả năng được hưởng thừa kế

6. A chết để lại di sản cho B (con trai), T (là bạn) và tổ chức H. Chọn ý
kiến đúng trong các ý kiến dưới đây?
a. Pháp luật không thừa nhận tổ chức H là người được hưởng di sản thừa
kế
b. Pháp luật không thừa nhận T (là bạn) là người được hưởng di sản thừa
kế
c. Pháp luật không thừa nhận B (con trai) là người được hưởng di sản
thừa kế
d. Pháp luật thừa nhận quyền hưởng thừa kế của B, T và tổ chức H
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

7. Pháp luật Việt Nam thừa nhận mấy hình thức di chúc?
a. 1 hình thức
b. 2 hình thức
c. 3 hình thức
d. 4 hình thức

8. A nhận H là con nuôi. H sinh ra K. Cho biết K là hàng thừa kế thứ


mấy của A?
a. Thứ nhất
b. Thứ hai
c. Thứ ba
d. Không thuộc hàng thừa kế nào

9. A kết hôn với B sinh ra H. Sau đó, A ly hôn với B rồi lấy C sinh ra 2
con là X, Y. A chết ai được hưởng di sản của A?
a. B, C
b. C, X, Y
c. H, C, X, Y
d. B, H, C, X, Y
CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ TRƯỚC BUỔI HỌC TUẦN 11

1. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước nội dung tuần 11: Chế định quyền sở
hữu; Chế định quyền thừa kế

2. Lớp chia làm 04 nhóm. Mỗi nhóm chuẩn bị 01 nội dung sau đây:

 Nhóm 1: Trình bày nội dung quyền sở hữu?

 Nhóm 2: A kết hôn với B sinh ra M. M chết để lại 2 con là X (18 tuổi) và Y
(15 tuổi). A chết để lại di sản là 600 triệu đồng và lập di chúc để lại toàn bộ
di sản cho Y. Cho biết B được hưởng bao nhiêu di sản?

 Nhóm 3: A kết hôn với B sinh được 2 người con là C, D; C chết sớm để lại
2 con là M và N. N chưa đủ 18 tuổi. A chết để lại số di sản là 1 tỷ đồng và
di chúc cho B 250 triệu đồng, D 250 triệu đồng và M 200 triệu đồng. Cho
biết trong trường hợp trên B được hưởng di sản là bao nhiêu?

 Nhóm 4: A kết hôn với B sinh được 2 người con là C, D ; C có 2 con là M


và N. A viết di chúc để lại số di sản 900 triệu đồng cho B 100 triệu đồng, C
300 triệu đồng và M 500 triệu đồng. Tuy nhiên, C chết trước A 1 năm. Cho
biết trong trường hợp trên B được hưởng di sản là bao nhiêu?

You might also like