Bài Thuyết Trình Nhóm 3

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

HỆ THỐNG TAY

TRUYỀN ĐỘNG XE
TAY GA VÀ
DÂY ĐAI
Thành viên nhóm :
Bùi Quang Vũ (Nhóm trưởng)
Trần Phi Long
Hoàng Đỗ Duy Thiện
Nguyễn Cao Bảo Huy
Hà Đức Trung
Chủ đề
- Giới thiệu về dây đai và một số loại dây đai thường gặp
- Tìm hiểu chung về bộ truyền động xe tay ga
- Các hư hỏng thường gặp ở xe tay ga và biện pháp sửa
chữa
I.Tìm hiểu về dây đai
1.1 Dây đai là gì? Chức năng và vị trí dây đai
1.2 Cấu tạo bên trong dây đai
1.3 Phân loại
II.Cấu tạo và sơ đồ truyền lực của hệ thống truyền động xe
tay ga
2.1 Cấu tạo
2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận
2.3 Nguyên lý hoạt động
III.Dấu hiệu nhận biết hư hỏng ở dây đai
3.1 dấu hiệu nhận biết hư hỏng ở dây đai
IV. Cách bảo trì dây đai
4.1 Cách bảo trì
I.Tìm hiểu về dây đai và cấu tạo
1.1.Dây đai là gì:
- Dây đai hay còn gọi là hệ truyền động đai ,dây curoa tiếng Anh
được gọi là belt drive, là một vòng dây làm bằng vật liệu dẻo được
dùng để liên kết cơ học giữa hai hoặc nhiều trục quay, thường
chuyển động song song.
- Dây đai thường được làm từ nhựa TPU, cao su hoặc sợi bện có độ
bền cao .
Chức năng:
- Được dùng để liên kết giữa hai hoặc nhiều trục.
- Nhằm truyền lực cơ học giữa hai trục quay.
Vị trí:
- Dây đai nằm Trong động cơ đồng bộ quá trình xoay trục cam và trục
khuỷu.
- Để đảm bảo an toàn , dây đai được bố trí nằm dưới lớp bảo vệ trục cam,
thường được nắm ở động cơ.
2.1 Cấu tạo bên trong của dây đai curoa

- Cấu tạo bên trong dây đai gồm : 4 phần


+Lớp vải bọc ngoài chuyên dụng được bao bọc dây đai nhằm bảo vệ
thân dây cao su, định hình nên dây Curoa
+Phần lõi dây (sợi bố) chất liệu sợi tổng hợp hoặc lõi thép. Có chức
năng chủ lực kéo, chống dẫn dây sinh nhiệt
+Viền tạo liên kết giữu lớp vải và phần lõi dây

+Lớp cao su chuyên dụng Đây là thành phần chính của dây đai
1.3 Phân loại dây đai( Curoa)
- Dây curoa được phân thành 3 loại chính bao gồm:
+Dây curoa thang (dây curoa bản V)

+ Dây curoa đai dẹt

+Dây curoa răng


A.Dây curoa thang (V-belt)
- Dây curoa thang hay còn gọi là đai thang hay dây curoa bản V, là một
loại dây curoa được thiết kế có hình dạng giang như chữ V, được sử dụng
để truyền động giữa các trục xoay không tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Dây curoa bản V có mặt cắt ngang hình thang và được sử dụng để
truyền lực từ các bộ phận dẫn động. Thiết kế của chúng nhằm mục đích
tránh trượt và cải thiện độ bám, khiến chúng đáng tin cậy và hiệu quả
hơn. Ngoài ra, hình chữ V làm tăng sự tiếp xúc giữa dây đai và ròng rọc
mà nó dẫn động, giúp dây đai chữ V phù hợp với các ứng dụng có mô-
men xoắn cao.
- Dây curoa thang được làm từ các vật liệu như cao su, polyurethane,
hoặc neoprene, có một lớp lõi bên trong được gia cố bằng sợi sắt hoặc sợi
polyester để tăng độ cứng và độ chịu đựng
Ưu điểm Nhược điểm
+ số tốc độ lớn và tuổi thọ làm việc lâu dài. + Chúng phải chịu một độ rão nhất định và
+ Có thể dễ dàng lắp đặt và tháo gỡ, độ ồn không nên dùng khi cần tốc độ đồng bộ.
+ Căng đai không đúng cách và không khớp
thấp, ít yêu cầu bảo trì. giữa trục động và
với chiều dài đai có thể làm giảm tuổi thọ.
trục bị động + Tuổi thọ của đai ở nhiệt độ trên 80 độ C và
+ Có khả năng hấp thụ sốc dưới -50 độ C bị rút ngắn đáng kể.
+ Khả năng truyền tải năng lượng cho nhiều + Lực ly tâm cản trở việc sử dụng đai V ở
trục bị động từ một trục chủ động duy nhất tốc độ trên 55 m/s.
mà không cần sử dụng bộ căng đai.
+ Lỗi của một đai không làm mất khả năng
truyền động vì đai V chịu được quá tải đáng
kể.

.
B.Dây curoa răng (Timing Belt)
- Dây curoa răng hay còn được gọi là dây đồng bộ hoặc dây cam. Đặc
điểm của loại dây này là có bề mặt bên trong là các đường gờ, tạo thành
“răng” của dây, bề mặt bên ngoài dây láng mịn.
- Dây curoa răng có chức năng truyền động đồng bộ giữa các puli có
răng tương ứng, giúp truyền động chính xác, không bị trượt, ít sinh
nhiệt, tiếng ồn, có độ bền cao và ít phải bảo dưỡng.
Ưu điểm Nhược điểm
+ Chúng phải chịu một độ rão nhất định và
+ Tốc độ không đổi. Không bị trượt hay bị lệch
không nên dùng khi cần tốc độ đồng bộ.
+ Đai có hệ số đàn hồi lớn sẽ không bị kéo dãn. + Căng đai không đúng cách và không khớp
với chiều dài đai có thể làm giảm tuổi thọ.
+ Không cần căng đai. Giảm tải và tăng tuổi thọ.
+ Tuổi thọ của đai ở nhiệt độ trên 80 độ C và
+ Nhỏ gọn khoảng cách tâm ngắn hơn, đai hẹp dưới -50 độ C bị rút ngắn đáng kể.
+ Lực ly tâm cản trở việc sử dụng đai V ở tốc
hơn.
độ trên 55 m/s.
+ Hiệu suất cơ học cao cho tốc độ và sức mạnh
+ Không thể được sử dụng với khoảng cách
ổn định.
tâm lớn.
+ Gọn nhẹ, tỷ lệ công suất trên khối lượng cao.
+ Khả năng tải tốc độ cao.Tốc độ dây đai lên đến
tối đa 30 m/s
+ Độ ồn thấp. Không rung, không có hiện tượng
va chạm răng
+ Nhanh chóng, dễ dàng lắp đặt hay tháo rời.
C.Dây curoa đai dẹt (Flat Belt)
- Loại dây này được sử dụng để truyền động giữa các puli có trục song
song hoặc gần song song. Dây curoa dẹt có khả năng truyền động êm ái
và linh hoạt, không gây rung động và tiếng ồn. Tuy nhiên, loại dây này
có khả năng chịu lực kém và dễ bị trượt khi tải trọng lớn.
Ưu Điểm Nhược Điểm
+ Giảm tiếng ồn của động cơ khi hoạt động + Không có tính truyền động chủ động, có khả
+ Là một trong những loại dây đai có khả năng trượt đai và lệch đai
năng kháng hóa chất tốt + Kéo dài dây đai phải dùng một thiết bị căng.
+ Có thể chống cháy, chống tĩnh điện và + Kích thước tương đối lớn, tỷ lệ vận tốc không
chống phóng xạ trong các môi trường sản nhất quán, không thể được sử dụng khi cần thời
xuất đặc biệt gian hoặc tỷ lệ vận tốc chính xác.
+ Độ co giãn ít, không bong tróc dưới tác
động của thời tiết và nhiệt độ
+ Rất dễ để vệ sinh, thay mới hoặc bảo
dưỡng dây đai. Tiết kiệm chi phí nhiều hơn.
II.Cấu tạo và sơ đồ truyền lực của hệ thống truyền động xe
tay ga:
2.1 Cấu Tạo:
1. Trục khuỷu
2. Má puli sơ cấp di động
3. Con lăn ly tâm
4. Má puli sơ cấp cố định
5. Má puli thứ cấp di động
6. Trục sơ cấp của hộp giảm tốc(hộp cầu)
7. Nồi li hợp
8. Má li hợp (bố ba càng)
9. Dây đai V
10. Má puli thứ cấp cố định
2.2 Nhiệm vụ từng bộ phận
- Trục khuỷu:Tạo ra chuyển động quay từ chuyển động tịnh tiến , kết nối
những bộ phận khác với nhau , vai trò chịu lực từ Piston

- Má puli sơ cấp di động: Là bộ phận được gắn vào trục quay trên động cơ
- Con lăn ly tâm : giúp xe tay ga không đòi hỏi thao tác sang số

-Má puli sơ cấp cố định: Định hướng đường chạy của dây
- Trục sơ cấp của hộp số giảm tốc : giúp thay đổi vận tốc và momen xoắn của xe
tăng theo điều kiện đường và tải trọng.

-Nồi li hợp: Điều khiển việc truyền lực từ động cơ đến bánh sau , giúp xe chạy một
cách ổn định
-Dây đai V : nhờ dây đai , khi động cơ truyền lực sẽ làm puli quay.

-Má puli thứ cấp: vai trò tạo ra một lực chuyển động đảm bảo luôn theo
1 phương cố định và cho phép thay đổi hướng của lực khi cần thiết.Puli
cố định có cấu tạo gồm dây đai được gắn với bánh xe có rãnh
2.3 Nguyên lý hoạt động hệ thống truyền động trên xe tay ga

1.động cơ đang ở chế độ guaranty:


Lúc này tốc độ động cơ còn thấp, lực kéo và chuyển động của động cơ
được truyền từ trục khuỷu qua puli sơ cấp, dây đai V, puli thứ cấp và tới
cụm má ma sát (bố ba càng). Tuy nhiên do lực li tâm của cụm ma sát nhỏ
chưa thắng được lực lòxò của các má ma sát nên má ma sát không tiếp
xúc với vỏ nồi li hợp. Vì vậy , lực kéo và chuyển động không được truyền
tới bánh xe sau, xe không chuyển động.
2. Bắt đầu khởi hành và chạy ở tốc độ thấp:
- Khi tăng tốc độ động cơ lên khoảng 2700 ~ 3000 v/ph; Lúc này lự li tâm
của cụm ma sát đủ lớn và thắng được lực lò xo kéo nên các má ma sát văng
ra và tiếp xúc với nồi li hợp. Nhờ lực ma sát giữa các má ma sát và nồi ly
hợp, nên lực kéo và chuyển động được truyền qua bộ bánh răng giảm tốc tới
bánh xe sau và xe bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm này, dây đai V có vị
trí nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của Puli thứ cấp. Tỉ số
truyền của bộ truyền lúc này là lớn nhất nên lực kéo ở bánh xe sau đủ lớn để
xe khởi hành từ trạng thái dừng và tăng tốc lên.
3. Khi chạy ở tốc độ trung bình:
-Tiếp tục tăng tốc động cơ lên, do lực li tâm lớn làm các con lăn ở puli sơ
cấp văng ra xa hơn ép má puli sơ cấp di động tiến về phía puli sơ cấp cố
định và chèn dây đai V ra xa tâm hơn. Vì độ dài dây đai không đổi nên
phía puli thứ cấp, dây đai sẽ di chuyển vào gần tâm cho đến khi nó cân
bằng với lực ép của lò xo nén lớn ở puli thứ cấp. Như vậy, tỉ số truyền
động của bộ truyền sẽ giảm dần và tốc độ của puli thứ cấp sẽ tăng dần lên
làm tăng tốc độ của xe.
4. Khi chạy ở tốc độ cao:
- Tiếp tục tăng tốc động cơ lên cao, dưới tác động của lực li tâm lớn, các
con lăm sẽ văng ra xa tâm nhất và ép má puli sơ cấp di động lại gần nhất
với má puli sơ cấp cố định.Đường kính tiếp xúc của dây đai V với puli sơ
cấp lúc này là lớn nhất và ngược lại, phía puli thứ cấp dây đai V có
đường kính nhỏ nhất. Tỉ số truyền động của bộ truyền sẽ đạt giá trị nhỏ
nhất và tốc độ puli thứ cấp sẽ cao nhất. Lúc này xe sẽ có tốc độ cao nhất.
5. Khi leo dốc hoặc tăng tải đột ngột:
- Khi xe leo dốc hoặc tăng tốc đột ngột, tải tác động lên bánh xe sau lớn,
puli thứ cấp cố định sẽ theo tốc độ (chậm lại) của bánh xe sau. Lúc này
nếu người lái xe tiếp tục tăng ga thì momen tác động lên má puli thứ cấp
di động sẽ tăng lên và dưới tác động của lò xo nén, puli thứ cấp di động sẽ
trượt theo rãnh dẫn hướng (hình trên) di chuyển lại gần phía má puli thứ
cấp cố định chèn dây đai V ra xa tâm (đồng thời phía puli sơ cấp, dây đai
V sẽ vào gần tâm) làm tăng tỷ số truyền động giúp xe leo dốc dễ dàng.
6. Hộp giảm tốc cuối (hộp cầu sau):
Để tạo ra lực kéo và tốc độ xe thích ứng với công suất động cơ cũng như
kích thước của bánh xe, còn có bộ truyền bánh răng giảm tốc. Bộ giảm
tốc này thường được thiết kế với hai cấp giảm tốc. Do tốc độ của cao nhất
của các bánh răng trong bộ giảm tốc lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của
trục khuỷu động cơ nên để đảm bảo độ bền sử dụng và giảm độ ồn lúc ăn
khớp của các bánh răng, thường bộ giảm tốc dùng bánh răng có dạng răng
nghiêng.

Kết cấu hộp giảm tốc xe tay ga:


1. Trục bánh răng dẫn động sơ cấp
2. Trục trung gian
3. Trục dẫn động thứ cấp (trục bánh xe sau)
4. Bánh răng dẫn động trục thứ cấp
III.Dấu hiệu nhận biết hư hỏng ở dây đai

- Động cơ bị ngắt đột ngột , không thể khởi động lại

- Dây có dấu hiệu mòn , nứt nẻ

- Dây có âm thanh : lạch cạch , rít khi động cơ hoạt động

- Dây có sự lỏng lẻo , căng quá mức

- Động cơ khó khởi động , giật khi tăng tốc


IV.cách bảo trì dây đai:
+ Thay má phanh theo định kì
+ Tránh đi sâu vào đường ngập nước
+ Thay dầu Nhớt theo định kì
+ Thay dây dây đai theo định kì
+ Mua dung dịch Bảo vệ dây đai
Thanks For Watching

You might also like