Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 56

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HÓA KỸ THUẬT
NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
SILICAT
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ 2
Chuyên đề:
phụ gia trong công nghệ sản xuất xi
măng portland
GVHD : Th.S.GVC.Nguyễn Dân
SVTH : Nguyễn Thị Thảo
Phan Công Tuấn
EBOOKBKMT.COM
Lớp : 05H1
LỜI MỞ ĐẦU
• Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, nền công
nghiệp nước ta đang ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là từ sau khi
nước ta gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Các công
trình xây dựng công nghiệp, dân dụng, công trình công cộng,...
ngày càng nhiều. Kéo theo đó là nhu cầu vật liệu xây dựng nói
chung và xi măng nói riêng ngày càng cao cả về số lượng lẫn
chất lượng. Nhà nước đã có chính sách ưu tiênphát triển nghành
xi măng bằng nguồn vốn trong nước kết hợp liên doanh nước
ngoài, tiếp thu công nghệ tiến thế giới.

• Trong công nghệ sản xuất xi măng, việc sử dụng nguyên liệu hay
hoá chất để pha vào phối liệu hay cho vào nghiền chung với
clinker là rất cần thiết, nhằm mục đích cải thiện công nhgệ
nghiền, nung hay tính chất của sản phẩm. Ngoải ra còn góp phần
hạ giá thành sản phẩmvà tăng sản lượng.
Nắm bắt được sự cần thiết, quan trọng của viêc sử dụng phụ gia
trong công nghệ sản xuất xi măng portland từ đó giúp chúng ta
khái quát được các loại phụ gia, lựa chọn một cách phù hợp loại
phụ gia ứng với việc sản xuất mỗi loại xi măng đáp ứng nhu cầu
xây dựng trong nuớc và nước ngoài.
Chuyên đề nay giúp ta nắm vững hơn những kiến thức đã học và
ứng dụng vào thực tế một cách có hiêu quỉa hơn.
NỘI DUNG
• phần 1: Khái niệm và phân loại phụ gia trong công nghệ
sản xuất xi măng portland.
• Phần 2: Nguyên liệu chính trong phụ gia.
• Phần 3: Các phương pháp đánh giá chất lượng phụ gia
thuỷ hoạt tính.
phần 1: Khái niệm và phân loại phụ gia
trong công nghệ sản xuất xi măng
portland
Chương 1: Tổng Quan Về Sử Dụng Phụ Gia
ở Việt Nam.
1.1 Nhu cầu về sử dụng phụ gia.
•Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
nhu cầu về chỉnh trang xây dựng cơ sỏ hạ tầng tạo ra một diên mạo
mới cho đất nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài dang diễn ra
mạnh mẽ. các khu công nghiêp, khu vui chơi giải trí, trung tâm
thương mại, các cao ốc…đang được xây dưng khắp nơi. Trước tình
hình này thì nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng theo trong đó
xi măng là không thể thiếu. Xi măng sản xuất ra phải đảm bảo được
sản lượng cũng như chất lượng và giá thành sản phẩm,do đó việc
sử dụng phụ gia là quan trong và cần thiết.
1.2.Lịch sử dùng phụ gia
• Trước đây chúng ta đã biết sử dụng vữa vôi. Ngày xưa người ta đã sử
dụng một số chất cho thêm vào vôi cho vữa dẻo hơn như: nhớt dâm
bụt…là chất dẻo hóa. Cho thêm vào vữa vôi cho đóng rắn nhanh hơn:
mật rỉ đường. Cho thêm vào vũa vôi cho bền hơn, bền nước biển hơn:
tro trấu. Cho thêm vào vữa vôi cho không bị nứt, rạn: giấy bản như là
sợi celluloze’

• Ở Việt Nam người ta đã sử dụng xi măng pooclăng từ những năm đầu


thế kỷ XX trong các công trình như: Cầu Long Biên (1909). Cung An
Định (Huế): (1919).
• Những năm 60 của thế kỷ XX: dùng SSB (Liên Xô - USSR) cho
thủy điện Thác Bà.
• Những năm 70: Dùng phụ gia nước thải của nhà máy giấy (theo công
nghệ kiềm): phụ gia dẻo hóa, giảm nước ~ 10%: thủy điện Hòa Bình.
• Những năm 80: Dùng phụ gia Lignhin kiềm: giảm nước 15%. Phụ gia
khoáng sét bentonite: tăng khả năng chống thấm.
• Những năm 2000: Phụ gia siêu dẻo thế hệ mới: Polycacboxylat Natri,
giảm nước 25 - 35%. Phụ gia khoáng hoạt tính mạnh như SF, RHA,
MK.
1.3. Hệ thống pháp lý ở Việt Nam cho việc quản
lý và sử dụng phụ gia.

• Hệ thống tiêu chuẩn


• TCVN:
• - Phụ gia khoáng cho xi măng : TCVN 6882: 2001
• - Phụ gia hoạt tính Puzolan : TCVN 3736 - 1982.
• - Xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất XM : TCVN 4315 - 1986.
• -Phụ gia khoáng hoạt tính cao silicafum và tro trấu nghiền mịn:
TCXD 231 - 2003.
• - Chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế thành phần và thi công bê tông tự chảy
(SCC)
• - Hướng dẫn sử dụng xi măng và phụ gia trong xây dựng
thủy lợi: 14 TCN 114 – 2001.
Chương 2: Khái Niệm Và Phân Loại
Phụ Gia Trong Công Nghệ Sản Xuất
Xi Măng Portland.

• 2.1 Khái niệm và phân loại phụ gia.


• 2.1.1 Khái niệm
• Hoá chất hay nguyên liệu dùng để pha vào phối liệu hay cho vào
nghiền chung với clinker xi măng nhằm mục đích cải thiện công nghệ
nghiền, nung hay tính chất của sản phẩm được gọi chung là phụ gia.
Ngoài ra còn góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng sản lượng.
• 2.1.2 Phân loại phụ gia.
• Phụ gia trong công nhgệ sản xuất xi măng có thể chia làm hai lo ại:
Phụ gia cải thiện công nghệ gia công và chuẩn bị phối liệu hay nung
luyện, phụ gia cải thiện tính chất của xi măng.
• 2.1.2.1 Phụ gia cải thiện công nghệ.
2.1.2.1.1 Phụ gia trợ nghiền
• Đó là hoá chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiền
chung với hỗn hợp nguyên liệu ( nghiền phối liệu ) hay clinhker nhằm
mục đích tăng năng suất máy nghiền và giảm tiêu hao năng lượng
điện.
• Từ tháng 3 năm 2008 đến nay, Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang
đã thử nghiệm sử dụng phụ gia trợ nghiền BiFi trong công đoạn
nghiền xi măng và cho thấy những kết quả tốt như: Năng suất nghiền
(tấn/h) tăng khoảng 10%, nhờ đó tăng đáng kể sản lượng xi măng mà
vẫn đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; trong khi đó, điện
năng sử dụng giảm trên 11% và tiết kiệm chi phí sản xuất khoảng
12.000 đồng/tấn sản phẩm.
• Ngoài ra, sử dụng phụ gia trợ nghiền BiFi còn làm tăng độ linh động
của xi măng, dễ dàng hơn trong đóng bao gói sản phẩm và làm tăng
thời gian bảo quản, sử dụng xi măng.
• 2.1.2.1.2 Phụ gia khoáng hoá.
Đó là hoá chất hay nguyên liệu cho vào thiết bị nghiền và nghiền
chung với hỗn hợp nguyên liệu. Do sự có mặt của nó nên khi nung
phối liệu sẽ giảm được nhiệt độ nung, tăng tốc các phản ứng hoá học
trong quá trình tạo khoáng.Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm độ nhớt,
tăng tính linh động pha lỏng. Do vậy tăng khả năng thấm ướt của pha
lỏng cao ( do ở nhiệt độ cao chất khoáng hoá phá vỡ hay làm yếu cầu
nối cấu trúc pha lỏng). Từ đó pha lỏng tăng tính hoà tan và C 2S và
CaO dễ dàng khuyếch tán vào pha lỏng tiếp xúc nhau tạo thành
khoáng C3S.
2.1.2.1.3 Phụ gia giảm ẩm
• Phối liệu (bùn) trong sản xuất xi măng theo phương pháp ướt thường
có độ ẩm cao (W>32%). Do đó khi nung luyện tốn nhiều nhiệt cho
quá trình bốc hơi làm giảm năng suất lò. Biện pháp để làm giảm độ
ẩm nhưng vẫn bảo đảm độ nhớt của bùn thường sử dụng cá loại phụ
gia sau:
• + (0.2 – 0.5)% SSB độ ẩm cuả bùn giảm (2 – 4)% tương đương giảm
lượng nước trong bùn 7%.
• + Hỗn hợp (SSB và Na2CO3) hàm lượng từ (0.2 – 0.5)% sẽ giảm nước
trong bùn 8%.
• + Hỗn hợp thuỷ tinh lỏng và NaOH hoặc sođa bùn giảm (3 – 6)%.
• 2.1.2.2 Phụ gia cải thiện tính chất của xi măng.
• 2.1.2.2.1 Phụ gia thủy hoạt tính(khoáng hoạt tính).
• a. Khái niệm.
Phụ gia thuỷ là một chất khi nghiền mịn trộn với vôi cho ta
một chất có khả năng đóng rắn dưới nước, khi trộn với ximăng
portland nó sẽ kết hợp với vôi tự do và vôi thoát ra của các
phản ứng hoá học khi đóng rắn ximăng, do đó làm tăng được
độ bền nước của ximăng portland, đồng thời còn có tác dụng
làm tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
• Bản thân phụ gia thuỷ khi nghiền mịn trộn với nước, không có tính chất
kết dính, đó là đặc điểm cơ bản khác với xỉ lò cao.
• Thành phần hoá học chủ yếu của phụ gia thuỷ là SiO 2 hoạt tính và một
lượng nước liên kết nhất định, ngoài ra còn có Al2O3ht, Al2O3.2SiO2ht, oxit
sắt. Hàm lượng oxit silic hoạt tính càng cao thì độ hoạt tính của phụ gia
thuỷ càng lớn.
• Phụ gia thủy hút nước mạnh do một phân tử có thể hút từ vài 100 ÷ 1000
phân tử nước. Vì vậy cần bảo quản trong kho có bao che. Khi phụ gia
thủy ẩm sẽ khó đưa lên silô, gây hyđrat hóa xi măng và giảm độ hoạt
tính.
b. Phân loại phụ gia thủy:
Phụ gia thuỷ được phân loại như sau:
Phụ gia thuỷ thiên nhiên

Nguồn gốc từ núi lửa Nguồn gốc trầm tích


Phụ gia thuỷ nhân tạo
(loại phún suất) (cấu tạo từ vỏ trái đất)

+ Tro núi lửa + Điatômit + Đất sét nung non


+ Puzơlan + Trêpen lửa.
+ Tup + Opaka + Silic hoạt tính phế
+ Traxơ + Khoáng sét liệu
+ Đá bọt + Tro, xỉ nhiên liệu
a. Phụ gia thuỷ thiên nhiên
• Phụ gia thuỷ loại phún suất: Là loại đá thiên nhiên do núi lửa tạo thành,
thành phần hoá học gồm ôxít Silíc, ôxít Alumin, tạp chất đất sét và một
lượng nước hoá học. Độ hoạt tính của nó phụ thuôc chủ yếu vào hàm
lượng ôxít Silíc và nước hoá học, ngoài ra còn phụ thuộc vào quá trình
làm lạnh khi tạo thành nó.
• Phụ gia thủy hoạt tính: Do cấu tạo vỏ trái đất là những khoáng nhẹ, dễ
nghiền, xốp, khô, dễ hút ẩm, thành phần hoá học chủ yếu là ôxít Silíc vô
định hình. Trọng lượng riêng của loại phụ gia thủy này rất nhỏ. Trọng
lượng riêng càng nhỏ độ xốp càng lớn, độ hoạt tính càng cao.
• Điatômít 0,75 g/cm3
• Trêpen 0,85 g/cm3
• Opaka 0,14 g/cm3
b. Phụ gia thủy nhân tạo
• Silíc hoạt tính phế liệu: là phế liệu của ngành sản xuất phèn nhôm từ đất
sét, có hoạt tính cao, sử dụng làm phụ gia thủy rất tốt.
Phụ gia thủy đất sét
• Đất sét nung có thể sử dụng làm phụ gia thủy được, nhưng cần chọn
loại đất sét có chứa nhiều khoáng Al2O3.2SiO2.2H2O được gia công
nhiệt ở 600 - 8000C. Độ hoạt tính của phụ gia thủy loại đất sét phụ
thuộc nhiều vào nhiệt độ nung và loại đất sét sử dụng làm phụ gia
thủy. Độ hoạt tính của đất sét nung do khoáng Caolinit ở nhiệt độ 600
- 800 0C chuyển thành mêtacaolinhit và các ôxít riêng biệt dễ dàng tác
dụng với vôi nên sử dụng làm phụ gia thủy rất tốt.
• tro, xỉ nhiên liệu rắn: tro xỉ nhiên liệu rắn có thể sử dụng làm phụ gia
thủy được vì thành phần hoá học của nó gần giống như thành phần
hoá học của đất sét nung. Muốn sử dụng làm phụ gia thủy thì nhiên
liệu phải đốt ở nhiệt độ thấp, nếu đốt ở nhiệt độ cao thì độ hoạt tính
của nó giảm.
Ngoài sự phân loại trên người ta còn phân loại phụ gia thủy dựa vào
thành phần hoá học.
• Phụ gia thủy giàu Silíc ngậm nước: Điatômít, Opaka, Silíc hoạt tính
• Phụ gia nhiều Alumosilicát như: Tup, traxơ, đá bọt.
• Phụ gia thủy chứa nhiều sét nung: Tro, xỉ nhiên liệu.
2.1.2.2.2.Phụ gia điều chỉnh
Âãø âiãöu chènh täúc âäü âoïng ràõn cuía ximàng ngæåìi ta thæåìng
duìng thaûch cao 2 næåïc (CaSO4.2H2O) hoàûc mäüt säú muäúi nhæ:
CaCl2; NaCl; ... sæí duûng phuû gia âiãöu chènh pha vaìo ximàng laì
cáön thiãút vç baín thán Clinker khi nghiãön mën âoïng ràõn ráút
nhanh khi taïc duûng våïi næåïc, khäng këp xáy traït vaì thi cäng. Caïc
loaûi phuû gia âiãöu chènh trãn pha vaìo ximàng våïi mäüt tyí lãû
thêch håüp seî coï taïc duûng keïo daìi thåìi gian âoïng ràõn cuía
ximàng âaím baío yãu cáöu thæûc tãú trong xáy dæûng.

2.1.2.2.3 Phuû gia læåìi


Coìn goüi laì phuû gia âáöy, coï thãø sæí duûng nhæ caïc loaûi âaï väi
nghiãön mçn,caït, v.v... muûc âêch pha vaìo ximàng laìm tàng saín
læåüng, haû giaï thaình saín pháøm, khi pha caïc loaûi phuû gia læåìi
vaìo ximàng cáön chuï yï tyí lãû âãø âaím baío cháút læåüng saín
pháøm.
Phụ gia đầy: gồm các vật liệu khoáng thiên nhiên hoặc nhân tạo,
thực tế không tham gia vào quá trình hydrat hoá xi măng, chúng chủ
yếu đóng vai trò cốt liệu mịn, làm tốt thành phần hạt và cấu trúc của
đá xi măng. Phụ gia đầy sử dụng trong công nghiệp xi măng gồm: đá
vôi, đá vôi silic có mầu đen, đá sét đen, các loại bụi thu hồi ở lọc bụi
điện trong dây chuyền sản xuất xi măng cũng được sử dụng như một
loại phụ gia đầy nhân tạo.

2.1.2.2.4 Phuû gia baío quaín


Ximàng khi baío quaín trong kho thæåìng bë giaím cháút læåüng vç caïc
haût ximàng dãù huït áøm vaì khê CO2 trong khäng khê, do âoï caïc
haût ximàng bë Hyârat hoaï vaì cacbonat hoaï træåïc khi sæí duûng.
Âãø khàõc phuûc hiãûn tæåüng trãn khi nghiãön clinker ngæåìi ta
coìn pha vaìo caïc loaûi phuû gia baío quaín nhæ: Dáöu laûc, dáöu laûp,
v.v...caïc phuû gia naìy taûo mäüt maìng moíng ngoaìi haût ximàng,
laìm cho ximàng coï khaí nàng chäúng áøm täút.
Chương3: Cơ chế phản ứng của phụ gia
với các thành phần xi măng
3.1 Phản ứng thuỷ hoá của phụ gia thuỷ hoạt tính với xi
măng
Theo J.un quá trình hoá học xảy ra hai giai đoạn :
• Giai đoạn đầu: Gọi là phản ứng sơ cấp. Chủ yếu các khoáng ximăng
phản ứng thuỷ phân hay thuỷ hoá với nước.
• Giai đoạn thứ hai: Gọi là phản ứng thứ cấp. Các sản phẩm thuỷ phân,
thuỷ hoá của ximăng tác dụng tương hỗ với nhau hay tác dụng với
các phụ gia hoạt tính trong ximăng ...
J.un đã phân tích và tóm tắt quá trình hyđrat hoá các khoáng ximăng
như sau:

Khoáng 3CaO.SiO2 (C3S)


C3S phản ứng thuỷ phân với nước tạo thành hydrosilicatcanxi
có tỉ lệ phân tử CaO/SiO2 < 3
3CaO.SiO2 + nH2O = x Ca(OH)2 + y CaO.SiO2.mH2O
Trong đó: x +y = 3
m = n - 2.x
Đa số tài liệu cho rằng sản phẩm hyđrosilicatcanxi do C 3S
thuỷ phân là 2CaO.SiO2.mH2O. Trị số m thực tế rất dao
động. TheoTôrôpôp và Bêlakin, m có thể từ 1÷ 4 mol H 2O
cho 1 mol 2CaO.SiO2.
Một số tài liệu nghiên cứu sự thuỷ phân C3S thành
hyđrosilicatcanxi có tỉ lệ CaO/SiO2 = 3/2
2[3CaO.SiO2] + nH2O 3CaO.2SiO2.2H2O + 3Ca(OH)2
3CaO.2SiO2.2H2O viết tắt là C3S2H2 gọi là aprinit
Vấn đề đặt ra là hyđrosilicatcanxi tạo thành ở trạng thái keo hay
trạng thái tinh thể. Có nhiều ý kiến khác nhau
nhưng tạm chấp nhận hyđrosilicatcanxi tách ra ở dạng keo hay các
hạt phân tán mịn có kích thước vô cùng nhỏ thuộc trạng thái keo
Theo Vet, tuỳ điều kiện môi trường khi hydrat, điều kiện đóng rắn
và nồng độ vôi trong pha lỏng mà các khoáng C 3S, C2S thực hiện
phản ứng thuỷ phân hay thuỷ hoá.
Khoáng C3S và C2S thuỷ phân toàn phần khi có dư nước.
3CaO.SiO2 + nH2O 3Ca(OH)2 + SiO2.(n - 3)H2O
2CaO.SiO2 + nH2O 2Ca(OH)2 + SiO2.(n - 2)H2O
Trong thực tế 2 phản ứng trên không xảy ra đến cùng vì pha lỏng dần
dần bảo hoà làm cho phản ứng ngừng hay chậm lại. Do đó tuỳ theo
nồng độ vôi trong pha lỏng mà C3S xảy ra các phản ứng khác nhau.
• Tạo thành CaO.SiO2.H2O (CSH) là khoáng bền có tính kết dính
. Khi tỉ lệ CaO/SiO2 = 0,8 ÷ 1,5 ứng với nồng độ vôi trong pha lỏng
CaO = 0,08 ÷ 1,1 g/l
Khi nồng độ vôi là 1,1 g/l tính theo CaO thì hydrosilicat có công
thức là: 2CaO.SiO2.2H2O (C2SH2)
Tổng hợp quá trình như sau:
Nồng độ CaO < 0.08 g/l phản ứng thủy phân là chính:

H2O
C3S 3Ca(OH)2 + SiO2.nH2O

Nồng độ CaO = 0.08 g/l xảy ra phản ứng thủy hóa:

C3S H2O CSH(B) + Ca(OH) 2


Nồng độ CaO =1,1 g/l tạo trạng thái giả bền

C3S H2O C2SH2 + Ca(OH)2


Điều kiện thực tế sẽ theo sơ đồ sau:
C3 S H2O C2SH2 + Ca(OH)2

CSH(B)

• Tóm lại phản ứng hoá học giữa C3S với nước luôn có Ca(OH)2 trong
pha rắn. Đây chính là tính chất riêng biệt của C3S khi tác dụng với
nước bao giờ cũng sinh
Khoáng ra phản ứng
2CaO.SiO (C thuỷ phân.
S)
2 2
Theo J.un C2S là khoáng chủ yếu thuỷ hoá.
2CaO.SiO2 + nH2O 2CaO.SiO2.nH2O
Nhiều tác giả đều thống nhất kết luận: Nếu thuỷ hoá khi cho ít nước
thì không thấy Ca(OH)2 thôi ra.
Theo Vet, C2S khi tác dụng với nước cũng tương tự như C3S. Nếu
nhiều nước và lắc liên tục thì chúng cũng sẽ bị thuỷ phân.
2CaO.SiO2 + nH2O 2Ca(OH)2 + SiO2.(n - 2)H2O
Thông thường, với nồng độ CaO nhất định trong dung dịch theo

sơ đồ

• C2S H2O C2SH2 CSH(B)


Hydrosilicatcanxi là một trong số những vật chất tạo nên tính chất
dính kết bảo đảm cho đá ximăng phát triển cường độ và có độ bền
cao
Khoáng aluminat canxi (C3A).
Theo J.un, kết quả hyđrat C3A tạo nên hyđroaluminatcanxi khác hẳn
hydrosilicatcanxi ở chỗ hydroaluminatcanxi rất nhạy cảm dẫn đến
kết tinh tạo tinh thể mới. Cấu trúc tinh thể của chúng có 2 nhóm:
nhóm tấm hecxa và nhóm tấm giả hecxa. Vì vậy, tuỳ điều kiện có thể
có hydroaluminatcanxi như sau:
4CaO.Al2O3.nH2O. Trong đó n = 12 ÷ 14
3CaO.Al2O3.nH2O. Trong đó n = 6 ÷ 12
2CaO.Al2O3.nH2O. Trong đó n = 5 ÷ 9
Khi nghiên cứu cấu trúc bằng Rơnghen, nhiều tác giả phát hiện
thấy hydroaluminatcanxi chỉ có 2 loại cấu trúc tấm gồm có 2 lớp
hecxa của Ca(OH)2 và Al(OH)3:
2Ca(OH)2. 2Al(OH)3.3H2O

4Ca(OH)2. 2Al(OH)3.6H2O
Ngoài 2 cấu trúc Hecxa nói trên còn có cấu trúc khối lập phương
3CaO.Al2O3.6H2O.
Khi nghiên cứu hệ CaO.SiO2.H2O, người ta thấy rằng ở nhiệt độ
210C ÷ 900C, pha bền vững chủ yếu là Gipxit (Al2O3.3H2O), khi nồng
độ CaO là 0,33 g/l. Nếu nồng độ CaO lớn hơn 0,33 g/l thì có dạng
3CaO.Al2O3.6H2O kết tinh dạng tinh thể khối lập phương tách ra ở
pha rắn.
Ở nhiệt độ thường: C3A + nH2O C3AH(10÷12)

Khi nồng độ vôi CaO > 1.08gCaO/lít thì

C3AH(10÷12) t0 >250C C3AH


C3AH(10÷12) C4AH13 (kèm theo hiện tượng co sản
phẩm, là dạng hecxa giả bền sẽ mau chóng chuyển sang dạng
khối C3AH6 ).
Ở nhiệt độ khoảng 20÷25oC và nồng độ vôi CaO từ 0.25÷0.3gCaO/lít
C3AH6 Ca(OH)2 + Al(OH)3
Khoáng C5A3 có thể có trong clinker ximăng (có tài liệu gọi là C12A7)
khi tác dụng với nước sẽ bị thuỷ phân tạo nên hydroaluminat kiềm cao
CaO/Al2O3 > 5,3 và thoát ra Al(OH)3. Cấu trúc hydroaluminat C5A3 lúc
thuỷ phân là dạng khối C3AH6.
C5A3 + 42H2O = 5C3AH6 + 8Al(OH)3
Trong quá trình xảy ra đóng rắn bột ximăng, Al(OH)3 có thể phản ứng
với Ca(OH)2 do quá trình hyđrat hoá khoáng silicat tạo ra để tổng hợp
thành hydroaluminat 2 canxi hay 4 canxi:
2Ca(OH)2 + 2Al(OH)3 + 3H2O 2Ca(OH)2.2Al(OH)3.3H2O
4Ca(OH)2 + 2Al(OH)3 + 6H2O 4Ca(OH)2.2Al(OH)3.6H2O
Hyđroaluminat 2 canxi hay 4 canxi là hợp chất không bền. Vì
vậy thành phần hydroaluminat canxi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: Tỉ lệ pha rắn C3A và pha lỏng là nước, nồng độ CaO trong
dung dịch rắn, nhiệt độ thực hiện quá trình.v.v...

Khoáng alumopheritcanxi (C4AF)


Trong clinker ngoài C4AF có thể có C2F. Các khoáng này vừa tham gia
phản ứng thuỷ phân vừa tham gia phản ứng thuỷ hoá để tạo thành
hydroaluminatcanxi và hydropheritcanxi
• C4AF + nH2O C3AH6 + CaO.Fe2O3.H2O
• CaO.Fe2O3.H2O + 2Ca(OH)2 + xH2O 3CaO.Fe2O3.6H2O
• 2CaO.Fe2O3 + 2H2O 2CaO.Fe2O3.nH2O
• 2CaO.Fe2O3.nH2O + Ca(OH)2 + xH2O 3CaO.Fe2O3.6H2O
C3FH6: là khoáng bền nước và bền sulfat.
Tóm tắt giai đoạn 1
Phản ứng thủy hóa giữa các khoáng có trong xi măng với nước tạo ra
các sản phẩm thủy hóa:
• Hyđro silicat canxi: CSH
• Hyđro aluminat canxi: C3AH6
• Hyđro ferit canxi: C3FH6
• Hyđroxit canxi: Ca(OH)2
• Hyđroxit manhê: Mg(OH)2.
Giai đoạn 2: Các sản phẩm thủy hóa tác dụng với phụ
gia
• Sản phẩm thủy hóa tác dụng với thạch cao thiên nhiên: có tác
dụng điều chỉnh thời gian đông kết
• Khi hyđrat hóa xi măng, trong sản phẩm hyđrat hóa sẽ có mặt đồng
thời Ca(OH)2 và CaSO4.2H2O. Đây là điều kiện tổng hợp nên các
sulfo hyđro aluminat canxi: (1)
CaSO4.2H2O + C3AH6 + nH2O (2)
(1): C3A.CaSO4.(10÷12)H2O: mono sulfo hyđro aluminat canxi
(2): C3A.3CaSO4.(30÷32)H2O: tri sulfo hyđro aluminat canxi (ettringit)
Như vậy để kéo dài thời gian ninh kết của xi măng bằng cách giảm
tốc độ ion aluminat thoát ra môi trường và ngược lại làm tăng
nhanh tốc độ ninh kết. Khi trong xi măng hàm lượng C3A nhiều thì
pha nhiều thạch cao. Ngoài ra khi xi măng nghiền càng mịn thì khả
năng ninh kết càng nhanh nên phải đưa thạch cao vào nhiều để kéo
dài thời gian ninh kết.
Sản phẩm thủy hóa tác dụng với phụ gia thủy hoạt tính:
Ca(OH)2 + SiO2ht + nH2O xCaO.ySiO2.nH2O
(khoáng bền không tan, có cường độ)
C3AH6 + SiO2ht + nH2O C3A.CaSiO3.(10÷12)H2O
C3A.3CaSiO3.(30÷33)H2O
C2SH2 + SiO2 + nH2O CSH(B)

Ca(OH)2 + Al2O3 + nH2O xCaO.yAl2O3.nH2O

Ca(OH)2 + Al2O3.2SiO2ht + nH2O Ca(OH)2 + Al2O3.2SiO2ht + nH2O


Thời gian đầu: [Ca2+] nhỏ do CaOtd từ các khoáng trong xi
măng thôi ra ít.
[SO42-] nhỏ.
tohồ ≈ tomôi trường
thì xảy ra phản ứng (1) có đặc điểm giả bền sít đặc tạo màng keo bao
bọc hạt C3A không cho ion aluminat thôi ra môi trường, cũng không
cho nước xâm nhập vào bên trong. Vì vậy không xảy ra phản ứng
hyđrat hóa.
Theo thời gian: [Ca2+] tăng lên đạt bảo hòa.
[SO42-] tiếp tục tăng và đạt bảo hòa.
to hồ tăng lên.
Phản ứng (1) chuyển sang phản ứng (2) có cấu trúc xốp, có tính
trương nở thể tích lớn gây ứng suất làm nứt vỡ tạo điều kiện cho nước
xâm nhập vào.Ở lớp kế tiếp lúc này nồng độ [Ca2+] và [SO42-] giảm
nên tạo phản ứng (1). Khi nồng độ [Ca2+] và [SO42-] tăng đạt bảo
hòa thì phản ứng (1) chuyển sang phản ứng (2), quá trình này lặp đi
lặp lại nhiều lần chính là thời gian điều chỉnh đông kết.
C3S2.nH2O: khoáng apvinit có tính kết dính.
C2AS.n’H2O: hyđroghelenhit trơ không kết dính.
3.2 Phản ứng tạo khoáng của phụ gia khoáng hoá với xi
măng portland
Khi chuẩn bị phối liệu cho lò nung ta cho vào máy nghiền phối liệu
một lượng < 1%: CaF2 hay Na2SiF6... và cơ chế:
CaF2 + H2Ohtphối liệu Ca(OH)2 + 2HF

HF + SiO2tinh thể SiO2hoạt tính + H2O + SiF4

H2O + SiF4 SiO2hoạt tính+ HF


T0cao
Ca(OH)2 CaO + H2O

HF + CaCO3 CaOhoạt tính + CaF2 + CO2 + H2O


Nhận xét: Sự có mặt Fsẽ tạo ra các CaO ht và SiO2ht. Ngoài ra
Fcòn có khả năng định hướng tạo khoáng C3S có hiệu suất cao từ
C3A và C4AF:

• C3A F C5A3 + CaOht

• CaOht + C2S C 3S
• F
• Hoặc C4AF C5A3 + C6AF2 + CaOht
• CaOht + C2S C3S
Phần2:Giới thiệu một số nguyên liệu trong sản xuất
xi măng
Puzolan
Đuợc phát hiện đầu tiên ở thành phố Pouzzoles nước Ý. Chúng được tạo
thành từ các tro, túp núi lửa, trong các điều kiện kết tinh đột ngột sau khi
phun ra ngoài. Thành phần chủ yếu là SiO2 ở dạng tự do và định tính.
Chất lượng của pozolan phụ thuộc vao chất lượng của SiO2 và Al2O3 ở
dạng tự do, nó quyết định độ hút vôi của nguyên liệu. Chính điều này mà
khái niệm về puzolan ngày nay được mở rộng hơn, không chỉ lien quan
đến các tro túp núi lửa ma còn được tạo thành từ nhiều loại đất đá khác
nhau và các loại có nguồn gốc nhân tạo
Nguồn gốc nhân tạo:
Là những nguyên liệu sau khi đã được sử lý kĩ thuật thích hợp sẽ có đủ
tính chất đặc trưng của puzolan như: tro bay, xỉ than, gạch nung nhẹ lửa...
Nguồn gốc tự nhiên:
Là sản phẩm của quá trình hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh như:
tro,tup,thuỷ tinh núi lửa, điatômít, trepel, opoka, à một số sản phẩm có
nguồn gốc biến chất và phong hoá khác.
Ở Việt Nam puzolan được tạo thành từ các loại hình khác nhau:
+ Puzolan đượpc tạo thành từ sản phẩm phong hoá của các đá trầm
tích biến chất cổ giàu silimanhi
+ Puzolan tạo thành từ bazan bot, các tro túp núi lửa
+ Puzolan tao thành từ các đá trầm tích
+ Puzolan lấy từ các đảo diatome, radiola, trephen.
Tiềm năng và khả năng sử dụng
• Tất cả các loại hình puzolan trên đều có độ hút ôi khá cao MgO bé
nên sức kết dính lớn, SO3 ít, do đó không ảnh hướng đến sự phá huỷ
kết cấu bê tông, đạt được yêu cầu sản xuất xi măng thuỷ lực. Trong
các loại hình puzolan trên, loại puzolan từ các tảo điatome đạt chất
lượng tốt nhất. Loại hình puzolan tạo thành từ sản phẩm phong hoá
các trầm tích cổ có trữ lượng lớn, xong chứa lượng oxit sắt cao nên
hạn chế trong sử dụng. Loại hình puzolan từ bazan bọt trữ lượng dễ
khai thác, giao thông thuận lợi nên có nhiều ý nghĩa về kinh tế.
• Puzolan phổ biến rộng rãi trong các thành tạo bazan khác nhau: bazan
bọt, bazan vi lỗ rộng, bazan bán phong hoá đất laterit, phân bố rộng
rãi trên khắp Tây Nguyên trên địa bàn các tỉnh KonTum, Gia Lai,
Đắc Lắc và kéo dài dọc theo miền duyên hải Nam Trung Bộ từ Quảng
Trị, Bình Đình, Quãng Ngãi, Phú Yên, Ninh Thuận đến Đồng Nai,
Sông Bé, Bà Rịa-Vũng Tàu, và ở các khu vực hải đảo như: Cồn Cỏ,
Lý Sơn,...
Ở Miền Bắc puzoland cũng đã được phát hiện tại Nghệ An(Nghĩa
Đàn,Phủ Quỳ,Thanh Hoá(Nông Cống,Hà Trung),HoàBình.
Bên canh độ hoạt tính, chất lượng puzolan còn phụ thuộc vào hàng
loạt các yếu tố khác tuỳ thuộc từng lĩnh vực sử dụng
(SO3,Na2O,K2O,hàm lượng mônmôrilonit,...).Trong thực tế, có
nhiều loại vật liệu (đá silic), mặc dù có độ hút vôi thấp, nhưng khi
phối trộn vào ximăng gốc lại cho ta sản phẩm có cường độ đạt yêu
cầu kĩ thuật.
Mục đích
Puzolan Việt Nam được khai thác sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất xi
măng, là một đòi hỏi kĩ thuật nhằm các mục đích:
+ Loại trừ lượng CaOtd sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc xi măng,hạn chế
hiện tượng toả nhiệt làm tăng thể tích gây nứt vở công trình, đặc biệt công
trình thuỷ.
+ Để thúc đẩy quá trình thành tạo các chất kết dính,lấp đầy các lỗ rỗng và mao
mạch trong bê tông, hạn chế các quá trình xâm nhập và ăn mòn cốt thép của
các ion Cl,SO4,tăng độ bền nước, độ bền sulfat của sản phẩm.
+Đặc biệt, song song với các mục đích kĩ thuật, sử dụng puzoland trong sản
xuất xi măng còn cho phép nâng cao hiệu quả kinh tế của các cơ sở xí nghiệp
sản xuất bởi lẽ puzolan được pha trộn trực tiếp vào clinker với hàm lượng 15-
40% mà không cần trải qua quá trình nung luyện.
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA BAZAN LÀM
PHỤ GIA XIMĂNG Ở CÁC KHU VỰC HOÀI
SƠN, VINH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH.
ĐẶC ĐIỂM BAZAN:
3.1. Vùng Vĩnh Sơn (Vĩnh Thạnh)
*Vị trí địa lý:
Khu vực Vĩnh Sơn thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định. Vùng
nghiên cứu với diện tích khoảng 110km2, được giớ hạn tọa độ địa lý là:
14o18’00’’ - 14o23’30’’ vĩ độ Bắc
108o38’10’’ - 108o44’15’’ king độ Đông
Diện tích nằm trong tờ bản đồ địa hình 6737. IV hệ UTM; cách thành phố Quy
Nhơn khoảng 110km theo đường quốc lộ 19 và tỉnh lộ 637
*Phân bố:
Trên sơ đồ địa chất tỷ lệ 1: 10.000 đá bazan chiếm khoảng 50% diện tích vfa tạo
thành vòng cung ôm lấy khối granit phức hệ Đèo Cả ở phía Tây. Diện tích hồ A của
thủy điện Vĩnh Sơn hoàn toàn nằm trong diện tích đá bazan
Đá bazan có thể nằm hơi dốc từ ven rìa vào trung tâm và từ Tây Bắc về phía
Đông Nam. Chúng phân bố chủ yếu ở độ cao 760m trở lên.
Bazan bọt, bazab ít bọt có màu xám, xám xanh, phong hóa có
màu vàng, vàng nâu đỏ, tùy theo mức độ phong hóa. Bazan chưa
bị phong hóa rắn, dòn, bazan phong hóa mềm bở. cấu tạo bọt, lỗ

hổng, kiến trúc nổi ban với nền gian phiến hoặc vô ban (aphyr)
Khoáng vật gồm: Ban tinh (30%) và Nền (70%)
• -Bazan đặc xít: Màu xám đen, phong hóa có màu vàng nhạt, vàng nâu, đá có kiến trúc nổi
ban trên nền gian phiến, cấu tạo khối đặc xít. Bazan đặc xít tạo thành các lớp có chiều
dày 20-30cm nằm xen kẹp với bazan lỗ hổng và bazan bọt. Khoáng vật gồm: Ban tinh
(10-20%) và Nền (80-90%)
• -Thủy tinh bazan: Chiếm khối lượng không lớn, có màu xám, xám đen, kiến trúc tàn dư
thủy tinh hoặc hyalôpylit, cấu tạo đặc xít, đôi khi lỗ hổng. Khoáng vật gồm: plagioclaz
11-12%, thủy tinh 73-75% và quặng 10%.
• -Tôleit: Đá có màu xám, xám xanh, phong hopá có màu vàng, nâu đỏ, kiếm trúc nổi ban
trên nền tôleit, cấu tạo khối đặc xít, lỗ hổng. Khoáng vật gồm: Ban tinh (50%) và Nền
(50%)
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học trung bình cảu đá bazan như sau:
• SiO2: 49,23% FeO: 8,3% H2O+: 0,64%
• Al2O3: 14,77% CaO: 8,22% H2O-: 0,79%
• TiO2: 0,71% K2O: 0,19% MgO: 5,5%
• Fe2O3: 7,85% Na2O: 2,34% MKN: 1,41%
Thành phần hóa học tương ứng với các loại bazan theo cách
phân loại của Đêly 1933. Đối chiếu với tiêu chuẩn tạm thời
bazan làm phụ gia ximăng các hàm lượng Fe2O3và K2O + Na2O
đều nhỏ hơn giới hạn cho phép (Fe2O3 £ 14%, K2O + Na2O £ 3).
So sánh với bazan vùng Núi Voi Quảng Ngãi có thành phần hóa
học tương tự.
Như vậy, về thành phần hóa học qua so sánh đối chiếu với các
tiêu chuẩn đã chứng minh rằng: Bazan Vĩnh Sơn có thể đưa vào
làm phụ gia ximăng.
• Hoạt tính của bazan:
Bảng 2: Kết quả phân tích độ hút vôi của
Bazan.
TT SHM Các loại Bazan Độ hút vôi mg CaO/1gP. gia

1 VS8/1 Bazan bọt phong hóa 186,01


2 VS8/2 Bazan bọt phong hóa 172,13
3 VS6/7a Bazan bọt phong hóa 177,04
Trung bình 178.39
4 VS6/3 Bazan bọt bán phong hóa 152,25
5 VS.204 Bazan ít lỗ hổng 43,89
6 VS.2 Bazan đặc xít 15,15
7 VS.3 Bazan đặc xít 29,33
8 VS.4 Bazan đặc xít 34,65
9 VS.208 Bazan đặc xít 34,93
Trung bình 31,59

10 VS.1 Bazan ít lỗ hổng 69,37


11 VS.5 Bazan bọt 109,97
12 VS6/4 Bazan bọt 94,01
13 VS6/7 Bazan bọt 92,58
14 VS9/1 Bazan bọt 81,83
15 VS9/3a Bazan bọt 97,79
16 VS9/4 Bazan bọt 84,12
17 VS6/8 Bazan bọt 85,35
Trung bình 98,38
Tính chất cơ lý:
Mẫu nghiên cứu tính chất ximăng cơ lý pha phụ giá bazan Vĩnh

Sơn được phân tích tại công ty ximăng Bình Định


Bảng 6: Thời gian đông kết của ximăng

TT Tỷ lệ pha phụ gia (%) Thời gian đông kết (phút)

Bắt đầu Kết thúc Kéo dài


1 0 105 175 70
2 8 60 135 75
3 10 55 130 75
4 12 50 105 55
5 14 45 85 40

Nhận xét: Tỷ lệ pha phụ gia bazan Vĩnh Sơn vào Clinker ximăng PC.40
càng cao thì thời điểm bắt đầu đông kết của ximăng PC.30 càng sớm và thời gian
đông kết càng ngắn
Nhận xét:
Tỷ lệ pha phụ gia bazan Vĩnh Sơn vào Clinker ximăng PC.40
càng cao thì thời điểm bắt đầu đông kết của ximăng PC.30 càng

sớm và thời gian đông kết càng ngắn

TT Số hiệu mẫu Tỷ lệ phụ gia Cường độ kháng nén (N/mm2)


ximăng 3 ngày 28 ngày

1 TX 0 16 32,28
2 T1 8 17,42 30,10
3 T2 10 16,68 30,70
4 T3 12 16,28 30,70
5 T4 14 14,37 26,40
Nhận xét: Clinker PC.40 pha phụ gia bazan Vĩnh Sơn tỷ lệ 12-14% có độ
kháng nén thỏa mãn ximăng mác PC.30.
KẾT LUẬN:
+ Bazan ở Vĩnh Sơn có thành phần khoáng vật, hóa học, màu sắc, độ hút
vôi, hàm lượng SiO2, Al2O3 cũng như hoạt tính của chúng thỏa mãn
các yêu cầu làm phụ gia pha vào Clinker PC.40 với tỷ lệ 12-14%
Clinker PC.40 cho ximăng PC.30.
+ Để đảm bảo quy mô khai thác công nghiệp cần tiến hành đầu tư nghiên
cứu chi tiết hơn về mọi phwong diện là cơ sở an toàn cho thiết kế khai thác tránh
những rủi ro và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
+ Bazan Vĩnh Sơn có tiềm năng tài nguyên-trữ lượng lớn thõa mãn nhu
cầu làm phụ gia ximăng chẳng những do nhà máy Ximăng có công suất 70 ngàn
tấn/năm hiện nay của tỉnh, mà còn đảm bảo cho nhà máy ximăng có công suất
500 ngàn tấn/năm của tỉnh. mặt khác đây là diện tích có nhiều điều kiện thuận
lợi cho khai thác và vận chuyển.
Hình ảnh đá bazan
Một số hình ảnh đá bazan
Một số hình ảnh khác
NGHIÊN CỨU DÙNG XỈ TRONG
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT
XI MĂNG PORTLAND XỈ
Ngày nay, xi măng Portland là chất kết dính phổ biến trong các công
trình xây dựng. Xi măng Portland đã thể hiện vai trò không thể thiếu
trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên xi măng Portland
cũng tồn tại không ít những nhược điểm, đặc biệt là trong các công trình
thuỷ công, trong các môi trường ăn mòn cao. Vì vậy con người đòi hỏi
về một loại xi măng đặc biệt để khắc phục những nhược điểm của xi
măng Portland.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT XỈ
Xỉ dùng làm cốt liệu
Xỉ là phế thải trong công nghiệp luyện kim, là phế phẩm trong quá trình sản
xuất kim loại từ quặng sắt hay quá trình tinh chế kim loại không nguyên
chất. Trong quặng sắt thường có lẫn những tạp chất sét và cát nên khi sản
xuất người ta thường cho vào cùng với quặng sắt một hàm lượng đá vôi
thích hợp nhất định vào lò nung.Trong quá trình nung, giữa quặng sắt và đá
vôi có phản ứng tạo thành các hợp chất silicat canxi, silicat alumin và silicat
aluminate canxi magie.
Xỉ lò cao được nấu chảy ở nhiệt độ1400 –
15000C. Ở nhiệt độ này các hợp chất nóng chảy
hoàn toàn. Khối lượng riêng của các hợp chất
nóng chảy này nhỏ hơn so với gang nên nổi lên
trên. Người ta tháo ra ngoài và gọi là xỉ.
Sản phẩm xỉ lò cao có 3 dạng khác nhau, phụ thuộc vào quá trình nung
luyện và chế độ làm lạnh sau khi nấu chảy.
• Xỉ dùng làm cốt liệu.
• Xỉ dạng sợi.
• Xỉ dùng trong xi măng.
Xỉ được làm lạnh rất nhanh và kết tinh ở dạng thuỷ tinh. Dạng xỉ này
có khả năng hoạthoá cao, có khả năng hydrat hoá, đóng rắn và cho
cường độ nhưng không cao. Người ta làmlạnh bằng 2 cách : (1) xỉ nấu
chảy được đổ trựctiếp xuống bể có dòng chảy liên tục, hoặc (2) tháo xỉ
vào bể chứa, dùng bơm cao áp 0.6MPa phun xỉ lên thành tia và bắn tia
nước vào xỉ. Khiđó lượng nước có trong xỉ làm lạnh bằng cách(1)
khoảng ≤ 30%, phải đưa qua máy sấy.

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA XỈ LÒ CAO


Thành phần hoá chính của xỉ lò cao gồm
các oxit CaO, MgO, SiO2 và Al2O3 với tổng
hàm lượng là 90 – 95%. Hàm lượng các oxit
dao động trong phạm vi rộng vì phụ thuộc vào
thành phần hoá của quặng sắt và tro nhiêni(liệu.
CaO = 30 – 50%, SiO2 = 28 – 38%, Al2O3 = 8 –

24%, MgO = 1 – 18% và S = 1 – 2.5%.

Thành phần thuận lợi nhất của chất nóng chảy lò cao nằm trong hàm
lượng giới hạn các oxit kiềm (CaO + MgO + MnO) = 42 – 52%, oxit
axit thể thuỷ tinh (SiO2 + Al2O3) = 46 – 55%, hàm lượng oxit kiềm 50
– 52%, trong đó có 3– 6% MgO, modul kiềm (CaO +
MgO)% > 1, hợp chất sắt trong xỉ (SiO2+ Al2O3)% không vượt quá 1%,
TiO2 < 4% và (Na2O + K2O) < 2%.
THÀNH PHẦN KHOÁNG CỦA XỈ LÒ CAO
Tuỳ thuộc vào chế độ và tốc độ làm lạnh mà xỉ lò cao có các thành
phần khoáng khác nhau.
Nếu xỉ được làm lạnh chậm thì thành phần
khoáng chủ yếu là : Ghilenit (2CaO.Al2O3.SiO2 ,

CaO.SiO2 , 2CaO.SiO2).
Ngoài ra còn có Monticelit (CaO.MgO.SiO2),Akemanit
(2CaO.MgO.2SiO2),
(3CaO.MgO.2SiO2),MerwinitAnorthit(CaO.Al2O3.2SiO2),
Spinel(MgO.Al2O3), Fortenit (2MgO.SiO2) và các Aluminate
canxi(CaO.Al2O3, 12CaO.7Al2O3).Nếu xỉ được làm lạnh nhanh thì các
hợpchất phụ từ pha nóng chảy chuyển sang pha thuỷ
tinh. Có các khoáng CaO.SiO2, 2CaO.SiO2,CaO.Al2O3 và
12CaO.7Al2O3 có khả năng hydrat hoá nhưng cho cường độ không
cao.
ĐỘ BỀN CỦA XI MĂNG PORTLAND XỈ
Độ bền sunfat của xi măng được nghiên cứu trên mẫu vữa 4x4x16cm.
Mẫu ở tuổi 28 ngày được đặt trong dung dịch sunfat natri có nồng độ
10g/l SO42-. Một mẫu thử được đánh giá là có độ bền sunfat thích hợp
thì phải có hệ số bền≥ 0.8.
Nhận thấy rằng độ bền sunfat của xi măng có giảm đi khi tăng độ
nghiền mịn của xi măng xỉ
Ứng dụng xỉ lò cao vào sản xuất xi măng tại Việt Nam
Xỉ gang (xỉ lò cao) được tạo ra trong quá trình sản xuất gang bằng lò
cao, xỉ thép được tạo ra trong quá trình sản xuất thép bằng lò điện, lò
máctanh, hoặc lò thổi, gọi chung là xỉ lò cao. Xỉ lò cao đã và đang được
sử dụng làm nguyên liệu trong ngành công nghiệp sản xuất xi măng của
nhiều nước trên thế giới. Đây là giải pháp thân thiện với môi trường do
sử dụng phế thải của các lò luyện gang, thép.

Sau hơn 1 năm hợp tác với Hiệp hội xỉ lò cao Nhật Bản, Tập đoàn xi măng
Taiheiyo Nhật Bản và Công ty xi măng HOLCIM Việt Nam, Viện Vật liệu
xây dựng đã tiến hành các thí nghiệm và sử dụng xỉ lò cao sản xuất thử xi
măng tại một số nhà máy của Việt Nam.
Kết quả cho thấy tính khả thi của việc sử dụng xỉ lò cao làm phụ gia
và nguyên liệu sản xuất xi măng ở Việt Nam, cho ra đời loại xi măng

với những đặc tính ưu việt như:


cường độ cao, toả nhiệt thấp, có khả năng chống ăn mòn của muối,
chống lại phản ứng của Alkali... thích hợp với các công trình bê tông
khối lớn như đập thuỷ điện, thuỷ lợi, công trình hạ tầng ven biển và công
trình có tuổi thọ cao.

Do xỉ lò cao đã được nung trong quá trình luyện gang,thép nên chỉ cần
qua công đoạn nghiền và trộn với clinker là đã có được sản phẩm xi
măng. Vì vậy, sử dụng xỉ lò cao như một phụ gia còn giúp.
tiết kiệm điện, giảm khí thải CO2... Dự báo trong khoảng 10 năm tới,
nhu cầu sử dụng xi măng của Việt Nam sẽ tăng mạnh, sử dụng xỉ lò
cao có thể là một giải pháp tốt giúp tăng sản lượng xi măng mà không
cần xây dựng thêm nhà máy hoặc đầu tư thêm thiết bị
Phần 3: Các phương pháp đánh giá chất
lượng phụ gia thuỷ hoạt tính
Để đánh giá chất lượng phụ gia thủy hoạt tính người ta dựa vào độ
hoạt tính hay chỉ số hoạt tính của nó.
• Độ hoạt tính của phụ gia thuỷ được xác định theo phương pháp chậm, bằng
số miligam vôi do một gam phụ gia được nghiền mịn đến 0% trên sàng
0.08mm hấp phụ trong thời gian 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn. Lượng vôi
bị một gam phụ gia hấp phụ càng nhiều thì độ hoạt tính của phụ gia thuỷ
càng cao.
Xác định chỉ số hoạt tính cường độ (TCVN 6882 : 2001).
• Chỉ số hoạt tính cường (IR): là tỷ số giữa độ bền nén của mẫu xi măng
Portland pha 20% phụ gia khoáng hoạt tính sau 28 ngày (R B) và độ bền nén
của mẫu xi măng Portland nền (không pha phụ gia) sau 28 ngày (R A), tính
bằng phần trăm, được xác định theo công thức sau:

• IR= x 100 (%)



• IR: chỉ số hoạt tính cường độ, %.

• RB: độ bền nén của mẫu xi măng Portland pha 20%


phụ gia khoáng hoạt tính sau 28 ngày, N/mm2.
• RA: độ bền nén của mẫu xi măng Portland nền
(không pha phụ gia) sau 28 ngày, N/mm2.
Bảng 2.3: Phân loại độ hoạt tính của phụ gia thủy

TT mgCaO/1 gam ghụ gia Độ hoạt tính Phân loại

1 <30 Không hoạt tính Phụ gia trơ

2 30÷60 Hoạt tính yếu Loại 4

3 61÷90 Hoạt tính trung bình Loại 3

4 90÷120 Hoạt tính khá Loại 2

5 >120 Hoạt tính cao Loại 1


Phân loại hoạt tính của phụ gia theo độ hoạt tính có bốn loại
chi tiết hơn so với phân loại hoạt tính của phụ gia theo chỉ số
hoạt tính nhưng mức độ chính xác không được bằng phân loại
chúng theo chỉ số hoạt tính. Lý do này tồn tại là vì khả năng hút
vôi của phụ gia có hai phần: phần hấp thụ vật lý thuần túy vào
mao quản và lỗ rỗng của các hạt phụ gia và phần phản ứng hóa
học.
Do cấu trúc độ xốp, vi mao và ái lực hấp thụ vật lý thuần túy Ca(OH) 2
của các phụ gia không giống nhau nên sự phân loại hoạt tính của phụ gia
theo độ hoạt tính của chúng là không được chính xác. Vì vậy hiện nay
người ta thiên về xác định hoạt tính của phụ gia theo chỉ số hoạt tính.
Độ bền nén của mẫu xi măng Portland nền và mẫu xi măng
Portland pha thêm 20% phụ gia khoáng hoạt tính được xác định
theo TCVN 6016 : 1995
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu chất lượng của phụ gia khoáng
Tên chỉ tiêu Mức
Phụ gia hoạt tính Phu gia đầy
1. Chỉ số hoạt tính cường độ (IR),%, 75 -
không nhỏ hơn
2. Thời gian kết thúc đông kết của vữa 96 -
vôi - phụ gia,giờ, không muộn hơn
3. Độ bền nước của vữa vôi – phụ gia Đạt yêu cầu -
4. Hàm lượng bụi và tạp chất sét, % - 3.0
không lớn hơn
5. Hàm lượng SO3, %, không lớn hơn 4.0
6. Hàm lượng kiềm có hại của phụ gia 1.5
sau 28 ngày, %, không lớn hơn
kết Luận
Qua thời gian tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu về phụ gia trong công
nghệ sản xuất xi măng đến nay chúng em đã hoàn thành chuuyên đề:
”Phụ gia trong công nghệ sản xuất xi măng Portland”, có được kết
quả này ngoài sự nỗ lực hết mình của hai thành viên: Nguy ễn Thị
Thảo và Phan Công Tuấn là sự hướng dẫn tận tình của
ThS.GVC.Nguyễn Dân để chúng em hoàn thành chuyên đề này.
Do thời gian ngắn, vốn kiến thức còn hạn chế, đặc biệt là chưa có điều
kiện đi thực tế nên không tránh khỏi những sai sót trong cách trình
bày cũng như khi thuyết trình, đang còn mang nặng tính lý thuyết,
kính mong thầy thông cảm.
Tài Liệu Tham Khảo
 Công Nghệ Sản Xuất Chất Kết Dính Vô Cơ - ThS.GVC.Nguyễn Dân -
ĐHBKĐN.

You might also like