Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Trường Đại học Nam Cần Thơ

Khoa Dược

MÔN: BÀO CHẾ SINH DƯỢC HỌC 3

Chủ Đề: Phương Pháp Và Quy Trình Sản Xuất Dạng


Micro Nang

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS.DS NGUYỄN NGỌC LÊ


DANH SÁCH TIỂU NHÓM 8

1. Mai Thanh Lam 213854


2. Dương Thanh Liêm 212814
3. Nguyễn Đỗ Mỹ Linh 2111190
4. Huỳnh Văn Lừa 212726
5. Nguyễn Diễm Mi 213820
6. Trần Thị Ngọc Mỹ 212781
7. Huỳnh Ngoan 2111189
8. Nguyễn Mai Kim Nguyễn 2111131
9. Chung Thế Phương 2111200
10. Huỳnh Lê Ngọc Sang 210856
11. Trương Thị Xuân Trang 212737
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

2. PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VI NANG


2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ
 Đông tụ đơn giản
 Đông tụ phức hợp

• Tách pha do thêm vào một polyme khác không tương đồng
• Tách pha do thêm vào một hệ dung môi thứ 2
• Tách pha do sự hóa muối (đông tụ thông thường)
• Tách pha do tương tác giữa các polyme ( đông tụ phức hợp)

2.2 Phương pháp trùng hiệp


2.3 Phương pháp tĩnh điện
NỘI DUNG TRÌNH BÀY

2. PHƯƠNG PHÁP CHẾ TẠO VI NANG


2.4 Phương pháp cơ học
• Phương pháp ly tâm
• Phương pháp phun sấy
• Phương pháp dùng nồi bao viên thông thường
• Phương pháp bao tầng sôi
• Phương pháp xát hạt tầng sôi quay tròn

3. KẾT LUẬN
2. PHƯƠNG PHÁP BÀO CHẾ VI NANG

Vi nang được tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau,


nhưng chủ yếu 4 phương pháp sau:
- Tách pha đông tụ
- Trùng điệp
- Tĩnh điện
- Cơ học
2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ
Nguyên tắc:

Sự thay đổi nhiệt độ, sự hóa muối hoặc khi thêm một dung môi thứ
2 vào hệ vi nang
Trong phương pháp tách pha đông tụ được chia thành 2 nhóm:
đông tụ đơn giản và đông tụ phức hợp
• Phương pháp đông tụ đơn giản: là quá trình loại nước ra khỏi
chất keo thân nước trong hệ, từ đó làm giảm độ tan của chất keo
• Ứng dụng: áp dụng cho điều chế vi nang với dược chất vitamin tan
trong dầu, tinh dầu, dầu thực vật, mỡ động vật hay các dược chất
dạng rắn có thể tan trong các chất trên
2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ
• Quy trình điều chế
Điều chế gelatin trong nước ( trương nở, khuấy tan 50 oc)

Nhũ hóa dược chất vào gelatin ( to= 50, khuấy 100-150 vòng/phút)
Các chất điện ly:
- Dung dịch natri Làm đông tụ gelatin ( to= 50, khuấy đều)
sulfat 20%
- Amoni sulfat Làm lạnh ngưng cấp nhiệt t0 = 30, thêm đá lạnh xuống t0 =8-10
- Natri sulfat
Tách vi nang lọc rửa 10o C

Làm đông rắn vỏ vi nang


-Dung dịch formaldehyd 37% (pH9-11)
- Dung dịch 25% aldehyde glutamic

Lọc rửa vi nang bằng nước

Sấy khô vi nang


2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ
Nguyên tắc:

Đông tụ phức hợp: là quá trình tương tác các phân tử tích
điện âm và dương của hai hay nhiều hợp chất cao phân tử bằng
thay đổi nồng độ các chất tan cao phân tử hay thay đổi pH làm
cho các Polyme có độ đẳng điện khác nhau dễ đông tụ
Có thể điều chế vi nang theo phương pháp đông tụ phức hợp
dùng gelatin (điểm đẳng điện của gelatin pH 4.8-5) và gôm
arabic (điểm đẳng điện pH 1,2) theo sơ đồ sau:
2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ

Dung dịch gelatin pH 8, to 50oC Dung dịch gôm arabic

Phối hợp (khuấy, t 50oC)

Dược chất  Nhũ hóa dược chất ở pH 6.5 (Dd NaOH)

Làm đông tụ  (pH 4.5, dung dịch 10% CH3COOH, to 50oC)

Làm rắn vỏ vi nang bằng dung dịch formaldehyd 37% để lạnh ở


10oC

Sấy khô vỏ nang


2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ

Thực chất quá trình đông tụ phải trải qua 3 giai đoạn với điều kiện
khuấy trộn liên tục
Giai đoạn 1: Hệ ba pha không trộn lẫn, pha dược chất tạo nhân,
pha vật liệu tạo vỏ và dung môi
Giai đoạn 2: Hoàn thiện lớp vỏ bao xung quanh nhân
Giai đoạn 3: Làm rắn vỏ
Điều chế vi nang bằng phương pháp tách pha đông tụ nhờ thay
đổi nhiệt độ theo sơ đồ sau:
2.1 PHƯƠNG PHÁP TÁCH PHA ĐÔNG TỤ
Hòa tan các chất tạo màng trong dung môi
(Chất tạo màng: dẫn chất cellulose-EC…PE,
dầu hydrogen hóa, sáp…
Dược chất (Tinh khiết rắn, Dung môi Cyclohexan, aceton, toluen…)
Hỗn dịch trong siro và
gôm arabic)
Phân tán dược chất (khuấy trộn, nhiệt độ 80oC)

Tạo vỏ nang (làm lạnh 40oC, khuấy 1 giờ)

Làm lạnh vỏ nang (làm lạnh tới 20oC, khuấy 30 phút)

Tách, lọc, rữa làm khô vỏ vi nang


2.1.1 TÁCH PHA DO THÊM POLYME KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG

Quá trình xảy ra bao gồm một dung môi và 2 polyme không tương
đồng tạo ra một hệ 3 pha
Ví dụ: Vi nang xanh methylen hydrocloric với EC. Cho EC hào tan vào
toluen nồng độ 2%. Tinh thể xanh methylen không tan trong dung dịch
EC nhưng được phân tán. Thêm từ từ polybutadien đủ lượng cần thiết
thì polybutadien tan hoàn toàn trong toluen nhưng không tương đồng
với EC vì vậy thế chổ EC hòa tan dung môi tạo thành lớp vỏ bao
quanh nhân, lớp EC bao quanh sẽ đông rắn khi thêm vào hệ hexan
dung môi này không tan EC nhưng lại tan polybutadien. Thu được vi
nang xanh methylen sau khi gạn lọc và sấy khô
2.1.2 TÁCH PHA DO THÊM DUNG MÔI THỨ 2

Quá trình tách pha có thể được thực hiện khi thêm vào một hệ dung
môi khác không hòa tan polyme dùng làm vỏ vi nang
Ví dụ: Vi nang chứa methylscopolamin hydroclorid một siêu mịn. Chất
tạo vỏ nang cellulose acetylbutyrat (CAB) hòa tan trong dung môi
methylethylceton (5% CAB). Đun nóng và khuấy trộn liên tục, sau đó
cho từng giọt ether isopropylic dung môi này không hòa tan CAB làm
vỏ nang. Polyme sẽ tách ra tạo thành một lớp bao xung quanh nhân.
Toàn bộ hỗn hợp được làm lạnh ở nhiệt độ phòng và các tiểu phân vi
nang sẽ tách ra khi ly tâm, rữa lại bằng ether isopropylic và sấy khô
trong chân không.
2.1.3 TÁCH PHA DO SỰ HÓA MUỐI
Thêm dung dịch đậm đặc hoặc muối điện ly mạnh (muối vô cơ) vào hệ
chế tạo vi nang, tạo thành hai pha kết quả là một pha trong đó sẽ trở
nên bão hòa các tiểu phân keo.
Ví dụ: Vi nang vitamin A. Vitamin A hòa tan trong dầu hướng dương
được nhũ hóa vào dung dịch gelatin tạo thành loại nhũ tương D/N nhũ
hóa ở nhiệt độ 50oc tiếp tục duy trì nhiệt thêm từ từ dung dịch Na2SO4
20% theo tỉ lệ 10 phần dung dịch và 10 phần nhũ tương quá trình tách
pha sẽ xảy ra, vừa thêm dung dịch vừa khuấy liên tục cho tới khi lớp
võ nang đồng nhất, lớp vỏ bao protein sẽ đông rắn lại khi cho hỗn hợp
vào dung dịch Na2SO4 7% ở 19oC. Vi nang thu từ phễu lọc rữa với
nước, làm lạnh nhiệt độ phòng và sấy khô
2.1.4 TÁCH PHA DO TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC POLYME

Sự tương tác các chất điện ly trái dấu dẫn đến làm giảm độ tan của
chúng, có thể dẫn đến hiện tượng tách pha
Ví dụ: gelatin và gôm arabic là điển hình khi gelatin có pH thấp hơn
điểm đẳng điện sẽ mang điện tích dương, gôm arabic thì mang điện
tích âm. Ở một nhiệt độ và pH xác định hai polyme này sẽ phản ứng
với nhau tạo phức chất không tan. Bằng phương pháp này ta có thể
điều chế vi nang methylsalycylat. Cụ thể ta pha hai dung dịch gelatin
và gôm arabic 2% pha loãng với 2 lần nước, điều chỉnh pH về 4.5 đun
nóng ở nhiệt độ 40-50oC khi đó thì các polyme tương tác với nhau tạo
thành các hạt đông tụ, khuấy trộn liên tục để polyme bao quanh nhân
dược chất. Tạo ra được vi nang methylsalycylat
2.2 PHƯƠNG PHÁP TRÙNG HIỆP
Là một trong những phương pháp tương đối mới để điều chế vi nang.
Cơ sở của phương pháp là do phản ứng các monome tại bề mặt giữa
chất làm nhân và pha phân tán nhân. Các vi nang thu được theo
phương pháp này có tính thấm chọn lọc trong trường hợp dược chất
làm nhân có bản chất protein hoặc enzym.
2.3 PHƯƠNG PHÁP TĨNH ĐIỆN

Chế tạo theo phương pháp tĩnh điện đòi hỏi vỏ nang lẫn dược chất
làm nhân đều làm thành dạng khí dung. Khí dung tạo thành phải tích
điện trái dấu, phương tiện điều chế vi nang theo cách này có 3
khoang riêng, 2 khoang dùng để phun vật liệu làm vỏ và dược chất
làm nhân, khoang thứ 3 dùng để pha trộn
2.4 PHƯƠNG PHÁP CƠ HỌC

Hầu hết các phương pháp chế tạo vi nang theo cách này đều sử dụng
các thiết bị đặc biệt
2.4.1 PHƯƠNG PHÁP LY TÂM

Dùng lực ly tâm đưa các tiểu phân dược chất làm nhân vào màng vỏ
vi nang
Phương pháp này có thể đạt năng suất tương đối cao với vi nang
đường kính khoảng 350 micromet với tốc độ 300.000 vi nang trong 1
giây
2.4.2 PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY

Nguyên tắc: dược chất làm nhân được phân tán vào dung dịch chứa
chất tạo vỏ nang. Các vi nang chế tạo theo phương pháp này thường
có dạng hình cầu và đường kính thay đổi từ 5 tới 600 micromet
Quá trình này bao gồm giai đoạn phân tán tiểu phân hoạt chất vào vật
liệu làm vỏ bao được đun chảy. Các vật liệu dùng làm vỏ nang phương
pháp này thường có nhiệt độ nóng chảy thấp như sáp
2.4.2 PHƯƠNG PHÁP DÙNG NỒI BAO VIÊN THÔNG THƯỜNG
Có thể dùng nồi bao viên cổ điển để chế tạo vi nang, phương pháp
này đòi hỏi nhiều thời gian đồng thời vi nang thu được có kích thước
lớn hơn so với phương pháp khác ( đường kính >600 micromet)
2.4.2 PHƯƠNG PHÁP TẦN SÔI

Sử dụng máy bao tầng sôi để chế tạo vi nang

2.4.3 PHƯƠNG PHÁP XÁT HẠT TẦN SÔI QUAY TRÒN

Có thể phối hợp các thủ thuật chế tạo vi nang bằng một loạt các máy
thực hiện đồng thời cả quá trình xác hạt, ly tâm và bao tầng sôi như
vậy sẽ có hiệu quả hơn là chỉ sử dụng máy bao tầng sôi đơn thuần
3. KẾT LUẬN
Công nghệ bao vi nang được áp dụng nhiều trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe như
dược phẩm, thực phẩm như:
•Vi nang được bào chế nhiều trong thuốc có tác dụng bao tan trong ruột, nhờ đó
thuốc được hấp thu chọn lọc ở ruột chứ không tan ở dạ dày.
•Bao vi nang được sử dụng trong thuốc có tác dụng giải phóng kéo dài.
•Vi nang dùng để bảo vệ hoạt chất khỏi các tác nhân gây hại ngoài môi trường như
độ ẩm, ánh sáng, oxy, nhiệt độ,...
•Tăng cường độ ổn định của dược chất hoặc ngăn ngừa phản ứng giữa các hoạt
chất kỵ nhau.
•Hạn chế tình trạng hao hụt hàm lượng dược chất trong quá trình đến vị trí hấp
thu.
•Một số vi nang giúp giảm tình trạng kích ứng dạ dày khi sử dụng.
•Bao vi nang giúp kiểm soát tốt khả năng giải phóng hoạt chất qua nhiều lớp màng
bao, tăng sinh khả dụng của thuốc so với dạng thông thường.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. Có mấy phương pháp bào chế vi nang:


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

2. Phương pháp đông tụ đơn giản là gì?


A. Tách nước ra khỏi chất keo thân nước trong hệ, giảm độ tan chất keo
B. Tách dầu ra khỏi chất keo thân nước trong hệ, giảm độ tan chất keo
C. Tách nước ra khỏi chất keo thân nước trong hệ, tăng độ tan chất keo
D. Tách dầu ra khỏi chất keo thân nước trong hệ, tăng độ tan chất keo
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

3. Quá trình đông tụ phải trải qua mấy giai đoạn?


A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

4. Tách pha do sự hóa muối (đông tụ thông thường) thì dùng?


A. Dung dịch đậm đặc
B. Muối điện ly mạnh (muối vô cơ)
C. Dung dịch đậm đặc và muối điện ly mạnh (muối vô cơ)
D. Dung dịch đậm đặc hoặc muối điện ly mạnh (muối vô cơ)
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

5. Có mấy phương pháp bào chế vi nang cơ học?


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

You might also like