Franz Kafka

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 59

Thể loại và tác gia tiêu biểu

văn học phương tây

Huyền thoại con người trong


truyện ngắn “Làng gần nhất”
của Franz Kafka
Các thành viên của nhóm

★ Đậu Phương Uyên - 705601440


★ Đỗ Hải Uyên - 705601441
★ Mai Thị Kiều Trang - 705601415
★ Lê Thị Trang - 705601411
★ Bùi Thị Cẩm Tú - 705601437
Các nội dung chính
01 02 03
Tác giả Huyền thoại & Yếu tố huyền
Franz Kafka huyền thoại thoại trong
trong văn học truyện ngắn
Kafka
04 05
Huyền thoại về
con người trong Tổng kết
“Làng gần nhất”
01.
Franz Kakfa
Franz Kafka là ai?
a. Cuộc đời

b. Sự nghiệp

c. Phong cách
Cuộc đời Franz Kafka
● Franz Kafka (1883 – 1924)
● Ông là con cả trong một gia đình
thuộc tầng lớp trung lưu 🡪 Kỳ
vọng gia đình dồn hết lên người
con trai duy nhất
● Franz được đào tạo để trở thành
một luật sư ông đã làm việc cho
một công ty bảo hiểm. Trong
khoảng thời gian này ông luôn
viết văn những lúc rảnh.
Sự nghiệp
- Dành hầu hết thời gian cho việc viết nhưng chỉ một số ít tác phẩm được xuất
bản
- Cha và ông nội có ảnh hưởng lớn; đồng thời chịu ảnh hưởng Do Thái 🡪 ông
cảm thấy mình bị cô lập khỏi xã hội và Franz đã chối bỏ nguồn gốc của
mình

- Mối quan hệ phức tạp với cha và xung đột dòng máu Do Thái đã
hình thành nên phong cách văn học đặc trưng của Franz là nền văn học
thiểu số, phi lý và ám ảnh quyền lực

- Di nguyện cuối cùng: tiêu hủy toàn bộ những gì mà mình để lại


“Đừng đánh giá quá mức những gì
tôi đã viết, nếu không tôi sẽ không
viết được cái mà mình cần phải
viết.”
- Franz Kafka
Phong Cách
★ Đặc Trưng: phần u tối trong dải “quang phổ cảm xúc” của con người →
Kafkaesque (kiểu Kafka)

★ Các tác phẩm của Franz Kafka bao trùm trong bầu không khí ấn tượng,
cảm giác rất riêng biệt, xuất hiện với tần suất lớn như một nỗi ám ảnh
khôn nguôi: các nhân vật bị ném vào một cơn ác mộng, các mối đe dọa,
những thế lực phi nhân, cảm giác đánh mất bản thể, tội lỗi, sợ hãi cũng
đan cài, tỏa khắp.
“Trong tác phẩm của Kafka, cái quyền
lực vô hình và phi lý tồn tại như một
bóng ma, nó lờ mờ ẩn hiện và được vây
bọc bởi một mê cung không thể vượt
qua. Chủ đề mê cung là một chủ đề chủ
chốt của Kafka, nó chính là vỏ bọc của
cái không thể diễn đạt… Chủ đề mê cung
thật sự là một thủ pháp quan trọng của
Kafka trong việc diễn đạt cái phi lí.”

Nguyễn Văn Dân nhận định về lối văn của Franz


02
Về huyền thoại &
huyền thoại trong văn học
2,1 Khái quát về
★ Marx và Engels giải thích: “Huyền
huyền thoại thoại là một hình thái ý thức xã hội đã
phản ánh thực tại với tất cả bản chất
năng động của con người”.
★ Đồng thời Marx chỉ ra rằng “cái hay,
cái đẹp, cái lạ lùng, huyền diệu của
thần thoại là sản phẩm của một hoàn
cảnh xã hội trong đó có những điều
kiện tất yếu nảy sinh huyền thoại”.
2,2 Huyền thoại
trong Văn học
Mythos Lời nói

Huyền thoại, thời đó, dùng để chỉ những chuyện hoang đường xuất hiện nơi dân
gian, trong đó, các sức mạnh của tự nhiên và các hiện tượng tiêu biểu của cuộc
sống thường được nhân cách hóa, mang hình dạng người. Mọi hoạt động, mọi
cuộc phiêu lưu của nhân vật đều có ý nghĩa tượng trưng.
Nhà sử học Hy Lạp thời cổ Herodote

Mythos Logos

Những truyện lan Những sự kiện nào có


truyền trong dân gian, thể xác minh được
không rõ hư thực bằng chứng cứ chắc
chắn
Lại Nguyên Ân
(150 từ điển thuật ngữ Văn học)

“Thần thoại (là ý thức nguyên hợp) nguyên


thủy và cổ đại vốn không chỉ là thi ca, là sự
hiểu biết (hoặc hiểu lầm ) về thế giới tự
nhiên và xã hội, mà còn là nghi thức nghi lễ
sùng bái, thể hiện sự khuất phục của con
người trước các sức mạnh khó hiểu, đầy tai
họa của tự nhiên và xã hội”
“Đối với các nhà văn, huyền thoại không tồn tại tự nó, họ
dùng chúng như những hình tượng hoang đường để khắc
họa quan niệm của con người về cái thế giới mà nhà văn
mô tả, chứ không phải để giải thích hiện tượng nào đó
cũng như diễn biến của chúng. Bằng những phương tiện
hữu hiệu này, nhà văn thể hiện những điều tâm đắc, suy
ngẫm... vào tác phẩm của mình tạo nên màu sắc độc đáo
có sức cuốn hút người đọc, người nghe”

Nguyễn Trường Lịch trong “Huyền thoại và sức sống


của huyền thoại trong văn chương xưa và nay”
Khái niệm huyền thoại
Những câu chuyện có tính chất ly
kỳ, hoang đường theo hai xu hướng

Một kiểu Một phương thức


tư duy nghệ thuật nghệ thuật
0
3
Yếu tố huyền thoại
trong truyện ngắn
của Kafka
3,1 Yếu tố
siêu thực, phi lí
3,1 Yếu tố siêu thực, phi lí

★ Dạng các yếu tố, đồ vật siêu nhiên, kỳ


lạ xuất hiện trong cuộc sống đời thường
★ Dạng phân thân người - vật: dạng này
Yếu tố hoang
đường, kì ảo lại có thể phân thành hai dạng nhỏ: Thứ
nhất là dạng con vật kì lạ mang tâm lý,
suy nghĩ người (con vật - người). Thứ
hai là dạng đồ vật, thực vật mang tâm lý,
suy nghĩ người
★ Dạng những con vật, đồ vật có hình thù
kỳ dị
3,1 Yếu tố siêu thực, phi lí

→ Kiểu kết cấu - cốt truyện độc đáo.

Yếu tố hoang → Những sự kiện kỳ quái đầy vẻ biến


đường, kì ảo hóa vừa thúc đẩy cốt truyện phát
triển, vừa dự báo tấn bi kịch định
mệnh của nhân vật
3,1 Yếu tố siêu thực, phi lí

★ Điều khác biệt và độc đáo làm cho


Yếu tố hiện thực tác phẩm của Kafka bao trùm
bị đẩy sang không khí huyền thoại là ông đã
phạm vi của cái đẩy chúng từ phạm vi của cái có lý
siêu thực, phi lý
thành phi lý, hiện thực thành siêu
thực.
★ VD: Vụ án, Lâu đài, Làng gần nhất,
Trước cửa pháp luật….
3,1 Yếu tố siêu thực, phi lí
→ Làm biến dạng những yếu tố
hiện thực, đẩy nó sang phạm vi của
cái siêu thực, phi lý làm cho người
Yếu tố hiện thực đọc có cảm giác tác phẩm được sắp
bị đẩy sang
xếp bởi vô số những chi tiết, sự kiện
phạm vi của cái
phi lý, siêu thực
siêu thực, phi lý
→Huyền thoại được nảy sinh từ đó.

→ Những chi tiết hiện thực này


được đặt trong mối quan hệ tương
phản đối lập, trái ngược với logic
thông thường, trở thành những
nghịch dị, phi lý.
3,2 Những motif - biểu
tượng trong
kho tàng văn hóa,
văn học truyền thống
phương Tây
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây

Biến dạng

Sự trừng
Cái chết Motif
phạt

Lấn chiếm
vị trí của
nhau
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây
★ Thứ nhất: Kiểu biến dạng Người - vật (vật hóa
con người)
Motif ★ Thứ hai: Từ motif biến dạng hình hài, suy luận
biến dạng theo nghĩa rộng, trong tác phẩm Kafka còn
xuất hiện motif biến dạng về hành động của con
người. Hành động của con người bị biến dạng,
không khác gì hành động của con vật (hành
động bị vật hóa)
★ Thứ ba là kiểu Biến dạng về tâm lý (con vật
mang tâm lý người)
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây

★ Được thể hiện dưới dạng “motif kết tội” -


trừng phạt hay lời phán quyết
Motif sự ★ VD minh họa: Đó là kiểu người cha kết tội
trừng phạt đứa con trai phải nhảy xuống sông chết (Lời
tuyên án); Joseph K. không phạm tội nhưng
cũng bị bắt và bị kết án tử hình (Vụ án).

→ Motif này cho thấy sự bi đát của thân phận


con người trong thời hiện đại.
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây
★ Là motif thường xuất hiện trong tác phẩm Kafka;
hình ảnh những kẻ lấn chiếm vị trí nhau xuất hiện
Motif chiếm thường đi đôi với motif kẻ tội phạm -vô tội.
vị trí của ★ VD minh họa: Trong Lời tuyên án, motif này bị đảo
nhau lại, nạn nhân (Georg) bị nghi là người lấn chiếm địa
vị của ông bố khi anh ta chuẩn bị kết hôn. Vì thế lấy
cớ lừa dối cha, phản bạn, người cha tuyên án con
nhảy sông chết.

→ Cuộc đời con người như canh bạc đỏ đen, người ta lừa
bịp, lợi dụng đối phương, đồng nghiệp, bạn bè của mình
gặp tai nạn, bất hạnh để chiếm lấn vị trí chứ không vươn
lên bằng chính nỗ lực, tài năng của mình.
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây
★ Hình ảnh cái chết kết thúc số phận của các
nhân vật cũng được coi là một motif nghệ thuật
bởi tần số xuất hiện khá cao, lặp đi lặp lại
Motif
★ Motif cái chết xuất hiện trong các tác phẩm
cái chết
như: Vụ án, Hoa thân, Lời tuyên án, Cây cầu,
Người vô địch nhịn ăn, Trước cửa pháp luật

→ Những cái chết trong tác phẩm Kafka mang đầy


sự phi lý, không thể lý giải một cách thấu đáo, người
đọc cảm tưởng như có một thế lực bí ẩn, siêu nhiên
nào đang trêu ngươi, đang đày đọa, trừng phạt con
người
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây

Hành trình,
du hành

Biểu
tượng
Mê cung,
Cánh cửa
mê lộ
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây
★ Kafka thường viết nhiều về những cuộc du
hành, đó có thể là những chuyến đi ngắn mà bản
BT hành thân tên gọi của nó đã gợi lên điều đó
trình, du ★ VD: Làng gần nhất (cuộc du hành của chàng trai
hành trẻ đi đến ngôi làng gần nhất), Khởi hành (mà
mục đích của tao là “ra khỏi đây”), Trước cửa
pháp luật (là cuộc du hành ngắn ngủi nhất, cuộc
du hành “không có sự di chuyển”)

→ Kafka để cho nhân vật phiêu du trong những


hành trình bất tận, vô vọng
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây

★ Theo quan niệm của thần thoại và tôn giáo,


trong mê cung lộ bao giờ cũng có một lối thoát
BT mê ★ Mê cung lộ trong tác phẩm Kafka cho thấy
cung, mê lộ
không tìm ra lối thoát, một là đi tới cái chết, hai
là quanh quẩn bên cái chết.
★ VD: Mê cung trong Vụ án
3,2 Những motif - biểu tượng trong kho tàng
văn hóa, văn học truyền thống phương Tây

★ Tượng trưng cho uy quyền mà con người không


thể hay không dám bước vào, mặc dù chúng luôn
BT để ngỏ. Nếu tự do bước vào chắc chắn sẽ nhận lấy
cánh cửa một kết cục bi thảm.
★ VD: Đó là cánh cửa pháp luật trong Trước cửa
pháp luật, trong Người canh gác; hình ảnh khung
cửa sổ trong Hóa thân…

→ Tính đa nghĩa cho văn bản, → Thế giới đầy bí ẩn,


huyền hoặc của Kafka.
3,3 Một số yếu tố
huyền thoại khác trong
truyện Kafka
3,3 Một số yếu tố huyền thoại khác trong truyện
Kafka

Hình tượng Nhại


ngụ ngôn truyền thuyết

Hình tượng con vật, đồ vật → không khí Lối nhại các câu chuyện, nhân vật truyền
kỳ lạ, hoang đường thuyết, thần thoại Hy Lạp → những giả thiết
hoàn toàn trái ngược với những gì ta được
VD: Những con vật gần gũi như con chuột
biết trước đây
(Nữ ca sĩ Josephine hay chuyện kể về dân
chuột), chuột và mèo (Ngụ ngôn nho nhỏ), Kafka còn lấy hình ảnh thần linh trong Kinh
con chó sói (Chó sói và người Ả Rập) thánh để tạo huyền thoại

VD: hình tượng nhân vật trong tác phẩm


Thiên thần
04
Huyền thoại con người
trong “Làng gần nhất”
“Ông tôi thường hay nói: Cuộc đời ngắn ngủi đến kì lạ.
Trong kí ức của ông, giờ đây nó thu nhỏ mình lại đến
mức thật khó hiểu nổi vì sao một chàng trai lại có thể
quyết định đi ngựa tới làng gần nhất mà không e ngại -
cứ cho là không gặp tai nạn gì đi nữa - rằng một kiếp
sống bình thường và trôi chảy cũng còn khó mà đủ cho
cuộc du lãm ấy.”
ĐẶNG ANH ĐÀO dịch
Phân tích truyện
Truyện cực ngắn (chưa đến 100 chữ)

Không có cốt truyện

Nhân vật được xây dựng theo lối gián tiếp


Hai giả thuyết:
Ông tôi

Thông thái,
Lẩm cẩm
uyên bác

→ Câu chuyện như rơi vào một khoảng không bất tận vì ít
ai có thể chắc chắn rằng đâu mới là dụng ý nghệ thuật
đằng sau vỏn vẹn từng ấy câu chữ.
4,1 Huyền thoại hoá không gian nghệ thuật

F. Kafka đã làm mờ đi
Cảm quan phi lí, “logic
những đường viền hiện
của sự phi lí” đã giúp nhà
thực, cấp cho hiện thực
văn biến thế giới thực
những điều khiến cho
thành một thế giới khác
người ta cảm nhận về thế
đầy tính huyền thoại.
giới mơ hồ, biến ảo.
4,1 Huyền thoại hoá không gian nghệ thuật

Chàng trai trẻ Ngôi làng


Nghịch lý
★ Có ngựa ★ Ngôi làng gần nhất so
★ Cuộc đời suôn sẻ với chàng trai
(không có tai nạn)
4,1 Huyền thoại hoá không gian nghệ thuật

Chàng trai trẻ Ngôi làng


Nghịch lý

Không gian nghệ thuật từ “ngôi làng” - một yếu tố không thể
gần gũi, quen thuộc hơn trong đời sống hằng ngày, qua ngòi bút
của Kafka đã trở thành một không gian ảo mà thực, thực mà ảo
vì chúng ta không thể biết rằng, liệu có tồn tại ngôi làng ấy
không
4,1 Huyền thoại hoá không gian nghệ thuật
→ Tác phẩm không hề chứa đựng những yếu tố hoang
đường, kỳ ảo, không mượn yếu tố phi thực để xây dựng huyền
thoại nhưng không khí ngột ngạt có vẻ rất quái dị vẫn bao trùm
tác phẩm.
→ Nhờ vào huyền thoại hóa thế giới hiện thực mà không gian
nghệ thuật trong tác phẩm là ngôi làng bỗng chốc trở thành
một điều gì đó thật kì bí, khó có thể hình dung rằng liệu nó có
tồn tại hay không.
“Nhìn bề ngoài, khó có thể nói Kafka
là người cách tân về kỹ thuật. Ông
phá vỡ những ý niệm về hiện thực, là
người đầu tiên cho ta thấy tính bất
định của hiện thực. Ông đẩy nhân vật
của mình vào tình thế để người ta
nhận ra rằng đó là cuộc đấu tranh để
được tồn tại như một cá nhân và cuộc
đấu tranh đó vô cùng khốc liệt"

- Nhà nghiên cứu văn học Trần Ngọc Hiếu


-
4,2 Con người trong tác
phẩm là những thực thể
bị lu mờ, không rõ danh
tính
4,2 Con người trong tác phẩm là những
thực thể bị lu mờ, không rõ danh tính

★ Tuyến nhân vật trong câu chuyện bao gồm:


“tôi”, “ông tôi”, “chàng trai”
★ Tất cả đều vô danh, không tên tuổi,
không nghề nghiệp. Điều duy nhất mà
chúng ta biết chỉ có thể dựa vào những tên
gọi ấy mà đoán định một cách đầy mơ hồ
4,2 Con người trong tác phẩm là những
thực thể bị lu mờ, không rõ danh tính

★ Xây dựng những nhân vật bị mờ hóa là một dụng ý nghệ thuật của
Kafka. Không phải ngẫu nhiên mà ông để cho nhân vật “ông tôi”- là người
chiêm nghiệm.
★ Chàng trai - có thể xem là nhân vật chính của câu chuyện cũng nhờ vậy
mà mang tính biểu tượng, đại diện cho cả một tầng lớp những con người
đang phải chật vật, quay quắt trong chính cuộc đời của mình. Họ cứ đi về
phía trước nhưng không nhìn rõ mục tiêu, không đủ tầm với để đạt được
mục đích cuối cùng
4,3 Xây dựng huyền thoại
từ những motif - con người
trong tác phẩm rơi vào
vòng luẩn quẩn, bế tắc
4,3 Xây dựng
huyền thoại từ
những motif - con
người trong tác
★ Motif Biểu tượng: Hành trình, du hành trong kho
phẩm rơi vào vòng
tàng văn hóa, văn học truyền thống phương Tây
luẩn quẩn, bế tắc
→ Cuộc du hành có giá trị nhất là cuộc du hành của
con người bên trong bản thân mình
Làng gần nhất

★ Mượn biểu tượng hành trình, du


4,3 Xây dựng
hành trong Kinh Thánh và thần thoại
huyền thoại từ ★ Ông để cho nhân vật phiêu du
những motif - con trong những hành trình bất tận,
vô vọng luôn bị cản trở bởi những
người trong tác
mê cung, mê lộ hun hút
phẩm rơi vào vòng
→Motif du hành đã khiến cho chuyến
luẩn quẩn, bế tắc đi ấy rơi vào trạng thái nửa thực nửa

Làng gần nhất
➔ Motif du hành khiến cho con người hiện lên
4,3 Xây dựng với sự mông lung, vô định, lang thang và
huyền thoại từ bế tắc trong chính cuộc đời của mình
➔ Điều phi lí: “Làng gần nhất, là mục tiêu của
những motif - con
người nuôi khát vọng và có năng lực nhưng
người trong tác chẳng thể nào tiếp cận nổi”
phẩm rơi vào vòng ➔ Chuyến du hành ấy không đưa con người
tới đích mà chỉ làm cho người ta lạc lõng,
luẩn quẩn, bế tắc vô vọng trong chính chuyến hành trình mà
mình đã lựa chọn
4,4 Làng gần nhất - Triết lí về con người với
khát vọng vươn tới những dự định lớn lao
nhưng bất lực, vô vọng.
“Có thể nói Franz Kafka là nhà văn đã cảm nhận một cách sâu sắc nhất nỗi cô
đơn trong thời gian của con người hiện đại. Đó là nỗi cô đơn khi con người (buộc
phải) giã từ quá khứ, đứng giữa hiện tại và đối diện với tương lai bấp bênh đầy bí
ẩn. Ấy là khi con người cảm thấy hoang mang và lo sợ. Con người tìm kiếm và nỗ
lực tạo lập các mối quan hệ mà quên mất rằng các mối quan hệ đó không giúp
được nó thoát khỏi nỗi cô đơn thời gian. Nhưng chí ít thì đó cũng là một niềm an
ủi, và là lối thoát cuối cùng trong sự bất lực của con người trước số phận.”

– Trích Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka.


4,4 Làng gần nhất - Triết lí về con người với
khát vọng vươn tới những dự định lớn lao
nhưng bất lực, vô vọng.
★ Cái đích của chàng trai là hình ảnh ẩn dụ cho mục
tiêu cao cả nhất của cuộc đời
★ Khát vọng vượt lên mình luôn là thách thức để
hướng con người đến bến bờ hạnh phúc hơn

→ Ta chỉ có thể hiểu được thông điệp mà Kafka gửi đến


chứ không thể và không bao giờ đưa ra được kết luận
cuối cùng
4,4 Làng gần nhất - Triết lí về con người với
khát vọng vươn tới những dự định lớn lao
nhưng bất lực, vô vọng.

★ Nhân vật tôi là chủ thể chiêm nghiệm, chàng trai là


đối tượng chiêm nghiệm.
★ Trong các tác phẩm của Kafka, ông thường miêu tả
nhân vật chính cô độc, bị vây hãm bởi những rắc
rối của thế giới xung quanh, và họ chống lại để tồn
tại.
Tiểu kết

➔ Truyện ngắn “Làng gần nhất” vẫn là một khoảng trống cần
được lấp đầy bởi những góc nhìn và phương diện khác nhau

➔ Nhìn nhận về truyện ngắn trên góc nhìn huyền thoại cho ta
cảm quan sâu sắc về những triết lý con người, cuộc đời mà
nhà văn Kafka đã dành nhiều tâm huyết để gửi gắm vào
05
Tổng kết
★ Làng gần nhất là một tác phẩm mang những nét đặc
trưng cho triết lí và quan điểm sáng tác của Kafka

★ Những nghiên cứu và phân tích trên chỉ mang ý kiến


cảm quan nhưng nó vẫn là một góc nhìn trong số vô
vàn ý nghĩa mở đằng sau lớp vỏ ngôn từ chỉ vỏn vẹn
chưa đến 100 chữ

★ Những gì ông để lại cho hậu thế thực sự là những cây


búa rung động, đáng sợ và chính xác nhất đã từng được
viết ra trong văn chương nhân loại
THANKS FOR
WATCHING!
CREDITS: This presentation template was created by Slidesgo,
including icons by Flaticon and infographics & images by Freepik

You might also like