Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 81

BÀI GIẢNG

TIN ỨNG DỤNG NGÀNH QTKD

L/O/G/O
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ EXCEL
I. Khái niệm chung
Excel là một chương trình bảng tính điện tử có thể được
dùng để lưu trữ, tổ chức và thao tác dữ liệu. Excel
thường được sử dụng trong quản lý kinh tế và đặc biệt là
trong quản trị kinh doanh.
Tính năng cơ bản của Excel:
•Tổ chức dữ liệu dưới dạng bảng tính
•Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu
•Biểu diễn dữ liệu dưới dạng biểu đồ
•Phân tích và dự báo
•Quản trị cơ sở dữ liệu
•Khả năng thực hiện bằng các Macro
•Thực hiện công cụ add_ins
Tiếng Việt trong Excel:
Font tiếng Việt:
- Trước những năm 2000, tại Việt Nam sử dụng nhiều bảng mã khác nhau: như bảng mã ABC; bảng mã VNI…
- Với sự ra đời của bảng mã quốc tế Unicode thì chuẩn tiếng Việt được quy về 1 mối.
+ Bảng mã Unicode có độ lớn 2byte

+ Có sự đóng góp của nhiều quốc gia.


+ Là chuẩn quốc tế nên các ứng dụng hỗ trợ: Web, Office
+ Các font tiêu biểu: Arial, Tahoma, Times new roman..
- Bộ gõ: Trước đây hay sử dụng Vietkey, hiện nay Unikey
- Có 2 kiểu gõ thông dụng: Telex và VNI
Một số thao tác và khái niệm liên quan đến ME
 Các cách khởi động ME:
- Kích đúp con trỏ vào biểu tượng trên màn hình
Desktop
- Có thể thực hiện Menu Start / Microsoft Office / Mircrosoft
Excel.
 Các cách thoát khỏi ME
- Thực hiện Alt + F4
- Thực hiện ấn nút (Close) phía bên phải của thanh tiêu đề
- Thực hiện Menu File / Exit (Nếu bạn chưa ghi nhớ dữ liệu
trong Excel khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu bạn lưu hoặc
không lưu dữ liệu đã nhập)
Giới thiệu về giao diện Excel
Các thao tác với bảng tính
1. Tạo 1 bảng tính mới
Vào File / New
Bắt đầu nhập dữ liệu.
2. Lưu bảng tính
Vào File / Save.
Đặt tên cho bảng bảng tính.
3. Mở 1 bảng tính có sẵn
Vào File / Open.
Tìm đến thư mục lưu trữ file.
4. Thêm bảng tính (thêm 1 sheet)
Insert / Worksheet.
5. Xóa 1 bảng tính
• Vào Edit / Delete sheet
6. Đổi tên bảng tính:
Vào Format / Sheet / Rename / gõ tên mới.
7. Sao chép 1 bảng tính
Giữ Crtl trong khi kéo thả.
Nếu không giữ Crtl có nghĩa là di chuyển bảng tính.
8. Ẩn / Hiện bảng tính
Vào Format / Sheet / Hide
Ngược lại Format / Sheet / Unhide
9. Chia tách bảng tính
10. Đóng băng bảng tính:
Đối với những bảng tính lớn (số lượng hàng và cột
nhiều) thì ta nên sử dụng cách đóng băng để tiện quan
sát dữ liệu.
Một số khái niệm liên quan đến bảng tính Excel
- Tệp bảng tính (workbook):
- Worksheet (sheet), (bảng tính):
- Địa chỉ ô: địa chỉ ô dùng để đại diện cho các giá trị bên trong ô và
gọi là tham chiếu. Vì vậy có thể sử dụng công thức cho nhiều ô có
cùng dạng công thức bằng copy công thức.
- Vùng (range): Là một tập hợp những ô kế cận nhau. Mỗi vùng
được xác định bằng một cặp tọa độ
- Phép toán học: +, - , *, /, ^,%
- Phép toán quan hệ: >, <, =, <=, >=, <>(khác)
- Phép toán nỗi chuỗi &: =“tin”&”hoc” => tinhoc
Một số lỗi thường gặp
a. Lỗi độ rộng (####)
b. Lỗi chia 0 (DIV/0!)
c. Lỗi sai tên (#NAME!)
d. Lỗi dữ liệu (#N/A!)
e. Lỗi sai vùng tham chiếu (#REF!)
f. Lỗi dữ liệu kiểu số (#NUM!)
g. Lỗi dữ liệu rộng (#NULL!)
h. Lỗi giá trị (#VALUE!)
Xử lý dữ liệu trong bảng tính
1.Các kiểu dữ liệu
• Dạng chuỗi (text): Bao gồm các ký tự từ A đến Z
• Dạng số (number): Bao gồm các ký tự từ 0 đến 9
• Dạng ngày giờ (date): Là các dữ liệu kiểu MM / DD / YY
Lưu ý: Cần nhập đúng dữ liệu kiểu ngày giờ, nếu nhập
đúng thì dữ liệu sẽ được căn sang bên phải của ô

Đúng Sai
Đổi hiện thị ngày tháng năm
Nhập dữ liệu vào bảng tính
• Nhập dữ liệu bất kỳ
- Đưa con trỏ về ô cần nhập.
- Tiến hành nhập dữ liệu.
• Nhập dữ liệu tự động với bước nhảy là 1
• Nhập dữ liệu tự động với bước nhảy bất kỳ
Xử lý các hàng và các cột
- Thêm cột, hàng

- Xóa cột, hàng


Định dạng dữ liệu
Các thao tác cơ bản
•Chọn vùng dữ liệu cần định dạng
•Nháy phải, chọn Format cell, và chọn
Ví dụ các phép toán trong công thức
Các phép toán so sánh:
II. CÁC HÀM TRONG EXCEL
A. Tổng quan về hàm:
1. Quy tắc sử dụng hàm:
Định nghĩa
Hàm được xem như là các công thức định sẵn để thực hiện các tính
toán chuyên biệt
2. Địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối:
Định nghĩa
Giao của hàng và cột chính là Ô
Địa chỉ của ô là số thứ tự của hàng và ký tự của cột, ví dụ: C6

Địa chỉ tương đối


Ví dụ: E9
Đặc điểm của kiểu địa chỉ này: Nếu áp dụng kiểu địa chỉ này vào công
thức thì khi định dạng công thức cho các ô kế tiếp địa chỉ tham chiếu
sẽ bị thay đổi.

Địa chỉ tuyệt đối


Ví dụ: $E$9
Đặc điểm của kiểu địa chỉ này: Nếu áp dụng kiểu địa chỉ này vào công
thức thì khi định dạng công thức cho các ô kế tiếp địa chỉ tham chiếu
sẽ luôn cố định, không thay đổi
Ví dụ:
Báo cáo doanh thu năm 2023
A B C D E F
1 % theo
Sản phẩm Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền
tổng DT
2 Cáp điện m 11.000 30.000
3 Công tắc Cái 5.000 5.000
4 Ổn áp Bộ 3.000 3.000.000
5 Tổng doanh thu

TT Thao tác
1 E2 = C2*D2
2 Kéo công thức và định dạng cho các ô kế tiếp

TT Thao tác
1 F2 = E2 / $E$5
2 Kéo công thức và định dạng cho các ô kế tiếp
3. Nhập hàm vào bảng tính

Có 3 cách nhập hàm


Cách 1:
Gõ dấu =
Tiến hành nhập các đối số
Cách 2:
Nhấp vào biểu tượng Fx trên thanh công cụ
Điền các thông số vào hộp thoại Insert Function
Cách 3:
Vào menu Insert / Function
Các thao tác còn lại giống bước 2
Các hàm ngày tháng
Các hàm toán học
Các hàm thống kê
Các hàm về ký tự
Các hàm logic
Các hàm kiểm tra thông tin
Các hàm tài chính
Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
B. Các hàm thường dùng
1. Các hàm ngày tháng
= DATE(YY, MM, DD)
Công dụng
Giúp nhập dữ liệu dạng ngày tháng theo đúng chuẩn của Excel

= TODAY()
= DAY(đối số)= MONTH(đối số) = YEAR(đối số)
Công dụng
DAY: Hàm trả về cho chúng ta giá trị ngày của đối số
MONTH: Kết quả trả về là giá trị tháng của đối số
YEAR: Hàm cho chúng ta giá trị năm của đối số

Minh họa Kết quả


=DAY(2010/11/18) 18
=MONTH(2010/11/18) 11
=YEAR(2010/11/18) 2010
= WEEKDAY(đối số)
Công dụng
Cho chúng ta biết đó là thứ mấy trong tuần
Nếu kết quả là 1  chủ Nhật
Nếu kết quả là 2  thứ Hai
Nếu kết quả là 7  thứ Bẩy
• Hàm EOMONTH là hàm hữu dụng giúp tìm
nhanh ngày cuối cùng của một tháng cụ thể
nào đó một cách nhanh chóng và dễ dàng.
• Ứng dụng của hàm EOMONTH trong
Excel:
• Được sử dụng khi muốn tìm nhanh ngày cuối
cùng của một tháng.
• Kết hợp được với nhiều hàm thông dụng
khác để hỗ trợ công việc.
II. Cách sử dụng hàm EOMONTH trong Excel
1. Cú pháp hàm
Cú pháp hàm EOMONTH: =EOMONTH(start_date,
months)
Trong đó:
Start_date: Là ngày tham chiếu, đây là ngày bất kì
dùng làm mốc để tìm ra ngày cuối tháng.
Months: Là số tháng trước hoặc sau start_date. Giá
trị dương cho ngày trong tương lai và giá trị âm cho ra
ngày trong quá khứ.
2. Các hàm toán học
=ROUND(số X,n)

Công dụng
Làm tròn số X với độ chính xác n chữ số sau dấu thập phân
Nếu n>0 làm tròn phía sau dấu thập phân
Nếu n<=0 làm tròn phía trước dấu thập phân (bắt đầu từ 0 và ngược lên)
=INT(số X)
Công dụng
Kết quả là một số nguyên, gần với X nhất nhưng nhỏ hơn X

Minh họa Kết quả


=INT(3,78) 3
=INT(-3,78) -4

=TRUNC(số X)
Công dụng
Cắt bỏ phần thập phân của số X

Minh họa Kết quả


=TRUNC(3,78) 3
=TRUNC(-3,78) -3
= MOD(số bị chia, số chia)

Công dụng
Cho ta kết quả là phần dư của phép chia

Minh họa Kết quả


=MOD(25,7) 4
= COMBIN(n,k)

Công dụng
Tổ hợp chập k của n phần tử

Minh họa Kết quả


=COMBIN(4,2) 6
# một số hàm toán học khác

Tên hàm Công dụng


=PI() Cho ta số Pi
=LOG(số X, cơ số a) Logarit cơ số a của X
=EXP(số X) Tính e mũ X
=SIN(góc X) Tính sin của X
=SQRT(số X) Tính căn bậc 2 của X
=SUM(vùng cần tính tổng) Tính tổng các đối số
3. Các hàm thống kê
=AVERAGE(các đối số)
Công dụng
Trung bình cộng đơn giản của các đối số
= MAX (các đối số)
= MIN (các đối số)
Công dụng
MAX: Xác định giá trị lớn nhất trong vùng
MIN: Xác định giá trị nhỏ nhất trong vùng
= RANK (số X, vùng so sánh, kiểu xếp hạng)
Công dụng
Xác định thứ hạng của X trong vùng so sánh
Địa chỉ của vùng so sánh phải là tuyệt đối
Kiểu xếp hạng có 2 kiểu
Xếp tăng dần (1)
Xếp giảm dần (0)
=COUNT(vùng đếm)
Công dụng
Trả về cho ta số lượng các ô chỉ chứa giá trị là số trong vùng đếm
Bỏ qua các ô trống, và các ô chứa các ký tự không phải là số

= COUNTA(vùng đếm)
Công dụng
Trả về cho ta số lượng các ô chỉ chứa dữ liệu trong vùng đếm
Chỉ bỏ qua các ô trống

=COUNTIF(vùng đếm, “điều kiện”)


Công dụng
Đếm số lượng các ô là dữ liệu trong ô thỏa mãn điều kiện
= SUMIF(cột kiểm tra, điều kiện, cột tính tổng)

Công dụng
Tính tổng 1 cột nào đó, chỉ những phần tử thỏa mãn điều kiện mới được
cộng vào.

A B C
1 Họ tên Giới tính Thu nhập
2 Trần Hùng Nam 10.000.000
3 Phương Thảo Nữ 7.000.000
4 Hoàng Thao Nam 6.500.000
5 Nguyễn Hương Nữ 9.500.000
6 Tổng thu nhập của Nam giới
7 Tổng thu nhập của Nữ giới

Minh họa Kết quả


=SUMIF(B2:B5, “Nam”, C2:C5) 16.500.000
=SUMPRODUCT(mảng 1, mảng 2,.., mảng n)

Công dụng
Hàm tính tổng của tích số từng phần tử mảng với nhau
Tức = ∑Ai*Bi*Ci (với A, B, C là các mảng)
Kích thước của các mảng phải bằng nhau
Thông thường các mảng chính là các cột

# Lưu ý: hàm SUMPRODUCT còn có dạng biểu diễn khác


nữa, dạng biểu diễn này được thường xuyên sử dụng khi ta cần tính
tổng mà có điều kiện kèm theo, rất nhiều điều kiện (hàm SUMIF chỉ
tính được tổng với chỉ 1 điều kiện)
Ví dụ hàm sumproduct
Ví dụ hàm sumproduct
4. Các hàm ký tự
=LEFT(chuỗi ký tự, n)
Công dụng
Cắt ra từ chuỗi n ký tự tính từ phía bên trái

Minh họa Kết quả


=LEFT(“Kinh doanh”,2) Ki

=RIGHT(chuỗi ký tự, n)
Công dụng
Cắt ra từ chuỗi n ký tự tính từ phía bên phải

Minh họa Kết quả


=RIGHT(“Ngạc nhiên chưa”,4) chưa
=MID(chuỗi ký tự, m, n))

Công dụng
Cắt n ký tự từ chuỗi tính từ trái sang, bắt đầu lấy từ vị trí m

Minh họa Kết quả


=MID(“Thật đậm đà”,6,3) Đậm

=LEN(chuỗi ký tự)

Công dụng
Xác định độ dài của chuỗi ký tự

Minh họa Kết quả


=LEN(“Cực kỳ mới”) 10
=CONCATENATE(chuỗi 1, chuỗi 2,..,chuỗi n)
Công dụng
Nối các chuỗi thành 1 chuỗi

Minh họa Kết quả


=CONCATENATE(“Love”, ” “ ,”story”) Love story

=UPPER(chuỗi ký tự)
=LOWER(chuỗi ký tự)
=PROPER(chuỗi ký tự)

Công dụng
UPPER: Chuyển 1 chuỗi bất kỳ thành chuỗi viết HOA
LOWER: Chuyển 1 chuỗi bất kỳ thành chuỗi viết thường
PROPER: Chuyển 1 chuỗi bất kỳ thành chuỗi viết HOA ở đầu mỗi từ
5. Các hàm logic
= AND(biểu thức 1, biểu thức 2,.., biểu thức n)
= OR(biểu thức 1, biểu thức 2,.., biểu thức n)
= NOT(biểu thức so sánh)
= IF(biểu thức logic, giá trị 1, giá trị 2)
Công dụng
Hàm sẽ nhận giá trị 1 nếu biểu thức logic là đúng
Hàm sẽ nhận giá trị 2 nếu biểu thức logic là sai, giá trị 2 có thể không có
Hàm IF có thể lồng tới 7 cấp

A B C
1 8 12.000.000
2

Minh họa Kết quả


=IF(A1>7,”Khá”,”Dở”) Khá
=IF(B1>10.000.000,”Nộp thuế”,”Không nộp”) Nộp thuế
Ví dụ: Hàm ở trong hàm

A B C
1 Người dùng Số phút gọi Đơn giá
2 Trần Hùng 150
3 Hoàng Thao 30
4 Phương Thảo 75
5 Nguyễn Hương 500 Phút <=100, đơn giá 1.200 đ
6 Phút > 100, đơn giá 1.000 đ

Phút <100, đơn giá 1.200 đ


Phút <250 , đơn giá 1.000 đ
Phút >=250, đơn giá 700 đ
6. Các hàm kiểm tra thông tin ô

= ISBLANK(đối số)
= ISLOGICAL(đối số)
= ISTEXT(đối số)
= ISNUMBER(đối số)
= TYPE(đối số)
Công dụng
Kiểm tra kiểu của ô đó
Nếu trong ô là NUMBER thì kết quả là 1
Nếu trong ô là TEXT thì kết quả là 2
Nếu trong ô là LOGIC thì kết quả là 4
Nếu là lỗi thì kết quả là 16
7. Các hàm tài chính cơ bản
Một số quy ước
 Dòng tiền chi ra được biểu diễn bằng số âm: gửi
NH, mua sắm TSCĐ, cho vay…
 Dòng tiền thu về biểu diễn bằng số dương: Lãi từ
tiền gửi, doanh thu, lợi nhuận…
 Dòng tiền phát sinh đầu kỳ thì Type =1
 Dòng tiền phát sinh cuối kỳ Type =0
a. Hàm FV (Future Value)
HÀM FV()
=FV(rate,nper,pmt,[pv],[type])
o Công dụng: Tính giá trị tương lai của một khoản đầu tư
o Trong đó:
- rate: tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư
- Nper: Số kỳ tính lãi
- Pmt: Khoản tiền phải trả đều hàng kỳ (nếu không có phải
chứa trong PV)
- pv: giá trị hiện tại của khoản đầu tư (nếu bỏ qua sẽ mặc
định = 0)
- Type: Hình thức thanh toán
Ví dụ 1a
Tính số tiền một người gửi 10 000$ vào ngân hàng và
cuối mỗi năm gửi thêm 200$ với lãi suất 5%/năm sau
10 năm như trong bảng sau:
A B C D E F
1 Tính giá trị tương lai cho một khoản đầu tư
2 rate 5%
3 nper 10 FV $18,804.52
4 pmt -200 Công thức
5 pv -10000 F3=FV(C2,C3,C4,C5,0)
6
Ví dụ 1b
Một khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ
Lãi suất bình quân 20%/ năm
Nộp tiền trong 10 năm, mỗi năm 6 triệu
Xác định giá trị tương lai của khoản bảo hiểm

Minh họa Kết quả


=FV(20%,10,-6.000.000, ,1) 186.902.500
b. Hàm PV(present value)
HÀM PV()
=PV(rate,nper,pmt,[fv],[type])
o Công dụng: Tính giá trị hiện tại của một khoản đầu tư
o Trong đó:
- rate: tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư
- Nper: Số kỳ tính lãi
- Pmt: Khoản tiền phải trả đều hàng kỳ (nếu không có phải
chứa trong PV)
- Fv: giá trị tương lai của khoản đầu tư (nếu bỏ qua sẽ mặc
định = 0)
- Type: Hình thức thanh toán
Ví dụ 2
Một người muốn có số tiền tiết kiệm 20000$ sau 15 năm.Hỏi bây
giờ người đó phải gửi vào ngân hàng bao nhiêu? biết lãi suất ngân
hàng là 6%/năm và người đó cuối mỗi năm gửi thêm 250 $ vào
ngân hàng

Áp dụng hàm PV ta có
A B C D E F
1 Tính giá trị hiện tại cho một khoản đầu tư
2 rate 6%
3 nper 15 PV ($5,917.24)
4 pmt -250 Công thức
5 fv 20000 F3=PV(C2,C3,C4,C5,0)
c. Hàm Rate
=RATE(nper,pmt,pv,[fv],[type])
oCông dụng: Tính lãi suất (tỷ suất) của một khoản đầu tư
oTrong đó:
-Nper: Số kỳ tính lãi
-Pmt: Khoản tiền phải trả đều hàng kỳ
-pv: giá trị hiện tại của khoản đầu tư
-fv: giá trị tương lai của khoản đầu tư (nếu có)
-Type: Hình thức thanh toán
Ví dụ 3
Tính lãi suất cho một khoản vay 1000$ trong 2
năm, mỗi năm phải trả 100$. Đáo hạn phải trả cả
gốc lẫn lãi là 1200$.

Giải: Sử dụng hàm RATE ta tính lãi suất của


khoản vay đó là:
= RATE(2,-100,1000,-1200,0)
=19%
Hàm pmt
- Hàm tính các khoản phải trả đều hàng kỳ
Công thức
=PMT(rate, nper, pv,[fv],[type])
- Rate: tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu

- Nper: Số kỳ tính lãi
- PV: Giá trị hiện tại của khoản đầu tư
- FV: Giá trị tương lai của khoản đầu tư
d. Hàm NPV (Net present value)
HÀM NPV()
=NPV(rate,value 1,value 2,…,value n)
oCông dụng: Tính giá trị hiện tại thuần của một khoản đầu

oTrong đó:
-rate: tỷ suất lợi nhuận của hoạt động đầu tư
-Value 1…n: dòng tiền thuần hàng năm của khoản đầu tư
Lưu ý: Khoản đầu tư NPV bắt đầu một kỳ trước ngày của
dòng tiền giá trị 1 và kết thúc với dòng tiền cuối cùng trong
danh sách. Việc tính toán NPV dựa vào các dòng tiền
tương lai. Nếu dòng tiền thứ nhất của bạn xảy ra vào đầu
của kỳ thứ nhất, thì giá trị thứ nhất phải được thêm vào kết
quả NPV, chứ không được đưa vào các đối số giá trị.
Ví dụ 4
• Tính NPV cho một dự án đầu tư có chi phí đầu tư ban
đầu là 1 tỉ đồng, doanh thu hàng năm là 0.5 tỉ, chi phí
hàng năm là 0.2 tỉ, thời gian thực hiện dự án là 4 năm,
có lãi suất chiết khấu là 8%/năm.
A B C D
1 năm dòng tiền tỉ suất chiết khấu NPV
2 0 -1 8% (0.006)
3 1 0.3
4 2 0.3
5 3 0.3
6 4 0.3
7 Công thức:
8 D2=B2+NPV(C2,B3:B6)
9 Nhận xét: NPV<0 nên dự án không mang tính khả thi
Sự khác biệt giữa
PV và NPV trong tài chính?
e. Hàm IRR (Internal Rate of Return)
HÀM IRR()
=IRR(value,[guess])

oCông dụng: Tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một


khoản đầu tư
oTrong đó:
-Guess: tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng (excel mặc định
guess =10%)
-Value: dòng tiền thuần hàng năm của khoản đầu
tư.
Ví dụ 5
• Một dự án đầu tư tính đến thời điểm dự án bắt
đầu đi vào hoạt động sản xuất là 100 triệu USD,
doanh thu hàng năm của dự án là 50 triệu USD.
Chi phí hàng năm là 20 triệu USD, dự án kéo dài
5 năm. Hãy xác định tỷ suất hoàn vốn nội bộ
biết lãi suất vay dài hạn là 12%/năm.
Sử dụng hàm IRR xác định tỷ suất hoàn vốn
nội bộ như sau

A B C D E
1 năm doanh thu chi phí dòng tiền IRR
2 0 0 100 (100) 15%
3 1 50 20 30
4 2 50 20 30
5 3 50 20 30
6 4 50 20 30
7 5 50 20 30
8 Công thức:
9 E2=IRR(D2:D7)
9 Nhận xét: IRR>12% nên dự án được chấp nhận
Yêu cầu:
1: Gửi 8000$ vào ngân hàng
Lãi suất tiền gửi 0,8% / tháng
Kỳ hạn tiền gửi 4 năm. Cuối mỗi tháng gửi thêm 200 $
Xác định giá trị tương lai của khoản tiền gửi?

2: Mua trả góp 1 căn hộ


Lãi suất trả góp 0,8% / tháng
Trả tiền trong 4 năm, mỗi tháng trả 200$
Thực tế bạn mua căn hộ đó với giá bao nhiêu?
3: Một khoản tiền đầu tư
Kéo dài trong 4 năm, mỗi tháng bạn thu về 200$
Số vốn đầu tư ban đầu 8000$
Xác định mức lãi thực của khoản đầu tư?

4: Đầu tư ban đầu 50.000$ vào dự án sản xuất


Dự kiến thời gian của dự án là 4 năm
Năm thứ 1 dự kiến đầu tư thêm 10.000$
Năm thứ 2 dự kiến thu 20.000$
Năm thứ 3 dự kiến thu 40.000$
Năm cuối dự kiến thu 50.000$, và thanh lý dây chuyền được
10.000$
Lãi suất chiết khấu 20% / năm
Đánh giá kết quả đầu tư bằng chỉ tiêu NPV?
5: Đầu tư ban đầu 50.000$ vào dự án sản xuất
Dự kiến thời gian của dự án là 3 năm
Năm thứ 1 dự kiến thu 10.000$
Năm thứ 2 dự kiến thu 20.000$
Năm thứ 3 dự kiến thu 40.000$
Xác định tỷ lệ thu lợi nội tại?
8. Các hàm tìm kiếm và tham chiếu
=Vlookup(Lookup value, table array,
col index num, range lookup)
Công dụng
Hàm sẽ tra cứu giá trị từ bảng tham chiếu để tự động điền dữ liệu
- Lookup value: Giá trị cần tìm kiếm
- Table array: Bảng tham chiếu, là địa chỉ tuyệt đối, không có tiêu đề
- Col index num: Số thứ tự của cột trong bảng tham chiếu mà bạn
muốn lấy ra giá trị
- Range lookup - Kiểu tìm kiếm
- Nếu tìm kiếm tuyệt đối ta điền số 0
- Nếu tìm kiếm tương đối ta điền số 1
Ví dụ 1: tìm kiếm tuyệt đối
A B C
1 Họ tên Chức vụ Thưởng
2 Trần Hùng Giám đốc
3 Hoàng Thao Bảo vệ
4 Phương Thảo Trưởng phòng
5 Nguyễn Hương Bảo vệ
6
7 Bảng quy định thưởng và phụ cấp
8 Chức vụ Phụ cấp Thưởng
9 Giám đốc 4.000.000 10.000.000
10 Trưởng phòng 2.000.000 5.000.000
11 Bảo vệ 200.000 1.000.000

Minh họa
C2 = Vlookup(B2, $A$9:$C$11, 3, 0)
Ví dụ 2: Tìm kiếm tương đối
A B C
1 Họ tên Số ngày nghỉ Tiền phạt
2 Trần Hùng 4
3 Hoàng Thao 7
4 Phương Thảo 15
5 Nguyễn Hương 10
6
7 Bảng quy định phạt
8 Số ngày nghỉ Mức phạt
9 0 0
10 5 1.000.000
11 15 Đuổi việc

Minh họa
C2 = Vlookup(B2, $A$9:$B$11, 2, 1)
=Hlookup(Lookup value, table array,
row index num, range lookup)
Công dụng
Hàm sẽ tra cứu giá trị từ bảng tham chiếu để tự động điền dữ liệu
Lookup value - Giá trị cần tìm kiếm
Table array - Bảng tham chiếu, là địa chỉ tuyệt đối, không có tiêu đề
Row index num - Số thứ tự của hàng trong bảng tham chiếu mà bạn
muốn lấy ra giá trị
Range lookup - Kiểu tìm kiếm
- Nếu tìm kiếm tuyệt đối ta điền số 0
- Nếu tìm kiếm tương đối ta điền số 1
Ví dụ:
A B C D
1 Khách hàng Sản phẩm loại 2 Số lượng Đơn giá
2 Trần Hùng Bàn 2
3 Hoàng Thao Tủ 12
4 Phương Thảo Ghế 7
5 Nguyễn Hương Tủ 6
6
7 Bảng đơn giá sản phẩm
8 Loại Bàn Ghế Tủ
9 Loại 1 4.000.000 2.000.000 10.000.000
10 Loại 2 2.000.000 1.000.000 5.000.000
11 Loại 3 1.000.000 400.000 3.000.000

Minh họa
D2 = Hlookup(B2, $B$8:$D$11,3, 0)
Thank You!

L/O/G/O

You might also like