Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

CHƯƠNG 4

TỔ CHỨC

ThS. Huỳnh Quang Lạc Diễm


Nội dung chính chương 4

1 Tổng quan tổ chức

2 Cơ cấu tổ chức

3 Quản trị nguồn nhân lực

2 2
1. Tổng quan
tổ chức
Tổ chức là gì?

Tổ chức là khái niệm đề cập đến một tập hợp một nhóm
người cùng theo đuổi các mục tiêu đã xác định. Nó có thể
được hiểu là một hệ thống xã hội bao gồm tất cả các mối
quan hệ chính thức giữa người với người.

Tổ chức bao gồm sự phân chia công việc giữa các nhân viên và
sắp xếp các nhiệm vụ hướng tới mục tiêu cuối cùng của công
ty.

4
Thành phần cơ bản của một tổ chức
 Mục đích chung: thống nhất nhân viên và giúp họ hiểu được định
hướng của tổ chức.
 Nỗ lực phối hợp: Các nhà quản lý sẽ cần tận dụng bộ kỹ năng, kinh
nghiệm và tính cách của nhân viên nhằm gia tăng giá trị cho tổ
chức.
 Phân công lao động: chia nhỏ toàn bộ công việc thành những nhiệm
vụ được tiêu chuẩn hóa cụ thể và lặp đi lặp lại chúng.
 Hệ thống phân phối quyền lực: Hệ thống phân cấp xác định các dòng
báo cáo chính thức, dựa trên vị trí để thể hiện ai báo cáo cho ai.

5
2. Cơ cấu tổ
chức
Cơ cấu tổ chức (cơ cấu nhân sự) là gì?
Cơ cấu nhân sự hay còn gọi là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được
xem là:
•Tổng hợp các bộ phận của doanh nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc
chặt chẽ lẫn nhau.
•Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hóa, đảm nhận trách nhiệm và
quyền hạn nhất định.
•Trong đó, các bộ phận được bố trí theo cấp bậc, và ở các khâu khác
nhau nhằm thực hiện những mục đích chung của doanh nghiệp.

Bản chất của cơ cấu tổ chức thể hiện ở sự phân chia trách nhiệm và
quyền hạn của bộ phận, phòng ban, khối, nhân sự,… trong việc quản
lý.
Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thường có các cấp gồm:
o Cấp công ty, cấp quản lý, cấp đơn vị,… thể hiện sự phân chia chức năng
quản lý theo chiều dọc.
o Các phòng ban chức năng của doanh nghiệp như phòng tổ chức, phòng
sản xuất, phòng kinh doanh,…phản ánh sự phân chia chức năng theo
chiều ngang.

Các loại hình cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:


- Cơ cấu tổ chức theo đường thẳng
- Cơ cấu tổ chức theo chức năng
- Cơ cấu tổ chức theo ma trận
- Cơ cấu tổ chức theo cấu trúc phẳng
Cơ cấu tổ chức theo đường thẳng
Cơ cấu nhân sự theo đường thẳng có thể được gọi với tên gọi khác là tổ chức phân quyền.
Đây là một trong những cơ cấu nhân sự đơn giản và lâu đời nhất. Trong đó, ban lãnh đạo sẽ
giám sát và đưa ra quyết định cho cấp dưới.

Ưu điểm:
•Quyền hành và trách nhiệm được thể hiện rõ ràng.
•Cơ cấu này thể hiện rõ ràng lộ trình thăng tiến.
•Khả năng tập trung phát triển kỹ năng chuyên môn của các bộ phận cách dễ dàng.
Nhược điểm:
•Cơ cấu tổ chức phân quyền có phần cứng nhắc và kém linh hoạt.
•Quy trình giải quyết công việc phức tạp và mất nhiều thời gian.
•Sự cách biệt trong truyền thông giao tiếp, nhất là giữa bộ phận cấp dưới và cấp trên.
•Sự phối hợp giữa các phòng ban có thể gặp khó khăn.
•Mô hình phức tạp và cồng kềnh thường chậm thích ứng với những áp lực cạnh tranh.
Cơ cấu nhân sự/ tổ chức phân theo chức năng
Cơ cấu nhân sự phân theo chức năng là loại cơ cấu mà mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm những chức
năng quản lý riêng lẻ, với cấp trên trực tiếp riêng. Quản lý của các bộ phận chức năng như tài
chính, kinh doanh, marketing,… sẽ có trách nhiệm báo cáo lại tình hình với giám đốc chuyên
môn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động tương ứng của công ty.

Ưu điểm:
•Cơ cấu nhân sự này thể hiện sự chuyên môn hóa sâu sắc.
•Khả năng thu hút và quy tụ nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể.
•Khả năng sản xuất được tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy năng suất cao.
Nhược điểm:
•Tạo ra rào cản giữa các bộ phận chức năng.
•Có thể làm nhiệm vụ không thể thực hiện nhanh chóng.
•Doanh nghiệp có nhiều quản lý ngang bằng về mặt cấp bậc nên có khả năng xảy ra xung đột
lãnh đạo.
Cơ cấu tổ chức theo ma trận
Ở cơ cấu này, thông tin được luân chuyển cả hai chiều: chiều dọc và chiều ngang, nghĩa là
có sự phối hợp của các chức năng và phòng ban. Đây là mô hình cơ cấu tổ chức khó nhất
vì các nguồn lực bị phân thành nhiều hướng.

Ưu điểm:
• Cá nhân sử dụng kỹ năng chuyên môn và khả năng thích ứng với nhiều bối cảnh khác
nhau.
•Thúc đẩy sự phối hợp hài hoà giữa các phòng ban.
•Khả năng rút ngắn thời gian cho quá trình đưa ra quyết định.
•Tận dụng nguồn lực tối đa giữa các phòng ban.
Hạn chế:
•Nhân viên có thể phải làm việc và chịu trách nhiệm công việc dưới quyền của nhiều quản
lý.
•DN cần nhiều thời gian để làm quen và thích ứng với cơ cấu nhân sự theo ma trận.
•Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên gặp khó khăn
Mô hình cấu trúc phẳng
Cấu trúc phẳng hay còn được gọi là mô hình tổ chức tự quản lý nghĩa là doanh nghiệp
không phân chia chức danh trong công việc. Mọi thành viên trong doanh nghiệp đều
bình đẳng với nhau.

Ưu điểm:
•Giúp công ty tiết kiệm chi phí.
•Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của các thành viên trong công việc.
•Cơ cấu nhân sự gọn nhẹ và linh hoạt.
•Thời gian xử lý, ra quyết định và phê duyệt diễn ra nhanh chóng.
Hạn chế:
•Dễ bị mất kiểm soát khi doanh nghiệp có quy mô phát triển tăng nhanh.
•Mỗi nhân viên có thể phải đảm nhận nhiều trách nhiệm và công việc cùng một lúc.
•Khó khăn khi đưa ra những quyết định quan trọng.
•Giảm động lực cho nhân viên và khó khăn thăng tiến.
Mẫu cơ cấu tổ chức nhân sự doanh nghiệp xây dựng
Mẫu cơ cấu tổ chức nhân sự công ty sản xuất, thương mại
Mẫu cơ cấu nhân sự theo chuỗi của công ty kinh doanh
3. Quản trị
nguồn nhân lực
Nhân lực là tiềm năng hay khả năng của con người để thực hiện các công việc, nhiệm
vụ nào đó cho cá nhân, công ty, tổ chức. Nhân lực bao gồm trí lực và thể lực.

Nguồn nhân lực là tập hợp bao gồm tất cả nhân lực có tham gia và góp phần vào quá
trình hoạt động của một tổ chức, công ty. Nguồn nhân lực của một công ty sẽ bao
gồm lãnh đạo, trưởng phòng, nhân viên tại các phòng ban.

Quản trị nguồn nhân lực là các hoạt động liên quan đến việc quản lý con người, quá
trình này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa toàn thể nhân viên và công ty.

Quản trị nguồn nhân lực cũng bao gồm việc giải quyết những vấn đề về đào tạo,
lương thưởng, phúc lợi nhằm tạo động lực cho nhân viên. Các hoạt động này giữ vai
trò rất quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu chiến lược của công ty.
Mục tiêu của Quản trị nguồn nhân lực
 Quản lý tốt đội ngũ nhân viên của công ty, đảm bảo từng nhân viên, từng phòng
ban làm việc theo đúng nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra. Giải quyết hiệu quả những
vấn đề phát sinh đối với nhân viên.
 Giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực nội bộ, tận dụng các nhân tài
để họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.
 Hoàn thành các nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn liên quan đến con người và nhân sự
trong công ty.
 Đảm bảo mỗi nhân viên do mình quản lý sẽ nhận được các lợi ích, bài học và kỹ
năng, thể hiện và phát triển.
 Đề xuất và khai các kế hoạch đào tạo giúp nhân viên nhận thức được trách nhiệm
của mình và đóng góp cho xã hội, giúp cho xã hội ngày càng văn minh, phát triển.
huy được khả năng của mình trong công việc.
Chức năng của Quản trị nguồn nhân lực

 Thu hút, tuyển chọn và bố trí nhân sự


 Khai thác, đào tạo và phát triển
 Duy trì, sử dung nguồn nhân lực
 Thông tin và dịch vụ về nhân sự
Công việc chính của Quản trị nguồn nhân lực

 Hoạch định nguồn nhân lực


 Phân tích công việc
 Tuyển chọn nhân sự
 Bố trí và sử dụng nhân lực
 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
 Đánh giá quá trình thực hiện công việc
Cảm ơn các bạn đã
lắng nghe!

You might also like