Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chuyên đề VIII : CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)

Câu 1: Quốc tế Cộng sản được thành lập trong hoàn cảnh
nào? Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong
trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1943? Liên
hệ cách mạng Việt Nam.

Hoàn cảnh:
+ Phong trào cách mạng ở Châu Âu và trên thế giới phát
triển mạnh mẽ, nhiều Đảng cộng sản đã được thành lập
(Đức, Hung - ga-ri, Pháp, Anh…, ) đòi hỏi phải có một tồ
chức quốc tế lãnh đạo cách mạng theo đường lối đúng đắn.

+ Với những hoạt động tích cực của Lê-Nin và Đảng Bôn-sê-
vích Nga. Ngày 2/3/1919 Đại hội thành lập Quốc tế cộng sản
đã khai mạc tại Mát-xcơ-va.
Chuyên đề VIII : CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939)
Đóng góp:
+ Đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kì phát
triển của cách mạng thế giới.
+ Đóng góp cho phong trào công nhân, phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc. Thống nhất và phát triển phong trào cách
mạng thế giới. ( 1đ)
Chỉ đạo thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít. ( 0,5đ)
Liên hệ cách mạng Việt Nam
Tại Đại hội lần II (1920) , Quốc tế cộng sản đã thông qua
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-Nin dự thảo.
Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở luận cương con đường cứu
nước, giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam là một chi bộ của Quốc tế cộng
sản. ( 2đ)
Câu 2 Trong những năm 1929 -1933 thếgiới đã phải hứng
chịu một sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử. Theo em đó là sự
kiện nào?
Hãy trình bày nguyên nhân, đặc điểm, hậu quảcủa sựkiện
đó.
Đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 –1933
( Khủng hoảng thừa)
*Nguyên nhân:
+Do kinh tế ở các nước tư bản phát triển mạnh nhưng
thiếu kế hoạch, không tương xứng với sự cải thiện đời
sống của đa số nhân dân, sản xuất chạy theo lợi nhuận
dẫn đến cung vượt quá cầu
Đặc điểm:
+Cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra toàn bộ
thế giới tư bản.
+Cuộc khủng hoảng thừa, kéo dài gần 4 năm….
Hậu quả:
+Kinh tế các nước bị tàn phá nặng.
+Về xã hội: hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất
ruộng đất sống cảnh nghèo đói túng quẫn; những cuộc đấu
tranh, biểu tình... của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp
các nước.
+Về chính trị: cuộc khủng hoảng đã đe dọa sự tồn tại của CNTB.

Để giải quyết khủng hoảng, các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành
cải cách kinh tế-xã hội và đổi mới quá trình quản lý, tổchức sản
xuất; các nước Đức, Italia, Nhật thì thiết lập chế độ độc tài phát
xít đàn áp nhân dân trong nước, chuẩn bị chiến tranh thếgiới.
Câu 3 Phong trào chống phát xít điển hình? VÌ SAO CHỦ
NGHĨA PHÁT XÍT THẮNG LỢI Ở ĐỨC NHƯNG LẠI THẤT BẠI Ở
PHÁP?
- Phong trào chống phát xít điển hình là ở Pháp và Tây
Ban Nha.
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:
- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn
của cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Ảnh hưởng của Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại
tư bản Đức càng ngày càng tăng.
- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với
những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất
chống chủ nghĩa phát xít.
- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong
lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách
mạng “sắt và máu”.
* Ở Pháp
-Đảng Cộng sản Pháp kịp thời huy động các đảng phái,
đoàn thể trong một mặt trận chung – mặt trận nhân dân
Pháp. Cương lĩnh của mặt trận phù hợp với quyền lợi của
đông đảo quần chúng nhân dân..

- 5/1936, Chính phủ MTND Pháp thắng lợi trong cuộc


tổng tuyển cử nắm chính quyền và thi hành chính sách
tiến bộ trong những năm 1936- 1939 và tác động trực tiếp
đến cách mạng Việt Nam
Câu 4. Tình hình nước Mỹ những năm 1918-1939 có điểm gì
giống và khác so với nước Nhật cùng thời gian này ?
a. Giống nhau: (Mỗi ý đúng 0.5 điểm)
- Đều thu được nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới
thứ nhất
- Kinh tế đều phát triển trong những năm đầu sau chiến
tranh
- Phong trào công nhân phát triển, Đảng Cộng sản ra
đời (ĐCS Mĩ (5/1921), ĐCS Nhật (7/1922)
- Đều bị khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933
b. Khác nhau: (Mỗi ý đúng 1 điểm)
- Nhật thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng chính
sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành
chướng ra bên ngoài
- Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bằng chính sách mới
của Ru-dơ-ven: ban hành các đạo luật về phục hưng công
nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt
chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước ...
Câu 5: (2 điểm)
Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập
niên 20 của thế kỉ XX? Nguyên nhân của sự phát triển đó?

Sự phát triển của kinh tế Mĩ:


- Nền kinh tế công nghiệp đứng hàng đầu thế giới

+ Năm 1923 - 1929 sản lượng công nghiệp tăng 69%.


+ Năm 1928 vượt quá sản lượng của toàn châu Âu chiếm
48% sản lượng công nghiệp toàn thê giới. Đứng đầu về
các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép. Nắm
60% trữ lượng vàng thế giới.
+ Mĩ bước vào thời kì phồn thịnh và trở thành trung tâm
công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Nguyên nhân:

+ Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến
tranh

+ Mĩ tham gia chiến tranh muộn, đất nước hầu như không
bị chiến tranh tàn phá.

+ Là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu

+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu kiệt quệ là
điều kiện thuận lợi để Mĩ xuất khẩu hàng sang châu Âu.

+ Sớm áp dụng khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất

+ Biết sử dụng phương pháp quản lí sản xuất tiên tiến, mở


rộng qui mô và chuyên môn hoá trong sản xuất
Câu 6.(5điểm):Nước Mĩ đã làm gì để thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế 1929-1933? Liên hệ với chính sách của Đảng và Nhà nước ta
hiện nay trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
• Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-
1933, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách
kinh tế mới.
• *Nội dung chính sách kinh tế mới bao gồm nhiều biện pháp
nhằm:
• -Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các
ngành kinh tế, tài chính.
• -Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp,
nông nghiệp, ngân hàng với những qui định chặt chẽ t dưới
sự kiểm soát của Nhà nước.
• -Nhà nước tăng cường vai tro của mình trong việc cải tổ hệ
thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ thất nghiệp,
tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.
Đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
1929 - 1933
• *Liên hệ với chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước:
• -Chính sách kinh tế mới của Mĩ đã giải quyết phần nào khó
khăn của người lao động trong thời điểm đó, góp phần làm
cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản, nhưng
mục đích chính là cứu nguy cho CNTB sản thoát khỏi khủng
hoảng (mang lại quyền lợi cho giai cấp tư là chủ yếu)
• -Chính sách của Đảng và nhà nước ta hiện nay giống chính
sách kinh tế mới của Mĩ là tăng cường vai tro lãnh đạo của
Nhà nước trong việc phát triển kinh tế và ổn định xã hội.
• -Nhưng khác Mĩ là phát triển kinh tế đất nước theo định
hướng XHCN, luôn có những chính sách đảm bảo quyền
lợi cho người lao động. Luôn vì mục tiêu Dân giàu nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh .
Câu 1: Vì sao cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 được
đánh giá là một sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và
lịch sử nhân loại? Liên hệ những ảnh hưởng của Cách mạng
tháng Mười Nga đối với Việt Nam.
- Ảnh hưởng của CMT10 Nga đối với CMVN:
+ Năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc bản “Luận cương về vấn
đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và Người đã tìm ra con
đường cứu nướcđúng đắn cho dân tộc Việt Nam...
+ Học tập Lênin, NAQ đã thành lập tổ chức Hội VNCMTN
là tiềnthân của Đảng và mở các lớp huấn luyện đào tạo
cán bộ...
+ CMT10 Nga ảnh hưởng trực tiếp đến CMVN thông qua
con đườngsách báo bí mật. Các tác phẩm như Bản án chế
độ thực dân Pháp,Đường cách mạng, mở lớp đào tạo cán
bộ, gây cơ sở cách mạng trongnước.
+ Từ kinh nghiệm thắng lợi của CMT10 Nga, dưới sự lãnh
đạo của Đảng công nhân XHDC Nga, Đảng CSVN ra đời
3/2/1930 đã lãnhđạo CMVN đến thắng lợi cuối cùng

You might also like