Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

GIẢI PHẪU

RĂNG

NGND, GS BS Hoàng Tử Hùng


tuhung.hoang@gmail.com
Website: www.hoangtuhung.com
NỘI DUNG MÔN HỌC

Phần thứ nhất Phần thứ hai


1. Mở đầu và Thuật ngữ 1. Các thành phần của răng và nha chu
2. Giải phẫu mô tả răng vĩnh viễn 2. Các qui luật hình thái răng
₋ nhóm răng cửa 3. Cung răng và hệ thống môi-má-lưỡi
₋ nhóm răng nanh 4. Những yếu tố tự bảo vệ của bộ răng
₋ nhóm răng cối nhỏ 5. Đặc điểm mặt nhai răng sau, tư thế lồng múi
₋ nhóm răng cối lớn 6. Bộ răng trong bối cảnh sinh học
3. Giải phẫu mô tả răng sữa
§ MỞ ĐẦU, DANH PHÁP và THUẬT NGỮ
Dàn bài

1- Giải phẫu răng: Định nghĩa, khái niệm về Bộ răng và Hệ thống nhai

2- Thuật ngữ
• Thuật ngữ định hướng, các mặt và gờ
• Thân răng và chân răng
• Phân chia thành các phần ba, các cạnh và góc
• Tên răng và công thức răng
• Các hệ thống ký hiệu răng

3- Lịch trình mọc răng

4- Nhận diện và mô tả răng


Mục tiêu học tập
Sau khi nghiên cứu bài này, sinh viên có thể:

1. Phát biểu được định nghĩa môn học


2. Liệt kê được bảy thành phần của hệ thống nhai
3. Xác định được các chức năng của hệ thống nhai
4. Định nghĩa và áp dụng được các thuật ngữ định hướng và thuật ngữ giải phẫu răng
5. Kể tên các mặt răng
6. Phân biệt được thân răng và chân răng lâm sàng với thân răng và chân răng giải phẫu
7. Mô tả được các chi tiết của chân răng (răng một chân và nhiều chân)
8. Mô tả và phân biệt được các chi tiết lồi và gờ
9. Mô tả và phân biệt được các chi tiết lõm và rãnh
10.Kể được các phần ba của thân răng và chân răng từ các phía
Mục tiêu học tập (tiếp)

11. Xác định được các mốc đo và kích thước răng
12. Xác định và kể tên từng răng của bộ răng sữa
13. Xác định và kể tên từng răng của bộ răng vĩnh viễn
14. Xác định được từng răng theo hệ thống ký hiệu Palmer và hệ thống hai chữ số
của FDI và phiên chuyển sang hệ thống của ADA
15. Kể tên các thành phần của răng và nha chu
16. Phát biểu được thời gian và trình tự mọc của các răng sữa
17. Phát biểu được thời gian và trình tự mọc của các răng vĩnh viễn
18. Mô tả các bước nhận diện răng
Theo FDI: Liên đoàn nha khoa thế giới ( World Dental Federation)
Định nghĩa sức khỏe răng miệng (SKRM): là đa diện và bao gồm
khả năng nói, cười, ngửi, nếm, xúc giác, nhai, nuốt và biểu đạt mổ
loạt những xúc cảm qua nét mặt một cách tự tin và không đau,
không khó chịu và bệnh lý của phức hợp sọ mặt.
1. Môn học giải phẫu răng
Giải phẫu răng là một môn nha khoa cơ sở nghiên cứu hình thái,
cấu tạo của từng răng, tương quan giữa các răng trên cung răng và
tương quan giữa hai cung răng.

Trong Nha khoa, đối tượng nghiên cứu của giải phẫu răng là
răng và bộ răng người.

Trong các ngành khoa học khác (sinh học so sánh, sinh học tiến hoá,
cổ sinh học, khảo cổ học, cổ nhân học, nhân học, dân tộc học, xã hội học…
răng và bộ răng (người và các động vật khác), cũng được nghiên cứu,
nhiều trường hợp là tư liệu nghiên cứu rất quan trọng, thậm chí là tư liệu
duy nhất và có giá trị nhất của nghiên cứu.
Răng và bộ răng là thành phần của hệ thống nhai
Hệ thống nhai là một tổng thể, một đơn vị chức năng, bao gồm: (1)răng và
nha chu, (2)xương hàm, (3)khớp thái dương hàm, (4)cơ hàm, (5)hệ thống
môi-má-lưỡi, (6)tuyến nước bọt, (7)hệ thống mạch máu và thần kinh nuôi
dưỡng và chi phối các cơ quan đó .

Hệ thống nhai không chỉ đảm nhiệm chức năng nhai, nuốt…mà còn thực
hiện hoặc tham gia thực hiện nhiều chức năng khác: nói, thể hiện tình
cảm…;
Như vậy, HTN có hai chức năng chính:
₋ Chức năng sinh học (nguyên thủy): nuốt (có từ trong bụng mẹ - tuần 20 hoặc sớm
hơn_nước ối, tế bào của ống tiêu hoá đã hình thành khi đẻ ra sẽ có phân đen trong 24h đầu(phân
xu), nếu trong 24h không đi ị thì có thể bị tịt lỗ hậu môn), bú (có từ trong bụng mẹ), nhai
₋ Chức năng xã hội: Giao tiếp và Biểu cảm
Hệ thống nhai đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và hạnh phúc con người
Khái quát về các bộ răng
Bộ răng: là các răng tự nhiên ở vị trí trên các cung răng
Bộ răng sữa (răng tạm thời)
Con người có hai loạt răng
Bộ răng vĩnh viễn
Bộ răng sữa là loạt răng đầu tiên được thấy trong miệng, gồm 20 răng

Khoảng 6 tháng tuổi, răng đầu tiên (2 răng giữa dưới sữa)xuất hiện trong miệng
Răng sữa cuối cùng mọc khoảng 28 ± 4 tháng
Bộ răng vĩnh viễn là loạt răng thứ hai
Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lúc khoảng 6 tuổi ( 4 răng cối lớn (răng số 6sữa))
 Bắt đầu thời kỳ bộ răng chuyển tiếp (hỗn hợp) [ các răng vĩnh viễn và
răng sữa cùng hiện diện] từ 5- 6 tuổi đến 11-12 tuổi (răng số 5 vĩnh viễn thay cho răng số 5 sữa
Răng vĩnh viễn cuối cùng mọc lúc > 17 – 25 tuổi
Hai cung răng
Các răng định vị trên cung hàm trên và cung hàm dưới, tạo thành một cung: “cung răng”
khi nhìn từ phía mặt nhai

Cung răng (hàm) trên Cung răng (hàm) dưới

cung răng: phức hợp cấu trúc gồm bộ răng và xương ổ hoặc phần còn
Thuật ngữ lâm sàng:
lại của chúng sau khi mất một vài hoặc tất cả răng tự nhiên
Trong tiếng Việt, hàm mất răng toàn bộ được gọi là “cung hàm”
2. Danh pháp *
Thuật ngữ định hướng, các mặt và gờ
Mặt phẳng dọc giữa
Chia cung răng thành hai nửa phải và trái
Phía môi = gần với hoặc hướng về phía môi
Mặt môi = mặt răng gần/liên hệ với môi
Phía má = gần với hoặc hướng về phía má
Mặt má = mặt răng gần/liên hệ với má
*(1)Mặt ngoài – dùng để chỉ cả mặt môi và mặt má
Khẩu cái
Phía trong = gần với hoặc hướng về phía lưỡi [Mặt khẩu cái]
*(2)Mặt trong = mặt răng hướng về phía lưỡi (mặt lưỡi)
Hàm trên : mặt trong, mặt trên, mặt khẩu cái Hàm dưới: không được dùng “ mặt khẩu cái”
*Hệ thống tên gọi hoặc thuật ngữ được dùng trong một ngành khoa học
Thuật ngữ: một danh từ hoặc tập hợp từ được dùng trong một phạm vi chuyên biệt
Danh pháp Thuật ngữ định hướng, các mặt và gờ
Phía gần = hướng về phía đường giữa
*(3)Mặt gần = mặt răng hướng về phía đường giữa theo
đường cong cung răng
Phía xa = rời xa khỏi đường giữa
*(4)Mặt xa = mặt răng hướng ra khỏi đường giữa theo
đường cong cung răng
*(5)Mặt bên = để chỉ cả mặt gần và mặt xa
Phía nhai = hướng về phía mặt nhai của một răng sau*
Mặt nhai = mặt răng có chức năng nhai của răng cối nhỏ hoặc răng cối lớn

Gờ cắn = phần có chức năng cắn/cắt của răng trước mới mọc
Bờ cắn/rìa cắn = các bờ (cắn ngoài và cắn trong) tạo thành một
mặt cắn sau khi gờ cắn bị mòn
*Răng trước = Các răng cửa và răng nanh
Răng sau = Các răng cối nhỏ và cối lớn
Danh pháp Thân răng và chân răng
Mỗi răng có phần thân răng và phần chân răng
- Thân răng được men răng che phủ (thân răng giải phẫu)
Thân R lâm sàng = phần răng được trông thấy trong miệng*
- Đường cổ răng = đường nối men-xê măng
Cementoenamel junction (CEJ)
- Chân răng được xê măng che phủ (chân răng giải phẫu)
Chân răng lâm sàng – phần chân răng ở dưới bám dính của mô
nha chu, không lộ ra trong miệng
Chóp = phần tận cùng của chân răng
Đường viền (dạng viền) của răng (là đường viền ở thân răng hoặc chân răng)
Đỉnh đường viền: phần nhô nhất của đường viền
Vùng tiếp xúc: vùng ở mặt bên có sự tiếp xúc với răng kế cận
*chiều cao thân răng lâm sàng được xác định bởi vị trí của viền nướu
 Phụ thuộc vào tình trang mô nha chu
 Có thể thay đổi theo thời gian
Danh pháp Thuật ngữ giải phẫu thân răng Các chi tiết lồi và gờ

Múi – Lồi nổi rõ ở thân răng sau, chia mặt nhai thành nhiều phần

Củ (núm) – lồi (thường nhỏ hơn múi) ở thân răng sau,
ví dụ: núm Carabelli
Cingulum – lồi ở phần ba cổ trên mặt trong răng trước

Nụ – lồi tròn hoặc hình nón trên gờ cắn của răng cửa mới mọc

Thùy - Trung tâm tăng trưởng trong quá trình hình thành
răng
các múi, nụ là sự thể hiện của các thùy
Danh pháp Thuật ngữ giải phẫu thân răng Các chi tiết lồi và gờ (tiếp)

Gờ – những lồi tạo thành đường trên thân răng


Gờ bên – những gờ tạo thành giới hạn :
- gần và xa [gờ bên gần, gờ bên xa] của:
- mặt nhai răng sau
- mặt trong răng trước
Gờ tam giác – gờ nổi rõ, thiết diện hình tam giác , chạy từ đỉnh múi đến phía trung
tâm mặt nhai của răng sau
Gờ múi – gờ chạy theo hướng gần xa từ đỉnh múi
[gờ múi gần, gờ múi xa]
 tạo thành bờ ngoài và bờ trong của mặt nhai răng sau
Gờ chéo – gờ nổi rõ trên mặt nhai của răng cối lớn hàm trên
chạy chéo từ đỉnh múi gần trong đến đỉnh múi xa ngoài
Gờ ngang – gờ được tạo thành do sự liên tục của hai gờ tam giác của múi ngoài và
múi trong, chạy ngang qua mặt nhai
Danh pháp Thuật ngữ giải phẫu thân răng
Các chi tiết lõm và rãnh
Khe – vùng lõm trên mặt răng, tạo thành bởi các sườn nghiêng kề nhau của các múi
hoặc gờ.
Nơi gặp nhau của các sườn nghiêng tạo thành một rãnh chính

Rãnh – những đường lõm trên mặt răng


Rãnh chính – những rãnh phân chia các múi và những phần lớn của răng
Rãnh phụ – những đường rãnh không rõ ràng trên mặt răng, không phân chia các múi
hoặc các phần chính của răng

Rãnh hẹp và sâu: khe rất nhỏ ở


đáy một rãnh, do sự tiếp nối
không hoàn thiện của men răng
trong quá trình phát triển
Danh pháp Thuật ngữ giải phẫu thân răng

Trũng (hõm) – lõm khá lớn trên mặt răng


Hõm lưỡi – trũng khá rộng ở mặt trong răng cửa hoặc răng nanh

Trũng giữa – trũng khá sâu và rộng ở khoảng giữa mặt nhai răng cối lớn

Trũng tam giác – trũng hình chóp ở mặt nhai răng sau, liền kề với
gờ tam giác gần (trũng tam giác gần) và gờ tam giác xa (trũng tam giác xa)

Hố – lõm nhỏ, sâu thường có ở nơi gặp nhau của hai hoặc nhiều rãnh
chính hoặc ở nơi kết thúc một rãnh chính
Danh pháp Thuật ngữ giải phẫu chân răng
Răng có thể có một chân hoặc nhiều chân
Chóp (chân) răng – đầu tận cùng của một chân răng
Phía chóp = phía hướng về chóp răng

Lỗ chóp – lỗ mở tự nhiên của chân răng, thường ở chóp răng
hoặc gần đỉnh chóp
Thân chung chân răng – phần chân răng của một răng nhiều
chân giữa đường cổ răng đến chẽ hai hoặc chẽ ba
Chẽ hai – nơi các chân răng tách thành hai chân từ thân chung
chân răng
Chẽ ba – nơi các chân răng tách thành ba chân từ thân chung chân răng
Trục (chân) răng – đường tưởng tượng đi qua tâm của chân răng
trục này có thể quan sát từ phía ngoài/trong hoặc gần/xa
Lâm sàng: Vùng chẽ – vùng các chân răng phân chia, thuộc nha chu; còn gọi
là khoảng giữa các chân răng (liên chân răng) của răng nhiều chân
Danh pháp Phân chia thành phần ba, các cạnh và các góc
Để mô tả răng, thân răng và chân răng được chia thành các phần ba

Răng trước Răng sau

Mặt nhai
Danh pháp Phân chia thành phần ba, các cạnh và các góc
Nơi gặp nhau của hai mặt được mô tả là cạnh; nơi gặp nhau của ba mặt được gọi là góc*

*trên thực tế, không có những mặt phẳng trên răng. Thuật ngữ “cạnh” và “góc” chỉ dùng
như những thuật ngữ mô tả giúp xác định vị trí
Danh pháp Đo răng và kính thước răng
Mỗi răng được đo tám kích thước
1- Cao thân răng

Mốc đo:
Đỉnh đường nối men-xê măng
Bờ cắn hoặc đỉnh múi

2- Dài chân răng


Đỉnh đường nối men-xê măng
Đỉnh chóp răng
Danh pháp Đo răng và kính thước răng

3- Gần xa thân răng

Đỉnh đường viền gần thân răng


Đỉnh đường viền xa thân răng

4- Ngoài trong thân răng

Đỉnh đường viền mặt ngoài


Đỉnh đường viền mặt trong
Danh pháp Đo răng và kính thước răng
7- Độ cong đường cổ răng gần
5- Gần xa cổ răng 8- Độ cong đường cổ răng xa
Đường cổ răng mặt gần
Đường cổ răng mặt xa

6- Ngoài trong cổ răng

Đường cổ răng mặt ngoài


Đường cổ răng mặt trong
Danh pháp Tên răng
Bộ răng sữa
Hàm trên phải Hàm trên trái

1. Răng cửa giữa sữa


2. Răng cửa bên sữa
3. Răng nanh sữa
4. Răng cối sữa I
5. Răng cối sữa II

Hàm dưới phải Hàm dưới trái


5. Răng cối sữa II
4. Răng cối sữa I
3. Răng nanh sữa
2. Răng cửa bên sữa
1. Răng cửa giữa sữa
Danh pháp Tên răng Bộ răng vĩnh viễn
Hàm trên phải Hàm trên trái
1. R cửa giữa
2. R cửa bên
3. R nanh
4. R cối nhỏ I
5. R cối nhỏ II
6. R cối lớn I “R 6 tuổi”
7. R cối lớn II “R 12 tuổi”
8. R cối lớn thứ III “răng khôn”

8. R cối lớn thứ III


7. R cối lớn II
6. R cối lớn I
5. R cối nhỏ II
4. R cối nhỏ I
3. R nanh
2. R cửa bên
1. R cửa giữa
Hàm dưới phải Hàm dưới trái
Danh pháp Công thức răng
Tên và số lượng răng của bộ răng các động vật có vú được thể hiện bằng công thức răng
Dựa trên hình thái và chức năng, bộ răng người được chia thành ba nhóm ở bộ răng sữa
và bốn nhóm ở bộ răng vĩnh viễn.
Mỗi nhóm răng được viết bằng chữ cái đầu tên tiếng Anh của nhóm: I = răng cửa, C = răng
nanh, P = răng cối nhỏ, M = răng cối lớn
Công thức răng: dãy chữ và số thể hiện số lượng răng hàm trên và hàm dưới theo nhóm ở
nửa hàm bên trái
2 1 2
Công thức bộ răng sữa: I 2 C 1 M 2 = 10

2 1 2 3
Công thức bộ răng vĩnh viễn: I 2 C 1 P 2 M 3 = 16

Công thức răng được đọc: răng cửa 2 trên 2 dưới; răng nanh 1 trên 1 dưới…
Danh pháp Các hệ thống ký hiệu răng

Trong lâm sàng và y văn nha khoa, các hệ thống ký hiệu răng được dùng để ghi chép và
trình bày số liệu
1- Hệ thống Palmer
Hai cung răng được chia thành bốn phần hàm,
Bộ răng sữa được ký hiệu:

E D C B A Để chỉ một răng trên phần


A B C D E
tư cung răng, ký hiệu rút
E D C B A A B C D E gọn như sau:
⃓ Trên phải
Bộ răng vĩnh viễn được ký hiệu: ⃓ Trên trái
⃓ Dưới phải
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 ⃓ Dưới trái
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
Danh pháp Các hệ thống ký hiệu răng

Trong lâm sàng và y văn nha khoa, các hệ thống ký hiệu răng được dùng để ghi chép số liệu
1- Hệ thống Palmer
Hai cung răng được chia thành bốn phần hàm,
Bộ răng sữa được ký hiệu:
E D C B A A B C D E Để chỉ một răng trên phần
tư cung răng, ký hiệu rút
E D C B A A B C D E gọn như sau:
Bộ răng vĩnh viễn được ký hiệu:
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8 ⃓ Trên phải
⃓ Trên trái
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
⃓ Dưới phải
⃓ Dưới trái
Danh pháp Các hệ thống ký hiệu răng
2- Hệ thống hai chữ số của Liên đoàn Nha khoa Thế giới (FDI)
Bộ răng vĩnh viễn
Trên phải 1 2 Trên trái
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8

8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
Dưới phải 4 3 Dưới trái
Bộ răng sữa
5 6 Răng cửa giữa hàm trên bên phải: 11
5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 Răng cối sữa I hàm dưới bên trái: 74

5 4 3 2 1 [đọc là] “một một”, không đọc “mười một”


1 2 3 4 5
“Bảy bốn”,không đọc “bảy mươi bốn”
8 7
Chữ số thứ nhất chỉ phần tư hàm, bắt đầu từ phần tư hàm trên phải (1),
lần lượt theo chiều kim đồng hồ̀: (1 đến 4) cho bộ răng vĩnh viễn
(5 đến 8) cho bộ răng sữa
Danh pháp Các hệ thống ký hiệu răng

Hệ thống chung (Universal) của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA)
Bộ răng sữa

A B C D E F G H I J

T S R Q P O N M L K

Bộ răng vĩnh viễn

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17
Danh pháp Răng và mô nha chu (quanh răng)

men Men, ngà (và xê măng) được gọi là mô cứng


Tủy và nướu là mô mềm
Răng ngà

tủy nướu
Hốc tủy
dây chằng Nha chu
Buồng tủy
Tủy thân xương ổ răng
Ống tủy xê măng
Tủy chân

Răng và nha chu của nó là đơn vị cấu tạo và chức năng
của bộ răng
Bộ răng là sự sắp xếp các răng và nha chu của nó trong miệng
www.hoangtuhung.com
3. Lịch trình mọc răng
Thời gian và trình tự mọc răng sữa

Răng cửa bên dưới B


Răng cửa giữa dưới A Răng cối sữa I trên D
Răng cối sữa I dưới D

Răng cửa giữa trên A 24 mos


Răng nanh trên C
Răng nanh dưới C

Răng cửa bên trên B


30 mos Răng cối sữa II dưới E
Răng cối sữa II trên E

A B D C E
Ghi chú: mũi tên chỉ răng mọc trước răng cùng tên
A B D C E hàm đối diện
Lịch trình mọc răng Ghi chú: mũi tên chỉ răng mọc trước răng cùng tên
Thời gian và trình tự mọc răng vĩnh viễn hàm đối diện

R cối lớn I hàm dưới 6 R nanh hàm dưới 3


R cối lớn I hàm trên 6 R nanh hàm trên 3

R cối nhỏ II hàm dưới 5


R cửa giữa hàm dưới 1 R cối nhỏ II hàm trên 5
R cửa giữa hàm trên 1

R cửa bên hàm dưới 2 R Cối lớn II hàm dưới 7


R cửa bên hàm trên 2 R cối lớn II hàm trên 7

R cối nhỏ I hàm trên 4 R cối lớn III trên và dưới
R cối nhỏ I hàm dưới 4
4. Nhận diện và mô tả răng
Qui trình nhận diện răng theo trình tự sau:
- Là răng sữa hay răng vĩnh viễn? Đặc điểm bộ răng
- Là răng thuộc nhóm răng nào? Đặc điểm nhóm
- Là răng hàm trên hay hàm dưới? Đặc điểm cung
- Nếu là răng cửa, đó là răng cửa giữa hay cửa bên? Đặc điểm riêng
- Nếu là răng cối nhỏ hay răng cối lớn, đó là răng nào?

Giải phẫu mô tả răng:


Đặc điểm nhóm
Đặc điểm cung Cho mỗi phía, việc mô tả gồm:
Răng hàm trên 1- Đường viền thân răng
Răng hàm dưới 2- Chi tiết mặt thân răng
Đặc điểm riêng của mỗi răng được mô tả từ 5 phía: 3- Chân răng
Ngoài, trong, gần , xa, và phía cắn/nhai
www.hoangtuhung.com
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP GIẢI PHẪU RĂNG
Lý thuyết
1. học tập giải phẫu răng theo các nguyên tắc trực quan kết hợp với vận
dụng tưởng tượng, liên hệ và suy luận.
* Trực quan:
₋ Đối chiếu các mô tả trong bài giảng với quan sát răng trên miệng
quan sát răng khô, mẫu hàm, mô hình, tranh vẽ.
₋ Khi học về hình thái, cấu trúc buồng tủy, ống tủy, phải quan sát các mặt cắt
trên răng khô, hình ảnh phim tia X.
* Tưởng tượng, liên hệ và suy luận:
₋ Liên hệ những quy luật hình thái, các khái niệm và thuật ngữ với từng răng,
nhóm răng, cung răng và giữa hai
cung răng.
₋ Tưởng tượng về mối tương quan giữa các răng trên cung răng, giữa hai cung
răng, giữa răng và các thành phần khác của hệ
thống nhai. www.hoangtuhung.com
Thực hành
Thực hành: giúp tái hiện, củng cố những chi tiết đã học trong lý thuyết.
Rèn luyện tính kiên nhẫn, cần cù, tỉ mỉ, chính xác bên cạnh những đòi hỏi về
kỹ thuật thực hiện bản vẽ hoặc điêu khắc.
Thực hành giải phẫu răng gồm:
₋ Vẽ và điêu khắc răng bằng thạch cao,
₋ Điêu khắc răng bằng phương pháp thêm sáp
₋ Bổ đôi răng khô
Rèn luyện các kỹ năng tâm thần vận động, khả năng nhận xét và lặp lại hình ảnh
trên mặt phẳng và hình khối trong không gian.
Rèn luyện óc thẩm mỹ và một số kỹ năng đồ hoạ, tạo hình, rất cần thiết trong các
ứng dụng nghề nghiệp sau này của bác sĩ răng hàm mặt.

www.hoangtuhung.com
Dental Anatomy Terms
Masticatory system Dental
Dentition ~ enamel
Deciduous ~ Dentin(e)
Primary ~ ~ pulp
Permanent ~ Periodontium
Secondary ~
Cementum
Periodontal ligament
Transitional ~
Gingivae
Mixed ~ Alveolar bone

www.hoangtuhung.com
Anterior Teeth
 Maxillary
– Central Incisor (right and left)
– Lateral Incisor (right and left)
– Canine (right and left)
 Mandibular
– Central Incisor (right and left)
– Lateral Incisor (right and left)
– Canine (right and left)

www.hoangtuhung.com
Posterior Teeth

 Maxillary  Mandibular
– 1st Premolar (right and left) – 1st Premolar (right and left)
– 2nd Premolar (right and left) – 2nd Premolar (right and left)
– 1st Molar (right and left) – 1st Molar(right and left)
– 2nd Molar (right and left) – 2nd Molar (right and left)
– 3rd Molar (Wisdom tooth) (right and – 3rd Molar (Wisdom tooth) (right and
left) left)

www.hoangtuhung.com
division
 2 Arches:
Maxillary Mandibular

 4 Quadrants:
Maxillary Arch Mandibular Arch
• Right quadrant Right quadrant
• Left quadrant Left quadrant

 6 Sextants
Maxillary Arch Mandibular Arch
• Right posterior sextant Right posterior sextant
• Anterior sextant Anterior sextant
• Left posterior sextant Left posterior sextant

www.hoangtuhung.com

You might also like