KNS 6 - PP day hoc tich hop KNS

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

THỰC HÀNH GIÁO DỤC

KỸ NĂNG SỐNG
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
Sử dụng các phương pháp (PP) và kỹ thuật
(KT) dạy học tích cực
• Các phương pháp tích cực hóa người học
– Giáo viên phải là người chỉ đường
– Học sinh tự khám phá tri thức và hình thành
năng lực cá nhân thông qua các hoạt động
• Học tập hợp tác
• Học tập trải nghiệm
• Học tập theo dự án
DÙNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
• Tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não
• Khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện lại với nhau
• Ghi chép nhanh, dễ nhớ và dễ ôn tập
• Giúp rèn luyện kỹ năng
– Tư duy sáng tạo
– Ghi nhận và xử lý thông tin
– Giải quyết vấn đề
– Suy nghĩ độc lập
– Thuyết trình (dùng bản đồ tư duy là phương tiện ghi nhớ)
– Làm việc nhóm
Hình thức dạy dùng bản đồ tư duy
• Giáo viên dùng bản đồ tư duy (BĐTD) để giảng
bài
• Giáo viên yêu cầu học sinh học bài bằng BĐTD
• Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ
bằng BĐTD

• bandotuduy.net
Ví dụ
Thực hành
• Thiết kế 1 hoạt động giảng dạy có sử dụng
Infographic
Phương pháp làm việc nhóm
1. Kỹ năng giao tiếp, tương tác trẻ với trẻ.
+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác.
+ Biết ngắt lời một cách hợp lí.
+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối.
+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục.
2. Kỹ năng tạo môi trường hợp tác
Đây là sự ảnh hưởng qua lại , sự gắn kết giữa các thành viên.
3. Kỹ năng xây dựng niềm tin
Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học
sinh có khó khăn về học.
4. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây khó chịu
nhau
Khi nào sử dụng phương pháp này

• Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của


các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ nhanh
chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động động cá
nhân thì mới nên sử dụng phương pháp này.
• Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi
sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học
hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
Các câu hỏi kiểm tra dùng cho việc
chuẩn bị dạy học nhóm
• Chủ đề có hợp với dạy học nhóm không?
• Các nhóm làm việc với nhiệm vụ giống hay khác
nhau?
• HS đã có đủ kiến thức điều kiện cho công việc nhóm
chưa?
• Cần trình bày nhiệm vụ làm việc nhóm như thế nào?
• Cần chia nhóm theo tiêu chí nào?
• Cần tổ chức phòng làm việc, kê bàn ghế như thế
nào?
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
• GV giới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác
định nhiệm vụ nhận thức.
• Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các
nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí
làm việc cho các nhóm.
• Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu
cần).
Bước 2. Làm việc theo nhóm
• Lập kế hoạch làm việc
• Thỏa thuận quy tắc làm việc
• Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc
độc lập.
• Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
• Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của
nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp

• Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo


luận của nhóm.
• Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn,
bình luận và bổ sung ý kiến.
• GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài
tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo.
Một số lưu ý
• Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm
và trình bày kết quả thảo luận cho các
nhóm.
• Bầu nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân
công nhiệm vụ cho thành viên
• Nhóm trình bày kết quả dưới nhiều hình
thức (bằng lời, bằng tranh vẽ, bằng tiểu
phẩm, bằng văn bản viết trên giấy to, biểu
đồ, infographic, bản đồ tư duy...)
Một số lưu ý
• Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá
lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
• Trong suốt quá trình hs thảo luận, giáo
viên cần đến các nhóm, quan sát, lắng
nghe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần
thiết.
Ví dụ
• Môn công nghệ: Đo nhiệt độ của nước ở: bể
nước trong nhà, bể nước ngoài trời nắng,
nước đá, nước sôi, nước sôi trong bình thủy
sau 1 đêm v.v.. => báo cáo trước lớp
• Nhóm thực hiện: 4-5 HS
• Phân công: mỗi thành viên thực hiện đo nhiệt
độ một cách độc lập sau đó báo cáo số liệu để
nhóm trưởng ghi vào bảng báo cáo
Thực hành
• Thiết kế một hoạt động giảng dạy có sử dụng
phương pháp làm việc nhóm
Phương pháp đóng vai
• Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực
hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó
trong một tình huống giả định.
• Giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một sự việc cụ thể
mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được.
• Việc “diễn” không phải là phần chính của
phương pháp này mà điều quan trọng là sự
thảo luận sau phần diễn ấy.
Kỹ năng sống được tích hợp
• KN giao tiếp
• KN đàm phán, thương lượng
• KN đối phó với căng thẳng, stress, kiềm chế
bản thân
• Hình thành lòng nhân ái, tình cảm và cảm xúc
tích cực
Các môn học thích hợp sử dụng phương
pháp đóng vai
• Đạo đức
• Văn – Tiếng Việt
• Lịch sử
Ưu điểm
• Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng
ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn
trước khi thực hành trong thực tiễn.
• Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
• Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
• Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh
theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
• Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói
hoặc việc làm của các vai diễn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng

• Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù
hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp
học.
• Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời
gian cho phép
• Tình huống phải có nhiều cách giải quyết
• Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách
ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.
• Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm
cùng đóng vai
Những điều cần lưu ý khi sử dụng
• Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch
bản và chuẩn bị đóng vai
• Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm
• Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến
từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết
• Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau
đảm nhận
• Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.
• Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn
của tiểu phẩm đóng vai.
Quy trình thực hiện

• Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và
quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai
• Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
• Các nhóm lên đóng vai
• Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai
– Vì sao em lại ứng xử như vậy?
– Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử? Khi nhận được cách
ứng xử (đúng hoặc sai)
• Lớp thảo luận, nhận xét:
– Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp?
– Chưa phù hợp ở điểm nào?
– Vì sao?
• Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.
Ví dụ
• Môn Đạo đức
• Kịch Ứng xử khi bị bố mẹ la rầy vì đi chơi về muộn
• Bạn A đóng vai bố, bạn B đóng vai con
• Giáo viên chọn 1 bạn (A) đóng vai bố, chuẩn bị
những lời thoại mà không cho bạn B biết
• Cho bạn B biết mình sẽ bị la rầy khi về muộn
nhưng không cho biết cụ thể câu nói nào
• Khi bạn B về nhà muộn bị bố (A) la rầy, B sẽ ứng xử
ra sao?
Viết 1 kịch bản trong 5 phút
• Môn: Đạo đức, Văn học, Lịch sử …
Dạy học dự án
• Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức
dạy học, trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp
giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sản
phẩm cụ thể
Kỹ năng sống được rèn luyện
• Tư duy sáng tạo
• Năng lực giải quyết những vấn đề phức
hợp
• Tính bền bỉ, kiên nhẫn
• Kỹ năng làm việc cộng tác - nhóm
• Kỹ năng đánh giá, phê phán, nhận thức
Môn học phù hợp
• Lịch sử
• Địa lý
• Ngoại ngữ
• Vật lý
• Hóa học
• Công nghệ
Đặc trưng cơ bản của dạy học dự án
• Người học là trung tâm của quá trình dạy học
• Dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn
với các chuẩn
• Dự án được định hướng theo bộ câu hỏi khung chương trình
• Dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thường xuyên
• Dự án có tính liên hệ với thực tế.
• Người học thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm
và quá trình thực hiện
• Công nghệ hiện đại hỗ trợ và thúc đẩy việc học của người học
• Kĩ năng tư duy là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp
dạy học dự án
Bộ câu hỏi định hướng
• Câu hỏi khái quát. Câu hỏi khái quát là những
câu hỏi mở, , kích thích sự khám phá, đòi hỏi
các kỹ năng tư duy bậc cao và thường có tính
chất liên môn.
• Câu hỏi bài học. Câu hỏi bài học là những câu
hỏi mở có liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài
học cụ thể
• Câu hỏi nội dung. như các câu hỏi kiểm tra
thông thường
Giai đoạn chuẩn bị
• Giáo viên chuẩn bị
– Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
– Thiết kế dự án: xác định lĩnh vực thực tiễn ứng dụng nội dung học,
ai cần, ý tưởng và tên dự án
– Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh:
– Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ giáo viên và học sinh cũng như các điều
kiện thực hiện dự án trong thực tế.

• Học sinh chuẩn bị


– Cùng GV thống nhất các tiêu chí đánh giá
– Làm việc nhóm để xây dựng dự án
– Xây dựng kế hoạch dự án
– Chuẩn bị các nguồn thông tin đáng tin cậy để chuẩn bị thực hiện dự
án.
Thực hiện
• Công việc của GV:
– Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án
– Liên hệ các cơ sở, khách mời cần thiết cho học sinh.
– Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thực hiện dự
án.
• Công việc của HS:
– Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm thực hiện dự án theo
đúng kế hoạch
– Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được.
– Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo.
– Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.
– Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm
khác qua các buổi thảo luận
Tổng hợp
• Công việc của GV:
– Theo dõi, hướng dẫn, đánh giá học sinh giai đoạn
cuối dự án
– Bước đầu thông qua sản phẩm cuối của các nhóm
HS.
• Công việc của HS:
– Hoàn tất sản phẩm của nhóm.
– Chuẩn bị tiến hành giới thiệu sản phẩm.
Giới thiệu sản phẩm
• Công việc của GV:
– Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi báo cáo dự án.
– Theo dõi, đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm.
• Công việc của HS:
– Tiến hành giới thiệu sản phẩm.
– Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm.
– Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo
tiêu chí đã đưa ra.
Sản phẩm của một dự án trong học tập
• Báo cáo về 1 vấn đề xã hội, 1 khảo sát điều tra,
1 việc tìm hiểu về lịch sử địa lý
• Sản phẩm công nghệ (mô hình, mạch điện –
điện tử), nghệ thuật (tranh ảnh, video clip)
• Sách tra cứu, tham khảo, tự điển v.v..
Ví dụ: thiết kế máy bay giấy
• Yêu cầu: gấp 1 máy bay giấy có thể phóng bay
thẳng, xa được >10m. Quỹ đạo bay đẹp
• Thời gian thực hiện 3 ngày
• Câu hỏi định hướng
– Khí động học là gì?
– Các em có biết các cuộc thi máy bay giấy thế giới
không
• Hướng dẫn tìm kiếm thông tin
Thiết kế 1 infographic về trận
Điện Biên Phủ
• Yêu cầu: Thiết kế 1 infographic tóm tắt trận
Điện Biên Phủ đầy đủ thông tin cơ bản như:
tướng chỉ huy, quân số, vũ khí, nhân lực, lực
lượng hỗ trợ của 2 phía. Địa điểm xảy ra trận
đánh. Các mốc thời gian
• Câu hỏi định hướng
– Tham khảo các infographic hiện có về chiến tranh
– Những nổi bậc về số liệu của trận ĐBP
So sánh Thế chiến 2 và CT Việt Nam
Bài học theo phương pháp dự án cho học
sinh lớp 2 (Emily Skelton, US)
• Tên bài học: Tìm hiểu thế giới quanh ta
• Yêu cầu học sinh tìm hiểu:
– Con người cần gì để sống? (nhu cầu)
– Những sản phẩm nào có thể đáp ứng được các
nhu cầu trên?
– Nơi nào có thể sản xuất những sản phẩm trên?
– Trình bày những gì tìm hiểu được bằng poster,
slide, hình ảnh, sơ đồ tư duy …
• Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo nhóm
Tiêu chí đánh giá
• Mỗi nhóm cần tìm hiểu tối thiểu 3 nhu cầu
• Thiết kế sản phẩm để trình bày đẹp và rõ ràng
• Thuyết trình trước lớp sinh động

Thời gian thực hiện: tối đa trong 1 tuần


Câu hỏi định hướng
– Chúng ta ăn gì để sống? Tìm thức ăn ở đâu?
<<Nguồn>>
Thực hành
• Thiết kế một hoạt động giảng dạy sử dụng
phương pháp dạy học dự án cho học sinh tiểu
học

You might also like