Bài 1

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

KHỞI ĐỘNG

Mở đầu

KHỞI ĐỘNG
• Kể tên một số bài dân ca và nhạc cụ truyền thống của các dân tộc ở
Gia Lai mà em biết.
HÌNH THÀNH
KIẾN THỨC
Phần I
VĂN HOÁ, LỊCH SỬ
BÀI 1: ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG
CỦA CÁC DÂN TỘC TỈNH GIA LAI
Học xong chủ đề này, em sẽ:
• -Nêu được một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của các dân tộc
tỉnh Gia Lai.
• -Giới thiệu được một loại nhạc cụ truyền thống của một trong các dân
tộc Kinh, Bahnar, Jrai ở tỉnh Gia Lai.
• -Trình bày được những nét chính về di sản văn hoá phi vật thể Không
gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
• -Hát được một số bài dân ca hoặc biết sử dụng một loại nhạc cụ của
người Kinh, Bahnar, Jrai.
• -Có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc truyền thống
của các dân tộc tỉnh Gia Lai.
• 1.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI KINH,
BAHNAR, JRAI Ở GIA LAI
• Người Kinh, Bahnar, Jrai sở hữu một kho tàng dân ca gồm các thể loại: hát ru
(người Bahnar gọi là joh pơlung, người Jrai gọi là pơngui); hát đồng dao
(kơwơng kơwao/ hyu) dành riêng cho trẻ em vừa chơi, vừa hát; hát giao duyên
(joh/ h’ri hoặc alư),... với nội dung đúc kết các kinh nghiệm sản xuất, chiến đấu
hay ca ngợi cuộc sống bình yên của cộng đồng, tình yêu quê hương, buôn làng,
tình yêu đôi lứa,... Những bài dân ca này thường được hát vào lúc ru em bé
ngủ, khi nam nữ bày tỏ tình cảm, khi lao động trên nương rẫy và trong lễ hội.
• Các bài dân ca Bahnar, Jrai thường có âm điệu mượt mà, êm ái, có tiết tấu
chậm vừa, khoan thai, nhưng cũng có những bài tiết tấu nhanh vui, rộn ràng.
• Ngoài các thể loại dân ca kể trên, từ Nam Trung Bộ, người Kinh mang lên vùng
đất mới An Khê các thể loại âm nhạc truyền thống mang nét đặc trưng của
vùng như hát bài chòi (dân ca), hát bội (ca kịch),...
2.MỘT SỐ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG
TIÊU BIỂU CỦA NGƯỜI BAHNAR, JRAI
• a.Đàn tơrưng (trưng)
• Đàn tơrưng được làm bằng các ống nứa dài, ngắn, to, nhỏ khác nhau.
Mỗi ống có một đầu giữ nguyên mắt nứa, đầu kia được gọt vát để
phát ra âm thanh. Các ống nứa được được xếp theo thứ tự nhỏ dần
và liên kết thành một dàn bằng dây, treo trên giá đỡ. Bộ dùi gõ gồm 2
cái, làm bằng gỗ hoặc một đoạn le dài khoảng 20 cm, phần đầu dùi
được quấn vải. Khi dùng dùi
• gõ vào các ống nứa sẽ tạo nên âm thanh cao thấp khác nhau. Âm sắc
của
• Hình 1.1. Đàn tơrưng (trưng)
• tiếng đàn tơrưng hơi đục, không vang to, vang xa. Tiếng đàn tơrưng
có lúc sôi nổi, vui tươi, rộn ràng, có lúc trầm hùng, có khi nghe như
tiếng suối chảy, gió reo.
• Người Bahnar, Jrai thường dùng đàn khi sinh hoạt văn hoá cộng đồng,
có khi ở chòi rẫy để đuổi chim thú phá hoại mùa màng. Ngày nay, đàn
• b.Đàn ting ning (đing goong)
• Đàn ting ning (đing goong) được làm bằng vỏ trái bầu khô, gỗ, nứa và dây sắt. Tuỳ từng vùng
mà loại đàn này có số dây khác nhau (từ 10 đến 18 dây). Mỗi dây đàn khi đánh phát ra âm
thanh khác nhau không có phím bấm.
• Khi đánh đàn, người chơi dùng cả hai tay để vừa giữ vừa gảy đàn. Tiếng đàn ting ning thánh
thót, vang xa, truyền cảm. Ting ning có thể độc tấu hoặc hoà tấu với k’ní, sáo,... có khả năng
mô phỏng âm thanh của một dàn chiêng.
• Loại đàn này rất phổ biến với người Bahnar và Jrai. Thanh niên thường sử dụng khi đi chơi với
bạn gái, ở chòi

• canh trên rẫy hoặc khi tập trung ngủ ở nhà rông.

• Hình 1.2. Đàn ting ning (đing goong)


b.Đàn ting ning (đing goong)
• c.Kèn đing đuk (đing dek)
• Đây là loại kèn gồm 13 ống nứa có độ
dài ngắn khác nhau, đường kính chưa
tới 1 cm. Tất cả các ống nứa đều được
dùi thủng cả hai đầu và bó thành một
bó.
• Hình 1.3. Kèn đing đuk (đing dek)
• Người diễn tấu dùng hai tay đỡ kèn,
chụm môi thổi vào đầu các ống nứa.
Mỗi ống khi thổi phát ra âm thanh
khác nhau. Âm thanh của đing đuk
nhỏ, nhè nhẹ, nghe như tiếng thì
thầm hay gió thoảng, lá rơi.
• Các thiếu nữ Bahnar, Jrai thường thổi
kèn này vào lúc đêm khuya thanh vắng,
lúc gà gáy sáng, trước khi giã gạo hoặc
khi lấy nước.
• d.Các loại trống (sơgơr/ hơgơr)
• Các dân tộc ở tỉnh Gia Lai có nhiều loại trống với các kích thước to, nhỏ khác nhau
(trống đại, trống cái, trống vừa, trống nhỏ). Một chiếc trống gồm có tang trống và
mặt trống. Phần tang trống làm bằng thân cây gỗ, phần mặt trống được bịt bằng da
trâu, da bò.
• Trống không thể thiếu trong các dàn cồng chiêng. Trong đó, trống cái có vai trò giữ
nhịp cho bài chiêng. Khi biểu diễn cùng cồng chiêng, người diễn tấu đeo trống
trước bụng, vừa đi vừa dùng dùi, bàn tay hoặc các ngón tay đánh vào mặt
• trống, rìa trống hoặc tang trống để tạo ra các âm thanh như ý muốn. Họ nhún chân,
lắc mông, quay vai cho phù hợp với nhịp điệu của cồng chiêng,...
• Hình 1.4. Nghệ nhân ưu tú Rơchâm Hmut (dân tộc Jrai) đánh trống
• Ngoài các loại nhạc cụ của người Bahnar, Jrai kể trên, nhạc cụ truyền thống của
người Kinh ở Gia Lai có: trống, phách, cồng, đàn cò, sáo, nhị,... thường dùng trong
các nghi lễ cúng đình, tang ma hoặc hát bội, bài chòi,... và một số hoạt động văn
nghệ.
3.KHÔNG GIAN VĂN HOÁ CỒNG
CHIÊNG TÂY NGUYÊN
• Không gian văn hoá cồng chiêng Tây • Thông thường mỗi bộ cồng chiêng của
Nguyên được UNESCO ghi vào Danh mục di người Bahnar và Jrai có 2 phần: Phần tiết
sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân tấu được thể hiện bằng những chiếc cồng
loại ngày 25/11/2005. Có thể hiểu Không (có núm), phần giai điệu được thể hiện
gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là bằng những chiếc chiêng không có núm.
tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần Ngoài ra, trong một bộ cồng chiêng còn có
gắn với cồng chiêng bao gồm: không gian lục lạc, chũm choẹ và trống. Khi trình diễn,
địa lí, con người, cồng chiêng cùng các nhạc mỗi người sử dụng một cồng, chiêng,
cụ đi kèm và các sinh hoạt văn hoá trong chũm choẹ hoặc trống. Người trình diễn
cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên. vừa đánh cồng, chiêng,... vừa nhún nhảy
• Nét đặc trưng làm nên giá trị của Không đi thành vòng tròn ở không gian biểu diễn.
gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là Người múa suang di chuyển bằng những
trình diễn cồng chiêng và nhảy múa bước ngắn nhịp nhàng theo nhịp cồng
(suang). chiêng cùng chiều với người đánh cồng
chiêng.
Không gian văn hoá cồng
chiêng là một phần không thể
thiếu trong đời sống tinh thần
của người Bahnar, Jrai. Cồng
chiêng không đơn thuần chỉ là
một loại nhạc cụ, mà còn là
linh khí giúp cho đồng bào
giao tiếp với thần linh, là
phương tiện chuyển tải thông
tin nhanh nhất giữa các buôn
làng. Cồng chiêng có mặt
trong mọi lễ hội của cộng
đồng và các gia đình.
Dựa vào thông tin trong phần Kiến thức mới, em hãy:
- Nêu một số đặc điểm âm nhạc truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai ở tỉnh Gia Lai.
- Giới thiệu một loại nhạc cụ truyền thống của người Kinh, Bahnar, Jrai theo sơ đồ gợi ý sau:

Trình bày một số nét chính về di sản văn hoá phi vật thể Không gian văn hoá cồng chiêng Tây
Nguyên.
Luyện tập

1. Nghe nhạc: Nghe bài hát Gặt lúa đông xuân của tác giả Y Jơn.

2. Hát: Trình bày một bài hát về Gia Lai hoặc dân ca Tây Nguyên.
Vậndụng

1. Chia sẻ với các bạn về một loại nhạc cụ truyền thống ở nơi em sinh sống (theo sơ đồ gợi ý ở bài
tập phần Kiến thức mới).
2. Chia sẻ những việc em nên làm để giữ gìn và bảo tồn các loại nhạc cụ/ loại hình âm nhạc truyền
thống của các dân tộc ở Gia Lai theo gợi ý sau:

You might also like